Căng thẳng Mexico-Ecuador: Sự cố ngoại giao chưa có tiền lệ

TS. Tôn Sinh Thành
Vụ lực lượng an ninh Ecuador đột nhập Đại sứ quán Mexico ở thủ đô Quito rạng sáng ngày 6/4 bắt giữ cựu Phó Tổng thống nước này - ông Jorge Glas gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất từ trước tới nay giữa hai quốc gia Mỹ Latinh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sự cố ngoại giao chưa tiền lệ
Đám đông biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Ecuador ở Mexico sau vụ bắt giữ cựu Phó Tổng thống Ecuador Jorge Glas, ngày 6/4. (Nguồn: Yahoo News/Bloomberg)

Đây là một thách thức lớn đối với quyền bất khả xâm phạm của các cơ quan ngoại giao được quy định trong Công ước Vienna năm 1961, nhằm bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan ngoại giao và mối quan hệ ổn định, hòa bình giữa các quốc gia.

Leo thang căng thẳng

Vụ đột nhập Đại sứ quán Mexico là đỉnh điểm của một chuỗi hành động “ăn miếng trả miếng”, làm leo thang căng thẳng ngoại giao giữa hai nước, bắt đầu từ ngày 4/12/2023 khi ông Jorge Glas, cựu Phó Tổng thống Ecuador chạy vào Đại sứ quán Mexico ở Quito xin tị nạn với tuyên bố là “nạn nhân của một cuộc đàn áp chính trị”.

Chính phủ Ecuador bác bỏ tuyên bố của ông Glas và ngày 29/2 yêu cầu Đại sứ quán Mexico cho phép tiến hành bắt giữ ông Glas, nhưng đã bị từ chối. Ngày 3/4, Tổng thống Mexico López Obrador lên tiếng công khai chỉ trích cuộc bầu cử vòng hai năm 2023 ở Ecuador là gian lận.

Bộ Ngoại giao Ecuador gọi bình luận của ông Lopez Obrador là “đáng tiếc” và ngay lập tức đáp trả bằng tuyên bố persona-non-grata (người không được chào đón) đối với Đại sứ Mexico tại Ecuador Raquel Serur Smeke.

Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Mexico ra thông cáo coi tuyên bố đó của Ecuador là “không phù hợp” và quyết định cấp quy chế tị nạn chính trị cho ông Jorge Glas. Ngoại trưởng Ecuador Gabriela Sommerfield nhanh chóng chỉ trích đó là hành động “can thiệp công việc nội bộ”, cáo buộc Mexico "đã lạm dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao" và coi “việc cấp quyền tị nạn cho những người bị kết án về các tội thông thường là không hợp pháp”.

Sau khi vụ đột nhập xảy ra, Ngoại trưởng Gabriela Sommerfield giải thích với các phóng viên rằng, quyết định tiến vào Đại sứ quán để bắt ông Glas đã được Tổng thống Daniel Noboa đưa ra sau khi xem xét “nguy cơ sắp có chuyến bay đưa ông Glas ra khỏi Ecuador” và mọi khả năng đối thoại ngoại giao với Mexico đã cạn kiệt.

Trong khi đó, Tổng thống Mexico López Obrador gọi vụ đột nhập là “vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và chủ quyền của Mexico”. Chính phủ Mexico tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ecuador và ngay lập tức rút toàn bộ nhân viên ngoại giao ra khỏi nước này. Không dừng lại ở đó, Mexico tuyên bố sẽ khởi kiện Ecuador lên Tòa án Công lý quốc tế (ICJ).

Phản ứng quốc tế

Hầu hết các nước Nam Mỹ lên án vụ đột kích. Nicaragua coi đây là hành vi vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ecuador. Chính phủ Brazil yêu cầu hành động này của Quito “phải bị phản đối mạnh mẽ, bất kể lý do biện minh cho việc thực hiện nó là gì”.

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho rằng “phải duy trì các nguyên tắc của luật pháp quốc tế trong bối cảnh bất ổn đang gia tăng trên thế giới” và cho biết sẽ tìm kiếm sự bảo vệ pháp lý cho ông Glas. Honduras lên án cuộc đột kích và kêu gọi một cuộc họp của Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC).

Argentina cho rằng đây là hành vi vi phạm Công ước Caracas. Guatemala, Uruguay, Venezuela và Chile cũng đã chỉ trích Ecuador về động thái nói trên. Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) coi hành động của Ecuador là không phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao và các công ước quy định về tị nạn, đồng thời kêu gọi một cuộc họp của Hội đồng thường trực về vấn đề này.

Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres bày tỏ quan ngại về cuộc tấn công và “tái khẳng định nguyên tắc cơ bản về quyền bất khả xâm phạm của cơ sở và nhân viên ngoại giao và lãnh sự, nhấn mạnh rằng nguyên tắc này phải được tôn trọng trong mọi trường hợp”. Ông “kêu gọi ôn hòa và khuyến khích cả hai Chính phủ giải quyết những khác biệt của họ thông qua các biện pháp hòa bình”.

Liên minh châu Âu (EU) và Tây Ban Nha lên án vụ tấn công. Một số quốc gia bày tỏ thái độ chậm hơn như Mỹ, Canada và Nga. Mỹ và Canada không lên án trực tiếp vụ tấn công và kêu gọi cả Mexico và Ecuador “giải quyết sự khác biệt”.

Nga tuyên bố “cực kỳ lo lắng về sự xâm nhập vũ trang của lực lượng an ninh Ecuador” và “khẳng định cam kết không điều kiện đối với Công ước Vienna năm 1961 về quan hệ ngoại giao”. Tuyên bố ngắn gọn nhưng mạnh mẽ của Nga được cho là do trước đó Quito và Moscow đã trải qua một cuộc khủng hoảng ngoại giao khi Mexico đề xuất trao vũ khí của Nga cho Mỹ để đổi lấy việc cung cấp trang thiết bị hiện đại hơn từ Mỹ.

Tiền lệ nguy hiểm

Vụ đột nhập Đại sứ quán Mexico ở Ecuador là hành động chưa từng có trong lịch sử ngoại giao. Các đại sứ quán tại một số nước như Lebanon, Argentina, Libya, Indonesia, Iran và Thái Lan từng bị đột kích, nhưng phần lớn được thực hiện bởi các nhóm nổi dậy. Chưa từng có trường hợp nào ghi nhận một quốc gia sở tại tấn công đại sứ quán của một quốc gia khác trên lãnh thổ của mình. Đây là động thái mà ít nhà cầm quyền nào dám làm. Ngay trong Chiến tranh Lạnh, các cường quốc hạt nhân cũng không dám vi phạm chủ quyền của một đại sứ quán khác.

Sự cố này đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của quyền miễn trừ ngoại giao được các nước long trọng cam kết trong Công ước Vienna năm 1961. Theo khoản 1, Điều 22 của Công ước này: “Trụ sở của cơ quan đại diện là bất khả xâm phạm. Chính quyền nước tiếp nhận không được vào nơi đó nếu không có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện”. Điều 45 Công ước này còn ghi “Nước tiếp nhận, ngay cả trường hợp có xung đột vũ trang, phải tôn trọng và bảo vệ trụ sở cùng với tài sản và hồ sơ của cơ quan đại diện”.

Quyền bất khả xâm phạm của các cơ quan ngoại giao theo Công ước Vienna là một trong những dấu mốc quan trọng của ngoại giao, bất kỳ sự vi phạm nào đối với nguyên tắc này đều đe dọa phá vỡ sự ổn định và hòa bình giữa các quốc gia. Cuộc tấn công vào đại sứ quán Mexico bộc lộ tính mong manh của quyền miễn trừ ngoại giao và trở thành một tiền lệ nguy hiểm trong quan hệ quốc tế, đồng thời làm nổi bật nhu cầu cần phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ các cơ quan đại diện ngoại giao.

Giải pháp pháp lý

Việc Mexico theo đuổi hành động pháp lý thông qua ICJ có khả năng sẽ mang lại giải pháp lâu dài để ngăn ngừa các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm của các cơ quan ngoại giao. Trong vụ kiện của Mexico đối với Ecuador, ICJ sẽ phải xem xét hai vấn đề là tính hợp pháp của việc Mexico cấp tị nạn ngoại giao cho ông Jorge Glas và vấn đề Ecuador có vi phạm quyền bất khả xâm phạm của các cơ quan ngoại giao hay không.

Nếu Tòa thấy rằng ông Jorge Glas bị truy tố hợp pháp vì một tội danh tham nhũng và bị kết án bởi một tòa án thông thường, thì việc Mexico cho tị nạn ngoại giao là sai trái và Mexico có nghĩa vụ giao ông Glas cho Ecuador. Ngược lại, nếu Tòa phán quyết việc tị nạn là hợp pháp, thì Ecuador có nghĩa vụ để ông Jorge Glas rời khỏi lãnh thổ của mình, theo Điều XII của Công ước Caracas mà cả Mexico và Ecuador là thành viên.

Đối với cuộc đột kích của Ecuador vào Đại sứ quán Mexico, ICJ có thể tuyên bố cuộc đột kích này là vi phạm Công ước Vienna 1961, bất kể việc Mexico cấp tị nạn cho ông Jorge Glas là bất thường hay lạm dụng các quyền miễn trừ ngoại giao hay không.

Theo điều 22 của Công ước Vienna 1961, quyền bất khả xâm phạm của các cơ quan đại diện ngoại giao là không có ngoại lê, nghĩa là bất kỳ sự xâm nhập nào của chính quyền sở tại, kể cả việc truy đuổi kẻ chạy trốn, cũng cần có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan ngoại giao đó.

Theo án lệ của ICJ khi xử vụ Con tin Tehran năm 1979 (đoạn 86), quyền bất khả xâm phạm là một điều khoản tự thân, không chấp nhận thêm bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến quyền bất khả xâm phạm của các cơ quan ngoại giao. Bản thân Ecuador trong vấn đề này cũng ở một vị trí khá phức tạp bởi năm 2012 chính Ecuador đã cấp tị nạn cho người sáng lập WikiLeaks Julian Assange tại đại sứ quán của họ ở London.

Chính quyền Anh cảnh báo Ecuador chứa chấp Assange là không phù hợp với luật pháp quốc tế và họ có thể bắt giữ Assange khi vẫn còn ở trong Đại sứ quán. Ecuador đã phản ứng mạnh mẽ, coi việc xâm nhập không có sự đồng thuận của Đại sứ quán sẽ là một hành động thù địch không thể dung thứ, coi thường Công ước Vienna nên cảnh sát Anh đã không thể vào Đại sứ quán Ecuador để bắt giữ Assange.

Phán quyết của ICJ đối với cuộc đột kích của Ecuador vào Đại sứ quán Mexico sẽ góp phần tạo thêm án lệ, để giải thích rõ ràng hơn và củng cố tính ràng buộc của các quy định của Công ước Vienna 1961 về quyền ưu đãi miễn trừ nói chung và quyền bất khả xâm phạm nói riêng của các cơ quan đại diện ngoại giao trên thế giới.

Căng thẳng Mexico-Ecuador: Nhân viên Đại sứ quán Mexico về nước, sự cố ngoại giao tồi tệ nhất Mỹ Latinh?

Căng thẳng Mexico-Ecuador: Nhân viên Đại sứ quán Mexico về nước, sự cố ngoại giao tồi tệ nhất Mỹ Latinh?

Ngày 7/4, nhân viên Đại sứ quán Mexico đã rời Ecuador sau khi Mexico cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao với quốc gia ...

Tấn công vũ trang gây nhiều thương vong ở Ecuador

Tấn công vũ trang gây nhiều thương vong ở Ecuador

Ngày 30/3, cảnh sát Ecuador cho biết ít nhất 8 người thiệt mạng và 8 người khác bị thương sau khi xảy ra một vụ ...

Nhiều nước lên án Ecuador sau vụ cảnh sát đột nhập Đại sứ quán Mexico ở Quito

Nhiều nước lên án Ecuador sau vụ cảnh sát đột nhập Đại sứ quán Mexico ở Quito

Nhiều nước lên án Ecuador sau khi cảnh sát ở thủ đô nước này đột nhập vào Đại sứ quán Mexico để bắt giữ một ...

Vụ cảnh sát Ecuador xông vào Đại sứ quán Mexico: Quito sẵn sàng khôi phục quan hệ, nói cả hai bên phải đàm phán và 'thành thật'

Vụ cảnh sát Ecuador xông vào Đại sứ quán Mexico: Quito sẵn sàng khôi phục quan hệ, nói cả hai bên phải đàm phán và 'thành thật'

Ngày 8/4, Ngoại trưởng Ecuador Gabriela Sommerfeld cho biết, nước này để ngỏ khả năng khôi phục quan hệ ngoại giao với Mexico, sau một ...

Điểm tin thế giới sáng 11/4: Động đất ở Trung Quốc, trực thăng Nga rơi ở Biển Đen, Liberia lập tòa án tội phạm chiến tranh

Điểm tin thế giới sáng 11/4: Động đất ở Trung Quốc, trực thăng Nga rơi ở Biển Đen, Liberia lập tòa án tội phạm chiến tranh

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/4.

Đọc thêm

Tài sản Nga bị phong tỏa: Báo Mỹ nói Đức đang xem xét ý tưởng mới, Moscow lập tức 'phản đòn'

Tài sản Nga bị phong tỏa: Báo Mỹ nói Đức đang xem xét ý tưởng mới, Moscow lập tức 'phản đòn'

Việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga ở nước ngoài sẽ làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế vào hệ thống tài ...
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Real Madrid, 02h00 ngày 1/5 - Bán kết Champions League

Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Real Madrid, 02h00 ngày 1/5 - Bán kết Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Bayern Munich vs Real Madrid tại vòng bán kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 1/5.
Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hối thúc Manila chấm dứt hành động khiêu khích. Trong khi Manila tố Hải cảnh Trung Quốc gây phức tạp tình ...
Lật mặt 7: Một điều ước tăng doanh thu theo giờ, chiếm ưu thế trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lật mặt 7: Một điều ước tăng doanh thu theo giờ, chiếm ưu thế trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lật mặt 7: Một điều ước của Lý Hải chiếm ưu thế rạp Việt trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Nhan sắc 'cực phẩm' của Lọ Lem - ái nữ nhà MC Quyền Linh

Nhan sắc 'cực phẩm' của Lọ Lem - ái nữ nhà MC Quyền Linh

Lọ Lem sinh năm 2006, tên thật là Mai Thảo Linh. Lọ Lem được nhận xét là thừa hưởng hoàn hảo những nét đẹp của cả ba và mẹ.
Những trường y dược nào xét tuyển bằng IELTS?

Những trường y dược nào xét tuyển bằng IELTS?

Nhiều trường y dược trên cả nước yêu cầu thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 6.5 trở lên với các ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt và ...
Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hối thúc Manila chấm dứt hành động khiêu khích. Trong khi Manila tố Hải cảnh Trung Quốc gây phức tạp tình hình.
Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Giới quan sát cho rằng chính phủ Trung Quốc nên tăng cường áp lực để ngăn cản Philippines tìm kiếm cơ quan trọng tài thứ hai về tranh chấp Biển Đông.
Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bị tấn công bằng UAV từ Triều Tiên

Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bị tấn công bằng UAV từ Triều Tiên

Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết không loại trừ Triều Tiên tiến hành các cuộc tấn công liên quan đến thiết bị bay không người lái và dù lượn có động cơ.
Philippines đối mặt với mức nhiệt 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C

Philippines đối mặt với mức nhiệt 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C

Ngày 29/4, tại Iba, Zambales, nhiệt độ lên tới 53 độ C và Cơ quan PAGASA cảnh báo có thể đạt mức 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C.
Thủ tướng Malaysia: ASEAN mong muốn mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư với các nước Vùng Vịnh

Thủ tướng Malaysia: ASEAN mong muốn mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư với các nước Vùng Vịnh

Thủ tướng nước Malaysia cho rằng GCC và ASEAN nên tìm ra các cơ chế để thúc đẩy thương mại, đầu tư, hợp tác và nghiên cứu.
Nga ‘tố’ Mỹ tận dụng lợi thế chủ nhà làm suy yếu vai trò của Moscow tại Liên hợp quốc

Nga ‘tố’ Mỹ tận dụng lợi thế chủ nhà làm suy yếu vai trò của Moscow tại Liên hợp quốc

Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyansky ngày 29/4 cho biết, Mỹ không cấp thị thực cho đại biểu Nga tham gia phiên họp.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động