Cận cảnh bãi thử hạt nhân Punggye-ri trong thời khắc "bùng nổ"
11:03 | 25/05/2018
Ngày 24/5, Triều Tiên đã thành công tháo dỡ bãi thử hạt nhân Punggye-ri nằm ở tỉnh Bắc Hamgyong, nơi diễn ra 6 vụ thử nghiệm hạt nhân của nước này vào các năm 2006, 2009, 2013, 2016 và 2017.
|
Các vụ nổ được kiểm soát tại cơ sở thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên tại Punggye-ri được tiến hành trước sự chứng kiến của các phương tiện truyền thông quốc tế, nhưng không có nhà quan sát quốc tế độc lập nào được mời. (Nguồn: Getty Images) |
|
Một quan chức quân sự Triều Tiên giải thích quá trình phá dỡ tại cơ sở hạt nhân Punggye-ri. Đây là nơi Triều Tiên đã tiến hành 6 cuộc thử nghiệm hạt nhân, trong đó 2 vụ thử nghiệm cuối cùng được Triều Tiên tuyên bố là bom nhiệt hạch (bom H). (Nguồn: Getty Images) |
|
Một người lính đứng gác ở phía trước một đường hầm ở bãi thử hạt nhân Punggye-ri. Cuộc thử nghiệm hạt nhân gần đây nhất tại địa điểm vào tháng 9/2017 đã gây ra trận động đất 6,3 độ richter. (Nguồn: Reuters) |
|
Vụ nổ phá hủy nơi ở của lính gác và công nhân đường hầm. (Nguồn: AP) |
|
Kiểm tra các mảnh vụn sau vụ nổ phá hủy khu thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri, ngày 24/5. (Nguồn: Getty Images) |
|
Phóng viên của các phương tiện truyền thông quốc tế tại lối vào của một đường hầm thuộc khu thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri. Các chuyên gia cho rằng, việc dỡ bỏ khu thử nghiệm hạt nhân là một cử chỉ ngoại giao quan trọng của Triều Tiên, và nó sẽ không gây ảnh hưởng đến kho vũ khí hạt nhân của nước này. |
|
Dây dẫn tín hiệu nổ trong một đường hầm ở Punggye-ri. Địa điểm thử nghiệm hạt nhân này gồm bốn đường hầm chính nằm trong lòng núi. (Nguồn: AP) |
|
Các quan chức Triều Tiên quan sát vụ nổ tại Punggye-ri. (Nguồn: EPA) |
|
Một quan chức của Viện Vũ khí hạt nhân Triều Tiên phát biểu trước khi tiến hành các vụ nổ. (Nguồn: Shutter Stock) |
|
Một vụ nổ phá dỡ khu thử nghiệm hạt nhân Pyunggye-ri. (Nguồn: Getty Images) |
(theo The Guardian)