Cần tôn trọng nền tảng Luật biển quốc tế dựa trên UNCLOS ở Biển Đông

Thanh Di
Học viện Ngoại giao
Theo nhiều chuyên gia pháp lý nổi tiếng, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 là 'hiến chương xanh' của nhân loại, là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, bao gồm Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Quốc đang làm xói mòn trật tự pháp lý ở Biển Đông và nền tảng Luật biển quốc tế dựa trên UNCLOS
Tàu Trung Quốc bị phát hiện ở đá Ba Đầu trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ngày 22/3/2021. (Nguồn: ABS-CBN NEWS)

Phiên thảo luận với chủ đề “Củng cố trật tự pháp lý ở Biển Đông 5 năm qua” tại Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 vừa qua đã thu hút sự quan tâm của nhiều người theo dõi tình hình Biển Đông từ góc độ các vấn đề pháp lý, đặc biệt trong bối cảnh kỷ niệm 5 năm Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông ra phán quyết cuối cùng.

Phiên này quy tụ nhiều chuyên gia pháp lý nổi tiếng của khu vực, bao gồm GS. Jay Batongbacal (Đại học Philippines), TS. Lin Ting-hui (Phó Tổng thư ký Hội Luật Quốc tế Đài Loan), GS. Nishimoto Kentaro (Đại học Tohoku, Nhật Bản), TS. Yan Yan (Viện Nghiên cứu Biển Đông quốc gia Trung Quốc - NISCSS), ông Andrew Murdoch (Vụ trưởng Vụ Pháp lý, Bộ Ngoại giao Anh) và TS. Joanna Mossop (Đại học Victoria Wellington, New Zealand).

UNCLOS - 'Hiến chương xanh' của nhân loại

Đánh giá về ý nghĩa, vai trò của UNCLOS, đa số các học giả đều đề cao vai trò của UNCLOS, coi đây như "hiến chương xanh" của nhân loại, là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương.

Tuy nhiên, các học giả Trung Quốc tại hội thảo, bao gồm Yan Yan và Ding Duo của Viện NISCC, tiếp tục trình bày lập luận cho rằng UNCLOS không hàm chứa tất cả các vấn đề của luật biển. Các lập luận này đã được nhà nước Trung Quốc nhiều lần trình bày trong các công hàm trao đổi, các văn bản, tuyên bố chính thức. Theo đó, bên cạnh UNCLOS, còn có các tập quán quốc tế khác song song tồn tại, điều chỉnh vấn đề “quyền lịch sử” hay quyền yêu sách “đường cơ sở quần đảo xa bờ của quốc gia lục địa” (yêu sách Tứ Sa).

TS. Yan Yan cho rằng UNCLOS được đàm phán theo hình thức “cả gói” nên nhiều điều khoản còn mơ hồ và do đó không đủ để giải quyết vấn đề Biển Đông. Bên cạnh đó, luật biển quốc tế vẫn luôn cần được phát triển liên tục để lấp những khoảng trống mà UNCLOS chưa thể theo kịp.

Lập luận này bị đa số các học giả tại diễn đàn phản bác. GS. Nishimoto đã “bóc trần” phép ngụy biện của giới học thuật Trung Quốc rằng “Lời nói đầu” của UNCLOS cho phép “đối với những vấn đề không được điều chỉnh bởi Công ước, thì sẽ được điều chỉnh bởi các tập quán quốc tế khác”.

Theo GS. Nishimoto, điều này không đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể viện dẫn các “tập quán” để yêu sách vùng biển nằm ngoài khuôn khổ quy định của UNCLOS.

"UNCLOS đã quy định rất rõ ràng về các vùng biển. Các quy định của UNCLOS đã giải quyết triệt để việc yêu sách vùng biển của các quốc gia, nên không còn chỗ cho các cách giải thích, các lập luận kiểu Trung Quốc về quyền lịch sử", GS. Nishimoto chỉ rõ.

Bên cạnh đó, ngay cả khi UNCLOS cần được phát triển thêm để phục vụ sự biến đổi của thực tế đời sống, thì những sự phát triển này phải là kết quả của các nỗ lực tập thể cộng động quốc tế và các quy định mới phải nhất quán với khuôn khổ mà UNCLOS đã đề ra.

GS. Nishimoto nhấn mạnh: “Các quy định của luật biển quốc tế không chỉ bao gồm UNCLOS, mà còn xoay quanh UNCLOS. Do đó, mọi sự phát triển hay diễn giải luật biển đều phải lấy UNCLOS làm trung tâm và không được trái với các quy định của Công ước".

Trung Quốc đang làm xói mòn trật tự pháp lý ở Biển Đông và nền tảng Luật biển quốc tế dựa trên UNCLOS
UNCLOS đã được vận dụng hiệu quả để giải quyết nhiều tranh chấp, bất đồng trên biển, bao gồm Biển Đông. (Nguồn: UN)

Vai trò của Phán quyết vụ kiện Biển Đông

Về vai trò của Phán quyết vụ kiện Biển Đông, đa số các học giả cho rằng bên cạnh tác động trực tiếp đến các bên trong tranh chấp, Phán quyết 2016 là nguồn bổ trợ trong việc giải thích và áp dụng các điều khoản của Công ước.

Phán quyết đã giúp làm rõ nhiều điều khoản trong Công ước về quy chế của các vùng biển, bác bỏ cái gọi là “quyền lịch sử” và bác bỏ khả năng vẽ đường cơ sở quần đảo đối với các nhóm đảo ở Biển Đông.

Trái lại, Yan Yan lặp lại quan điểm của Trung Quốc là không chấp nhận và không tham gia vào vụ kiện do Philippines khởi xướng. Đây là quan điểm nhất quán và sẽ không thay đổi trong tương lai của Trung Quốc.

“Phán quyết của trọng tài không giải quyết được tranh chấp Biển Đông mà ngược lại còn khiến tình hình trở nên phức tạp hơn”, chuyên gia Trung Quốc nói.

Về vấn đề này, TS. Mossop cho rằng một trong những di sản quan trọng nhất của quá trình đàm phán UNCLOS chính là cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc.

Những nhà soạn thảo đã trù định sẵn sẽ có tranh chấp nảy sinh liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước nên đã xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp tại phần XV với các điều khoản chặt chẽ về các biện pháp tài phán. Đây cũng là một lý do khiến UNCLOS là một thoả thuận cả gói, không được bảo lưu, để tránh tình trạng “chọn lọc” những phần có lợi, mà thiếu đi trách nhiệm.

Tranh luận thẳng thắn về các lập luận, hành vi của Trung Quốc

Về các diễn biến pháp lý nổi bật liên quan đến Biển Đông gần đây, chẳng hạn “cuộc trao đổi công hàm năm 2020”, việc Trung Quốc ban hành các luật mới; tăng cường hiện diện trên thực địa, cải tạo đảo... đa số các học giả đều cho rằng Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra thách thức Phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện do Philippines khởi xướng, và tìm cách làm xói mòn trật tự pháp lý ở Biển Đông cũng như nền tảng luật biển quốc tế dựa trên UNCLOS.

Ông Andrew Murdoch chỉ ra rằng từ năm 2016 đến nay, Trung Quốc vẫn không chấm dứt các hoạt động đe dọa, gây rối đối với tàu thuyền các nước ven Biển Đông. Đặc biệt, đối với Luật hải cảnh gần đây của Trung Quốc, ông Murdoch nhận định không nên cố tình lẫn lộn giữa việc sử dụng vũ lực vì mục đích chấp pháp và vì mục đích tự vệ.

Hành động tự vệ bằng vũ lực phải thỏa mãn điều kiện về tính cần thiết (necessity) và tính tương xứng giữa mức độ vũ lực được sử dụng và mức độ nguy hiểm của mối đe dọa.

GS. Jay Batonbacal cảnh báo các hành vi cản trở hoạt động thăm dò, khảo sát dầu khí đơn phương của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia từ 2019 đến nay đã đi ngược lại các quy định của UNCLOS và tinh thần của Phán quyết.

Trong trường hợp Trung Quốc gây ra những thay đổi vĩnh viễn đối với cấu tạo địa chất và địa hình của các vùng biển diễn ra khảo sát, thì các quốc gia ven biển có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp theo phần XV của UNCLOS, bao gồm cơ chế tài phán.

Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng không thể phủ định UNCLOS là “hiến chương” của biển và đại dương. "Trong khi đó, 5 năm vừa qua chưa bao giờ luật biển quốc tế lại bị thử thách đến như vậy kể từ khi Công ước được ký kết”, TS. Mossop nhận định.

Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra thách thức Phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện do Philippines khởi xướng, và tìm cách làm xói mòn trật tự pháp lý ở Biển Đông cũng như nền tảng luật biển quốc tế dựa trên UNCLOS.

Do đó, việc tranh luận thẳng thắn về các lập luận, hành vi của Trung Quốc, phản bác “pháp lý chiến” của nước này ở Biển Đông là luôn cần thiết và đáng được đầu tư công sức, tâm huyết của các nhà nghiên cứu. Hy vọng, các kỳ Hội thảo Biển Đông sắp tới sẽ tiếp tục truyền thống này.*


* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Việt Nam tham gia phiên thảo luận của Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 76 về đại dương và luật biển

Việt Nam tham gia phiên thảo luận của Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 76 về đại dương và luật biển

Ngày 7/12, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra phiên họp toàn thể của Đại hội đồng Liên ...

Biển Đông: Tăng cường sự minh bạch thông qua công nghệ viễn thám

Biển Đông: Tăng cường sự minh bạch thông qua công nghệ viễn thám

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ viễn thám trở thành vấn đề mới nổi, cần được quan tâm và đầu tư ...

Bài viết cùng chủ đề

Đường biên hòa bình

Đọc thêm

XSHCM 4/5, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 4/5/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 4/5, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 4/5/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 4/5/2024. xổ số thành phố. xo so Ho Chi Minh. xổ số Hồ ...
Vietlott 4/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 4/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 4/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 4/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 4/5 - Vietlott Power 4/5. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSBP 4/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 4/5/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 4/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 4/5/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 4/5/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
XSHG 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 4/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 4/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 4/5/2024. KQXSHG thứ 7. Ket qua xo so Hau Giang. xổ số Hậu Giang ngày ...
XSLA 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 4/5/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 4/5/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 4/5/2024. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. SXLA 4/5. xổ số Long ...
Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024 ghi nhận thị trường trong nước tăng mạnh, sắp chạm đỉnh lịch sử, thế giới đi ngược đường.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động