Đầu tuần này, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt lệnh cấm vận lên Thổ Nhĩ Kỳ, với lý do nước này đã mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Washington cho rằng, hệ thống này không tương thích với các trang bị của NATO, và là mối đe dọa tiềm năng đối với an ninh của khối đồng minh.
Các biện pháp cấm vận nhắm đến cơ quan quản lý ngành công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như một số lãnh đạo cấp cao của cơ quan này.
S-400 là một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất hiện nay. (Nguồn: Al Jazeera) |
Việc Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình máy bay tiêm kích F-35 vào tháng 7 vừa qua chứng tỏ sự không hài lòng của Washington với việc Ankara mua hệ thống phòng không của Nga, thay vì của Mỹ.
Sự việc này, cũng với những lệnh trừng phạt mới đây, là động thái chưa từng có tiền lệ của cường quốc số một thế giới đối với một đồng minh chủ chốt, khi Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang là thành viên quan trọng của NATO.
Điều này có nguy cơ khoét sâu những rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong bối cảnh nhu cầu chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ khác biệt so với Mỹ.
Tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO
Giới quan sát cho rằng, trong tình cảnh hiện nay, khả năng Thổ Nhĩ Kỳ rời NATO là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Bức tranh chiến lược của NATO, cũng như từng thành viên đã thay đổi đáng kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Được lập ra để kiềm chế Liên Xô, NATO luôn tìm cách làm mới bản thân, cũng như sứ mệnh của tổ chức. Tuy nhiên, sứ mệnh ban đầu của NATO – kiềm chế Nga – được cho là vẫn chưa mất hẳn.
Ít có khả năng NATO tan rã, tuy nhiên tổ chức này chắc chắn sẽ chịu tác động tiêu cực nếu Thổ Nhĩ Kỳ rời đi. Việc các quốc gia rời NATO đã từng có tiền lệ. Năm 1967, Pháp rút khỏi hệ thống chỉ huy chung của NATO, trước khi gia nhập lại vào năm 2009. Tuy vậy, Thổ Nhĩ Kỳ là nước đóng góp quân số cho NATO nhiều thứ hai sau Mỹ. Nếu nước này rời đi, tổ chức này sẽ khó có thể hồi phục, đặc biệt khi định hướng của NATO đã thay đổi.
Thế giới đã thay đổi rất nhiều so với năm 1952 khi Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO. Khi nguy cơ nước Nga xâm lược phương Tây không còn, Thổ Nhĩ Kỳ dần hướng đến những nhu cầu và mối quan tâm chiến lược của mình.
Tin liên quan |
Căng thẳng Nga-Moldova: NATO 'nhảy' vào cuộc 'đấu khẩu', Moscow nói về sự vô trách nhiệm |
Thổ Nhĩ Kỳ luôn khẳng định, nước này không chấp nhận mọi hình thức tự trị của người Kurd trước ngưỡng cửa của mình. Ankara xem Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) – lực lượng được Mỹ hậu thuẫn trong cuộc chiến chống IS – là mối đe dọa, gây mâu thuẫn trong quan hệ hai nước. Lực lượng chủ yếu bên trong SDF, các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG) bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là tổ chức “khủng bố”, có liên hệ với Đảng Công nhân người Kurd (PKK).
“Thổ Nhĩ Kỳ phải lựa chọn”, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cảnh báo trong một cuộc họp của NATO. “Hoặc tiếp tục là thành viên then chốt của liên minh quân sự thành công nhất lịch sử, hoặc mạo hiểm an ninh của liên minh bằng các quyết định mạo hiểm và gây nguy hại”, ông Pence nêu rõ.
Phát biểu của ông Pence được cho là đã "chọc giận" Ankara. Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay đáp trả trên Twitter: “Nước Mỹ phải lựa chọn. Washington muốn tiếp tục là đồng minh của Ankara, hay mạo hiểm tình hữu nghị giữa hai nước khi bắt tay hợp tác với quân khủng bố để làm suy yếu khả năng phòng thủ của đồng minh NATO?”
Trong bối cảnh này, việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận và thử nghiệm hệ thống S-400 càng khiến Washington quyết đoán.
Mặc dù Patriot của Mỹ đã chứng tỏ hiệu quả trên thực tế, song hệ thống phòng không này vẫn bị đánh giá thấp hơn S-400. Hệ thống này có thể theo dấu nhiều mục tiêu hơn 3 lần so với Patriot, đồng thời có thể tiêu diệt những mục tiêu từ khoảng cách xa hơn 5 lần.
Điều này cũng có nghĩa, ngoài chức năng phòng thủ, S-400 có thể thiết lập vùng cấm bay, thậm chí như tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Sự linh động này cùng với giá thành rẻ hơn nhiều so với Patriot đã khiến S-400 đặc biệt được ưa thích.
'Điêu đứng' bởi lệnh trừng phạt
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ có tác động đến ngành công nghiệp quốc phòng đang phát triển nhanh chóng của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, việc hợp tác giữa các công ty công nghiệp quốc phòng giữa hai nước nhiều khả năng sẽ bị tạm ngừng.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể chuyển hướng hợp tác với các cường quốc công nghiệp quân sự công nghệ cao khác, ít phụ thuộc hơn vào trang thiết bị của Mỹ, đa dạng hóa nguồn cung và thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất vũ khí nội địa.
Trong ngắn hạn, lệnh trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến Không quân Thổ Nhĩ Kỳ – lực lượng đang sở hữu những thế hệ máy bay cũ hơn của Mỹ như F-4 hay F-16, và đang mong muốn hiện đại hóa. F-35 là một phần quan trọng của chiến lược này, khi một số bộ phận của chúng được sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Giờ đây, khi đã bị loại khỏi dự án, Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách thiết kế loại máy bay chiến đấu hiện đại của riêng mình, tuy sẽ cần nhiều thời gian để đưa kế hoạch này thành hiện thực. Ngoài ra, những chiếc F-16 cũng cần phụ tùng thay thế, thứ mà Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể mua. Mặc dù được nâng cấp, các thế hệ máy bay cũ, chủ yếu được mua của Mỹ – từ máy bay chiến đấu đến máy bay tiếp dầu, vận tải hay trinh sát… – đều cần được bảo quản thường xuyên.
| 5 nước thành viên NATO hợp tác chế tạo máy bay trực thăng hạng trung mới TGVN. 5 nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - gồm Pháp, Đức, Anh, Italy và Hy Lạp đã ký ... |
Hơn nữa, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu phi công có kinh nghiệm, hậu quả của các biện pháp trả đũa của chính phủ sau âm mưu đảo chính năm 2016. Lực lượng này được cho là tham gia một phần vào kế hoạch, khiến nhiều phi công giàu kinh nghiệm bị sa thải.
Đây chỉ là một phần của thực trạng khó khăn mà Không quân Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Không chỉ tích cực can thiệp trên nhiều mặt trận, các máy bay chiến đấu của lực lượng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ còn tham gia bảo vệ tàu hải quân và tàu thăm dò dầu khí của nước này trong cuộc đối đầu với Hy Lạp ở Địa Trung Hải. Ngoài ra, lực lượng này còn phải liên tục xuất kích để chống lại các chiến binh người Kurd.
Thổ Nhĩ Kỳ đang tính đến việc mua máy bay từ các quốc gia khác. Tuy vậy, mối quan hệ của nước này với Pháp đang không tốt. Pháp đang giúp Hy Lạp – hàng xóm và cũng là đối thủ chính của Thổ Nhĩ Kỳ – tái vũ trang bằng những chiếc máy bay chiến đấu Rafale hiện đại, được trang bị tên lửa Meteor.
Cuối cùng, chỉ còn lại Nga có khả năng giúp đỡ Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảo những đòi hỏi trong tương lai của lực lượng không quân, ít nhất cho đến khi dự án sản xuất máy bay chiến đấu nội địa của nước này trở thành hiện thực.
| Nga vẫn “chìa cành olive” với Mỹ về hiệp ước START Mới TGVN. Đề xuất của Moscow với Washington về gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (START Mới) trong 5 năm mà ... |
| Tạp chí quân sự Mỹ: NATO và Washington tập trận ở Biển Đen nhằm cảnh báo Nga TGVN. Tạp chí The National Interest của Mỹ ngày 7/12 cho rằng các cuộc tập trận của Hải quân Mỹ và các đồng minh Tổ ... |
| Belarus: NATO tăng cường năng lực tấn công ở châu Âu, Minsk theo sát từng động thái TGVN. Ngày 6/12, Thiếu tướng Ruslan Kosygin, quan chức cấp cao thuộc Bộ Tham mưu quân đội Belarus, cho biết, Tổ chức Hiệp ước Bắc ... |