Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và các cán bộ hưu trí ngành Ngoại giao. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Tham dự có các vị Thứ trưởng Ngoại giao: Hà Kim Ngọc, Đỗ Hùng Việt, Nguyễn Minh Hằng; Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ; các vị nguyên Lãnh đạo Bộ, thành viên Câu lạc bộ Hưu trí và đại diện lãnh đạo các đơn vị trong Bộ.
Tin liên quan |
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp mặt các vị nguyên Lãnh đạo Bộ dịp Xuân Giáp Thìn 2024 |
Tại buổi lễ, thay mặt gần 2.000 cán bộ hưu trí của Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Văn Đắc, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hưu trí đã nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu hết sức to lớn mà đối ngoại đất nước đã đạt được.
Ông cho biết, các cán bộ hưu trí của Bộ phấn khởi và tự hào vì ngành Ngoại giao đã đóng góp tích cực, thiết thực đáng kể trong lĩnh vực này mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đánh giá cao tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, cách đây chưa lâu.
Về hoạt động của Câu lạc bộ Hưu trí Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Văn Đắc cho biết, năm 2023 câu lạc bộ vẫn duy trì sinh hoạt đều đặn, trong đó có tổ chức thành công Đại hội lần thứ 14 nhiệm kỳ 2023-2026 bầu ra Ban chủ nhiệm mới. Câu lạc bộ cũng đã bổ sung một số quy chế công tác và hoạt động cũng như phân công, xác định nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên Ban Chủ nhiệm.
Trong thời gian tới, Câu lạc bộ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ và các đơn vị trong Bộ; tiếp tục cải tiến hơn nữa trong hoạt động, góp phần hỗ trợ các thành viên sống vui, sống khỏe, sống có ích; tiếp tục là cầu nối giữa Bộ và đội ngũ những người nghỉ hưu của Bộ.
Cán bộ hưu trí phấn khởi và tự hào trước thành tựu của ngành Ngoại giao. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã thông tin về tình hình thế giới, khu vực và đất nước trong năm 2023 đến các cán bộ hưu trí. Bộ trưởng cho biết, chưa bao giờ tình hình thế giới và khu vực biến động phức tạp như hiện nay: vấn đề an ninh truyền thống như xung đột vũ trang, tập hợp lực lượng… phi truyền thống như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo… Tình hình kinh tế thế giới cũng biến động theo hướng xấu gây ảnh hưởng và phân chia lại chuỗi cung ứng…
Trong bối cảnh đó, Việt Nam có cả thách thức cũng như cơ hội và chúng ta đã ứng xử và đối phó rất tốt, được bạn bè thế giới công nhận gọi là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế xã hội toàn cầu. Gần đây nhất, Việt Nam trở thành tâm điểm tại Hội nghị WEF Davos lần thứ 54 vừa qua,…
Ngành Ngoại giao tiếp tục phát huy thế và lực mới của đất nước, bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, đúng đắn của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phát huy bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam”, toàn Ngành đã đạt được nhiều thành tích nổi bật.
Tại Hội nghị Ngoại giao 32 ngày 19/12/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá: Công tác đối ngoại và ngoại giao từ sau Đại hội XIII đến nay, trong đó nổi bật là năm 2023, đã “đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong toàn bộ những kết quả, thành tựu chung của đất nước”.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu chúc Tết các cán bộ hưu trí của Ngành. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Các hoạt động đối ngoại trong năm 2023, nhất là đối ngoại cấp cao, diễn ra sôi động, rộng khắp các châu lục và tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng. Trong năm, ngành Ngoại giao đã tổ chức thành công 22 chuyến thăm của lãnh đạo chủ chốt tới các nước láng giềng, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và 28 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam cùng với hàng trăm cuộc gặp cấp cao tại các diễn đàn, hội nghị đa phương; trong đó, có những chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử như chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden...
Công tác ngoại giao kinh tế đóng góp trực tiếp và quan trọng vào phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương. Đặc biệt, năm 2023, ngoại giao kinh tế đã nắm bắt cơ hội các nước mở cửa trở lại, xu hướng chuyển dịch đầu tư,… hỗ trợ và giúp đỡ địa phương và doanh nghiệp mở rộng thị trường, xúc tiến đầu tư, kết nối với các đối tác để xuất khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư, tìm kiếm đối tác.
Công tác ngoại giao văn hóa đang được triển khai mạnh mẽ, trong 3 năm qua đã có 13 di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO công nhận, hỗ trợ rất lớn cho địa phương vừa quảng bá hình ảnh địa phương, tranh thủ các nguồn lực quốc tế, thu hút khách du lịch quốc tế… Công tác người Việt Nam ở nước ngoài được Bộ đang triển khai quyết liệt với nhiều hoạt động phong phú, trong đó có đấu tranh địa vị pháp lý cho bà con, thu hút nguồn lực kiều bào về phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Có được kết quả đó, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, là sự phối hợp, hợp đồng tác chiến giữa các lực lượng làm công tác đối ngoại; trong đó các cán bộ, nhân viên trong Bộ đã tiếp nối truyền thống của ngành Ngoại giao, được các thế hệ cán bộ đi trước dìu dắt, hỗ trợ, giúp đỡ… đã nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và các cán bộ hưu trí ngành Ngoại giao. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Trong thời gian tới, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, công tác đối ngoại tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại theo Nghị quyết Đại hội Đảng XIII; phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò tiên phong trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, huy động các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.
Đối với lĩnh vực xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao, Bộ trưởng khẳng định, Ngành xác định đổi mới nhận thức về tư duy phục vụ, tư duy phát triển, đổi mới mạnh mẽ phương thức, phong cách và lề lối làm việc theo hướng chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại. Đặc biệt, ngoại giao kinh tế tiên phong, lấy địa phương, người dân và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ.
Để làm được điều đó, Bộ đang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các quy chế, quy trình công tác,… đặc biệt Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ban, ngành và cơ quan liên quan xây dựng Đề án Chiến lược xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Cùng với sự nỗ lực, phấn đấu của toàn thể cán bộ, viên chức của Ngành, Bộ trưởng mong muốn các cán bộ ngoại giao lão thành, thành viên Câu lạc bộ Hưu trí tiếp tục đóng góp và truyền lửa cho các thế hệ cán bộ ngoại giao kế cận tiếp nối truyền thống vẻ vang của Ngành, của các thế hệ cha anh đi trước, xây dựng nền ngoại giao thực sự trong sạch, lớn mạnh, toàn diện và hiện đại trong thời gian tới.
Một số hình ảnh tại buổi gặp mặt (ảnh: Tuấn Anh):
Các đại biểu làm lễ chào cờ. |
Ông Nguyễn Văn Đắc, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hưu trí đã nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu hết sức to lớn mà đối ngoại đất nước đã đạt được. |
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và các cán bộ hưu trí. |
Cán bộ hưu trí vui mừng gặp lại nhau. |
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt và các cán bộ hưu trí. |
Ông Trần Tam Giáp nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ hưu trí đọc thơ chúc mừng thành tựu công tác đối ngoại đất nước. |
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và bà Nguyễn Phương Nga, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các cán bộ hưu trí. |
Đường link lấy ảnh toàn bộ sự kiện tại đây.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Thành tựu đối ngoại là minh chứng rõ nét về đường lối đối ngoại đúng đắn của Việt Nam Bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm nhận định như trên trong bài tham luận tại Lễ khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ ... |
HNNG 32: 6 thành tựu nổi bật và 6 nhiệm vụ đối với công tác Ngoại giao kinh tế Ngoại giao kinh tế được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, rộng khắp các trụ cột đối ngoại, đóng góp quan trọng vào tạo dựng ... |
Ngoại giao Việt Nam năm 2023: Điểm sáng nổi bật trong thành tựu của đất nước Nhân dịp năm mới 2024, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có bài viết “Ngoại giao Việt Nam ... |
Bộ Ngoại giao gặp mặt thân mật cán bộ, công chức nghỉ hưu trong năm 2023 Ngày 5/1, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức lễ trao quyết định nghỉ hưu cho các đồng chí cấp Vụ và gặp ... |