Căng thẳng Trung - Ấn và hệ lụy tới hợp tác kinh tế

Căng thẳng kéo dài hơn một tháng qua giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới hai nước vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cang thang trung an va he luy toi hop tac kinh te Trung - Ấn đạt nhận thức chung về hòa bình biên giới
cang thang trung an va he luy toi hop tac kinh te Quan hệ Trung - Ấn: An ninh bất đồng, kinh tế phát triển

Cả Bắc Kinh và New Delhi tới nay vẫn đổ lỗi cho nhau và liên tục đưa ra những tuyên bố cứng rắn, khiến tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Chưa có lối thoát

Kể từ đầu tháng 6/2017, căng thẳng giữa hai nước lại nổ ra ở Doklam, gần ngã ba biên giới Bhutan, sau khi quân đội Trung Quốc xây dựng một con đường tại đây. Động thái này của Trung Quốc được xem là thay đổi nguyên trạng khu vực.

cang thang trung an va he luy toi hop tac kinh te
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại khu vực biên giới giữa hai nước. (Nguồn: Getty Images)

Mặc dù Trung Quốc và Bhutan đã trải qua nhiều thập kỷ đàm phán biên giới mà không có sự cố nghiêm trọng nào, nhưng lần này Bhutan đã cầu viện đến sự trợ giúp của Ấn Độ, một đồng minh lâu đời, để đưa quân tới khu vực tranh chấp. Căng thẳng đã tăng cao khi cả Trung Quốc và Ấn Độ cùng điều quân đến gần đoạn biên giới mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, nhưng Ấn Độ lại cho rằng khu vực này thuộc lãnh thổ Bhutan.

Doka La là tên gọi của Ấn Độ cho khu vực này, trong khi Bhutan gọi là Doklam, còn Trung Quốc tuyên bố đây là một phần của vùng Donglang.

Đến nay, tình hình đối đầu quân sự căng thẳng giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới Doklam vẫn không ngừng leo thang. Ấn Độ không chỉ từ chối rút quân theo yêu cầu của Trung Quốc, trái lại còn tập trung thêm nhiều binh lực tại khu vực này.

Truyền thông Ấn Độ cho biết, phía Ấn Độ hiện đã bố trí một lữ đoàn pháo binh tại đoạn phía Đông và đoạn Sikkim khu vực biên giới Trung - Ấn, đồng thời tăng cường một sư đoàn pháo binh hạng nặng được trang bị hỏa pháo cỡ nòng 105 ly, 130 ly, 155 ly, giàn hỏa tiễn BM30 nhập từ Nga và giàn hỏa tiễn do Ấn Độ sản xuất tại khu vực này. Truyền thông Trung Quốc những ngày gần đây cũng đã đăng tải nhiều bức ảnh vệ tinh về việc bố trí trận địa pháo tại khu vực biên giới của Ấn Độ.

Còn về phía Trung Quốc, những ngày gần đây, nước này đã liên tiếp bày tỏ thái độ cứng rắn, cảnh cáo Ấn Độ rằng sự kiềm chế của Bắc Kinh là có giới hạn. Trung Quốc còn cảnh báo, nếu phía Ấn Độ không rút quân, chắc chắn Trung Quốc sẽ áp dụng mọi biện pháp để giải quyết.

Nhằm xoa dịu căng thẳng, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar đã khẳng định rằng, đối thoại mới là biện pháp giải quyết vấn đề. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 5/8 trong chuyến công du tại Myanmar cũng tuyên bố biện pháp duy nhất giải quyết xung đột Ấn Độ - Trung Quốc hiện nay là đối thoại.

Ông Narendra Modi tuyên bố: “Môi trường thế giới thế kỷ XXI tương đối hòa bình và các nước cùng dựa vào nhau, đồng thời cũng phải đối mặt với một loạt thách thức như chủ nghĩa khủng bố và biến đổi khí hậu. Nhưng tôi tin rằng, thông qua truyền thống lâu đời nhất của châu Á là đối thoại và biện luận, tất yếu sẽ tìm được biện pháp giải quyết”.

Theo các nhà phân tích, phát biểu trên của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào thời điểm này nhằm mục đích hạ nhiệt quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra, hai bên cũng đã tiến hành hội đàm sau khi bùng nổ tranh chấp. Tuy nhiên, những động thái đang diễn ra ở biên giới hai nước cho thấy, tình hình căng thẳng vẫn chưa có lối thoát.

Thách thức “Con đường tơ lụa”  

Đánh giá về tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ, các nhà phân tích nhận định, cuộc đối đầu ngay dưới chân dãy Himalaya hiện nay không chỉ gây căng thẳng chính trị cho hai “người khổng lồ” châu Á, mà còn đe dọa kế hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng và thương mại toàn cầu của Bắc Kinh.

cang thang trung an va he luy toi hop tac kinh te
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: DNA India)

Theo số liệu của các cơ quan truyền thông Trung Quốc, nước này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu. Hơn 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương và eo biển Malacca. Trong khi đó, Ấn Độ lại có vị trí địa lý chiến lược nằm ở trung tâm của đường dây năng lượng và Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, nên bất kỳ động thái leo thang quân sự nào từ phía Trung Quốc đều có thể làm hỏng kế hoạch thương mại toàn cầu của quốc gia này.

Các nhà phân tích cho rằng, nếu Trung Quốc vẫn giữ cách tiếp cận một cách cứng rắn với Ấn Độ như hiện nay thì sẽ làm phức tạp thêm vấn đề. Khả năng cao là Ấn Độ sẽ rút lại lời đồng ý tham dự vào kế hoạch thương mại lớn của Trung Quốc, dẫn đến việc một số dự án đường sắt cao tốc trong sáng kiến “Con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc sẽ phải hoãn lại hoặc bị loại bỏ.

Dự án “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc được khởi xướng năm 2013, nhằm mục đích phát triển cơ sở hạ tầng và thắt chặt quan hệ giữa các nước Á - Âu, chú trọng vào Vành đai kinh tế “Con đường Tơ lụa trên đất liền” và “Con đường Tơ lụa trên biển” của thế kỷ XXI.

Trên thực tế, Ấn Độ là một trong những đối tác chiến lược quan trọng nhất của sáng kiến “Con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc. Thời gian qua, Trung Quốc nhiều lần cố gắng thu hút nước láng giềng Ấn Độ tham gia vào dự án này, nhưng Ấn Độ hiện đang hướng tới ý tưởng về “Con đường tơ lụa” riêng của nước này. Đó là một hành lang vận tải dẫn tới Iran, Nga, vùng Caucasus và Trung Á làm phương án thay thế dự án “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

Hành lang mới được đề xuất mang tên “Bắc - Nam” (NSTC), có chiều dài 7.200 km, sẽ trải dài từ Ấn Độ tới Nga thông qua Iran và nối Vịnh Ba Tư cùng Ấn Độ Dương với Biển Caspi - hồ nước lớn nhất trên thế giới. Với dự án này, quốc gia Hồi giáo Iran sẽ trở thành một điểm nối quan trọng và là đối tác chính trong dự án này.

Các nhà phân tích cho rằng, điều khiến hành lang “Bắc - Nam” trở nên rất quan trọng là vì nó sẽ đem tới chi phí vận tải và thời gian di chuyển giảm bớt 30%. Với những cân nhắc trên, Iran, Nga cùng Ấn Độ hiện đang thảo luận về việc sử dụng các cảng Chabahar hoặc Bender Abbas để đưa hàng hóa đến các cảng Iran trên Biển Caspi.

Ngoài ra, Ấn Độ còn đang tìm kiếm một lộ trình để vận chuyển hàng hóa của nước này qua đường bộ hoặc đường sắt tới Nga và châu Âu. Nhờ tuyến đường này, không chỉ Ấn Độ mà châu Âu và Nga cũng có thể phân phối hàng hóa của mình nhanh hơn và rẻ hơn.

Chính vì vậy, việc căng thẳng biên giới chắc chắn sẽ không có lợi cho phía Trung Quốc.

cang thang trung an va he luy toi hop tac kinh te Quan hệ Trung - Ấn: Mâu thuẫn cũ, đồng thuận mới

“Chuyến thăm Ấn Độ của tôi là để nói với thế giới rằng sự tin cậy chính trị Trung - Ấn đang tăng lên, hợp ...

cang thang trung an va he luy toi hop tac kinh te Ấn Độ đề nghị Trung Quốc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ

“Trung Quốc là một nước rất nhạy cảm đối với các vấn đề liên quan tới chủ quyền của mình. Vì thế, chúng tôi hy ...

cang thang trung an va he luy toi hop tac kinh te Số 203: Cuộc đua Trung - Ấn

LTS: Trung Quốc và Ấn Độ, hai cái nôi của hai nền văn minh lớn và lâu đời bậc nhất của nhân loại, hai cường ...

 

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip bán dẫn của Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, bất chấp những hạn chế từ phía Mỹ.
Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple được cho là sẽ bổ sung tùy chọn lưu trữ tối đa 2TB cho bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max, thay vì 1TB như những ...
Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Sáng ngày 11/4/2024, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập ...
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Được tặng danh hiệu Gương sáng Pháp luật, với Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, là sự ghi nhận đối với cán bộ ngoại giao làm công tác pháp luật.
Ukraine: Nga dự trữ tên lửa hành trình Zircon, có thể tấn công Kiev trong vài phút

Ukraine: Nga dự trữ tên lửa hành trình Zircon, có thể tấn công Kiev trong vài phút

Ukraine cho biết, Nga đã dự trữ tên lửa hành trình Zircon ở Crimea và Moscow có thể sử dụng tên lửa này để tấn công Kiev trong vòng vài ...
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động