Căng thẳng leo thang với EU, Ba Lan thề không cúi đầu, Đức ra mặt

Việt Hà
Ngày 21/10, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố, Warsaw sẽ không cúi đầu trước việc các cơ quan trung ương của Liên minh châu Âu (EU) cho mình quyền quyết định về năng lực của các nước thành viên, bao gồm cả an ninh quốc gia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Căng thẳng leo thang với EU, Ba Lan thề không cúi đầu, Đức ra mặt. (Nguồn: Shutter Stock)
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tới cuộc họp thượng đỉnh của EU. (Nguồn: Shutter Stock)

Tới tham gia hội nghị của các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên EU, ông Morawiecki cho biết sẽ tìm kiếm các giải pháp cho những tranh cãi đang xảy ra giữa Warsaw với khối này, vốn đã leo thang nhanh chóng sau khi tòa án tối cao Ba Lan có động thái thách thức một nguyên tắc then chốt của hội nhập.

Phản ứng trước tuyên bố của nhà lãnh đạo Ba Lan, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho hay, các lãnh đạo EU sẽ phải cứng rắn hơn với Ba Lan và đề nghị Warsaw bảo vệ sự độc lập của cơ quan tư pháp trước khi quỹ phục hồi châu Âu rót hỗ trợ cho nước này.

Thủ tướng Rutte cho biết: "Chúng ta phải cứng rắn, nhưng câu hỏi là làm thế nào chúng ta làm được. Sự độc lập của tư pháp Ba Lan là vấn đề then chốt chúng ta phải thảo luận".

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với Thủ tướng Ba Lan về những quan ngại liên quan phán quyết của tòa án tối cao Ba Lan, đồng thời hối thúc ông Morawiecki thảo luận với Ủy ban châu Âu (EC) để tìm ra một giải pháp thích hợp với những nguyên tắc của châu Âu.

Thủ tướng Ireland Michael Martin lại bày tỏ sự thất vọng với phán quyết của tòa án tối cao Ba Lan khi nói: "Chúng tôi có quan hệ song phương tốt với Ba Lan, nhưng chúng tôi tin rằng, tính ưu việt của luật pháp EU và Tòa án Tư pháp có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công dân trên khắp châu Âu".

Tuy nhiên, Ba Lan cũng nhận được sự ủng hộ của Hungary khi Thủ tướng Viktor Orban cho rằng, một “cuộc săn phù thủy đang diễn ra nhằm chống lại Ba Lan ở châu Âu”.

Về phía Đức, Thủ tướng Angela Merkel kêu gọi các quốc gia thành viên EU đối thoại với Ba Lan nhằm giải quyết những tranh cãi về những khác biệt chính trị.

Bà Merkel nêu rõ: "Luật pháp là trụ cột trung tâm của EU, song mặt khác, chúng ta cũng phải tìm ra cách thức và khả năng để quay lại với nhau”.

Theo nhà lãnh đạo Đức, hàng loạt tranh cãi pháp lý được đưa ra trước Tòa án Công lý châu Âu không phải là giải pháp cho vấn đề - ám chỉ đến hành động pháp lý mà EC chuẩn bị khởi kiện Ba Lan.

Vấn đề luật pháp của Ba Lan là chủ đề chính trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 21/10 khi EC bày tỏ quan ngại ngày càng lớn về sự độc lập tư pháp của Warsaw.

Vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn khi Tòa án Hiến pháp Ba Lan ra phán quyết cho rằng, một số yếu tố của luật pháp EU không phù hợp với Hiến pháp Ba Lan.

Ba Lan có thể sẽ phải đối mặt với các hình phạt tài chính liên quan vấn đề trên, trong đó, Pháp và Hà Lan đặc biệt phản đối EU chuyển tiền cho các chính phủ giảm thiểu những nguyên tắc dân chủ và nhân quyền, như ở Hungary và Ba Lan.

EC trước đó tạm thời ngăn chặn kế hoạch rót cho Ba Lan 57 tỷ Euro (khoảng 66 tỷ USD) từ quỹ khẩn cấp nhằm hỗ trợ nền kinh tế của các quốc gia thành viên EU phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Sau lùm xùm Polexit, lãnh đạo Ba Lan và EU xung đột trực diện, đáp nhau gay gắt

Sau lùm xùm Polexit, lãnh đạo Ba Lan và EU xung đột trực diện, đáp nhau gay gắt

Ngày 19/10, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã có màn đáp trả ...

Sau đòn 'sốc' bị giới chức châu Âu cảnh báo Polexit, Ba Lan cùng Hungary khởi kiện các thể chế EU

Sau đòn 'sốc' bị giới chức châu Âu cảnh báo Polexit, Ba Lan cùng Hungary khởi kiện các thể chế EU

Ngày 11/10, Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu xem xét tranh chấp giữa Hungary và Ba Lan với các ...

(theo Reuters)

Đọc thêm

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của ...
Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Kết hợp nhịn ăn gián đoạn với tập yoga và các bài tập giảm mỡ bụng, nữ diễn viên Lưu Diệc Phi giảm 6 kg, khoe vóc dáng thon gọn, ...
Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Mặc dù iPhone 16 Pro chưa ra mắt, nhưng đã có hàng loạt tin tức rò rỉ về mẫu iPhone mới xuất hiện trên các trang mạng xã hội.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tham vấn 'Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn cầu'

Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tham vấn 'Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn cầu'

Chiều 16/4, tại TP. Hạ Long, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Ninh tổ chức hội nghị tham vấn “Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn ...
XSMN 19/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngay 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4/2024. xổ số ngay 19 tháng 4

XSMN 19/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngay 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4/2024. xổ số ngay 19 tháng 4

XSMN 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xo so mien nam. SXMN 19/4. kết quả xổ số ngày 19 tháng ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động