Nhỏ Bình thường Lớn

Căng thẳng Ukraine-Ba Lan: Kiev ra điều kiện, không còn cách khác, Warsaw quyết ‘cứng rắn’ với ngũ cốc nhập khẩu

Ba Lan không có ý định dỡ bỏ lệnh cấm nông sản Ukraine xuất khẩu, ngay cả khi Kiev rút khiếu nại khỏi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Căng thẳng Ukraine-Ba Lan: Kiev ra điều kiện, không còn cách khác, Warsar quyết ‘cứng rắn’ với ngũ cốc nhập khẩu. (Nguồn: Ukrinform)
Căng thẳng Ukraine-Ba Lan: Kiev ra điều kiện, không còn cách khác, Warsaw lại quyết ‘cứng rắn’ với ngũ cốc nhập khẩu. (Nguồn: Ukrinform)

Điều này đã được người phát ngôn chính phủ Ba Lan Piotr Mulle tuyên bố rõ ràng trên Đài phát thanh ZET - đáp lại tuyên bố được cho là “đầy tính mặc cả” từ Thứ trưởng Kinh tế Ukraine Taras Kachka rằng, Kiev sẽ rút khiếu nại khỏi WTO nếu Ba Lan, Slovakia và Hungary đảm bảo không áp dụng các bước đơn phương để giải quyết vấn đề khủng hoảng ngũ cốc Ukraine - hạn chế nhập khẩu nông sản Ukraine vào thị trường các nước này.

Tin liên quan
Cạnh tranh chiến lược: Phương Tây ‘tung hỏa lực mạnh’ củng cố nền kinh tế ‘tự cung tự cấp’, châu Á gặp nguy hiểm? Cạnh tranh chiến lược: Phương Tây ‘tung hỏa lực mạnh’ củng cố nền kinh tế ‘tự cung tự cấp’, châu Á gặp nguy hiểm?

Trước đó, có thông tin từ Bộ Nông nghiệp Ba Lan rằng, đàm phán về vấn đề ngũ cốc giữa nước này với Ukraine đang tiến triển.

Nhưng cho đến nay Warsaw vẫn chưa có ý định dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với ngũ cốc Ukraine. Như người phát ngôn Muller cho biết, “Lệnh cấm vận sẽ được duy trì cho đến khi chúng tôi đi đến kết luận rằng ngũ cốc Ukraine sẽ không có tác động tiêu cực đến thị trường nông sản của chúng tôi - điều này khó có thể xảy ra trong tương lai gần”.

Ông Muller cũng lưu ý, Ba Lan sẵn sàng đàm phán với Ukraine, nhưng "tại thời điểm này, tình hình vẫn chưa có gì thay đổi, nên lệnh cấm vận vẫn còn nguyên hiệu lực". Đồng thời, ông này nhấn mạnh, việc Ukraine rút yêu cầu khỏi WTO “sẽ là một cử chỉ thiện chỉ cho thấy Ukraine đang tìm kiếm các cuộc đàm phán hợp tác, chứ không phải các cuộc đàm phán thủ tục”.

Khi được hỏi, liệu Ba Lan có chấp nhận những đề nghị từ phía Kiev hay không?

Người phát ngôn chính phủ Ba Lan nói rằng, điều đó là “không thể chấp nhận được” đối với Warsaw. Ukraine thực ra muốn hàng hóa của họ được nhập khẩu trên cơ sở một loại “giấy phép”, nhưng lại không xác định giới hạn rõ ràng. Điều này hoàn toàn có thể gây bất ổn cho thị trường của chúng tôi một lần nữa”.

Như đã đưa tin trước đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Robert Telus đã kêu gọi người đồng cấp Ukraine Mykola Solskyi rút đơn khiếu nại Ba Lan tại WTO về việc Warsar chặn ngũ cốc xuất khẩu từ Ukraine được đi vào thị trường nước này - điều mà ông cho rằng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán tiếp theo để giải quyết cuộc khủng hoảng ngũ cốc; xây dựng các cơ chế cho tương lai và xoa dịu những cảm xúc nhất định không làm mọi việc tốt lên.

Ông Telus lưu ý rằng, Warsaw sẽ xem xét đề xuất của Kiev về việc cấp giấy phép cho các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine khi đi vào thị trường Ba Lan, trong đó, Warsaw sẽ là người quyết định cao nhất. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ba Lan đánh giá cao đề xuất này, đồng thời nói thêm rằng cần xây dựng các quy định phù hợp.

Cuộc khủng hoảng ngũ cốc đang âm ỉ trong quan hệ giữa Ukraine và Ba Lan. Kể từ ngày 16/9, Ba Lan đã đơn phương không tuân theo quyết định của EC, cấm vô thời hạn việc nhập khẩu ngũ cốc Ukraine (gồm lúa mì, ngô, hướng dương và hạt cải dầu) vào thị trường nội địa, duy trì việc vận chuyển các loại cây trồng qua lãnh thổ nước này.

Đáp lại, Ukraine đã đệ đơn khiếu nại lên WTO chống lại Ba Lan và Hungary, những quốc gia đã hành động theo cách tương tự.

Cũng giống trường hợp của Ba Lan, Romania hiện phản ứng với cuộc khủng hoảng ngũ cốc Ukraine theo một cách khác. Để không bị cho là không muốn giúp đỡ Ukraine, Romania đã triển khai hệ thống cấp phép xuất nhập khẩu đã được thống nhất với phía Kiev để bảo vệ nông dân Romania. “Chúng tôi đã không áp dụng lệnh cấm đơn phương vì đó sẽ là tín hiệu cho thấy Romania sẽ gửi đi thông điệp không muốn giúp đỡ Ukraine”, Prime Minister Marcel Ciolacu cho biết.

Trong khi đó, tranh chấp trong vấn đề ngũ cốc đang đe dọa xóa sạch thiện chí mà Ba Lan đã gây dựng với Kiev kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine (2/2022). Trong bối cảnh, hiện đang có quá nhiều ngũ cốc được tích trữ trong các kho ở miền Đông Ba Lan. Tất cả các kho chứa đều đang trong tình trạng quá tải, nhiều đến nỗi những hạt lúa mì tràn ra khỏi nhà kho và tràn ra sân.

Trên khắp khu vực nông nghiệp này, một số nông dân cho biết, họ đang phải vật lộn để bán ngũ cốc với giá chỉ đủ trang trải chi phí. Họ đổ lỗi cho tai ương của mình một phần là do dòng ngũ cốc Ukraine tràn vào năm ngoái - hàng hóa nhập khẩu được EU bật đèn xanh để giúp Kiev tránh sự phong tỏa của Nga.

Tuy nhiên, động thái này đã đưa lúa mì Ukraine giá rẻ tới thị trường EU, gây ra tình trạng dư thừa ở Ba Lan và khiến giá nội địa giảm mạnh, nông dân tức giận. Xoa dịu sự tức giận này là ưu tiên hàng đầu của đảng Công lý và luật pháp cầm quyền trước cuộc bầu cử vào ngày 15/10 tới - ngay cả khi điều này đe dọa gây thêm căng thẳng trong liên minh với Ukraine.

Đảng dân túy cánh hữu, lên nắm quyền cách đây 8 năm, đang chi hàng tỷ USD tiền trợ cấp nông nghiệp và gây tranh cãi khi đơn phương duy trì lệnh cấm vận đã hết hạn do EU hậu thuẫn, đối với lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương của Ukraine. Giới phân tích cho rằng, cuộc tranh cãi về ngũ cốc Ukraine có thể là dấu hiệu của sự xích mích nhiều hơn trong tương lai, khi nông dân châu Âu cảm thấy "bị đe dọa" bởi các trang trại rộng lớn của Kiev.

Ba Lan là nước ủng hộ trung thành cho Ukraine trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Nhưng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lại chỉ trích Warsaw đang tạo ra “sân khấu chính trị” về vấn đề ngũ cốc và đang làm lợi cho Nga. Việc Kiev đệ đơn khiếu nại Ba Lan lên WTO là động thái được coi là “giọt nước tràn ly”, gây thêm sự giận dữ ở Warsaw.

Một cuộc khảo sát gần đây của Viện Nghiên cứu xã hội và thị trường Ba Lan (IBRiS), liên minh của đảng cầm quyền chỉ đạt tỷ lệ phiếu bầu là 35%, kết quả không khả quan này sẽ khiến đảng này thiếu 231 ghế trong Quốc hội cần thiết để thành lập chính phủ.

Theo các nhà phân tích, đối với đảng Luật pháp và công lý, việc giữ chân cử tri nông thôn ở miền Đông - những người đã ủng hộ đảng với tỷ lệ áp đảo vào năm 2019, là chìa khóa để giành chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ ba. Trong khi, ở một đất nước có 1,4 triệu trang trại, tình trạng hỗn loạn về ngũ cốc gần đây luôn là tâm điểm trong tâm trí người dân.

Theo các nhà phân tích, sự mệt mỏi do cuộc xung đột Nga-Ukraine và lạm phát tràn lan đang tạo bầu không khí không tốt trước cuộc bầu cử, khiến đảng Luật pháp và công lý phải sử dụng nhiều đến từ “Ba Lan là trên hết”.

Giá vàng hôm nay 29/9/2023: Giá vàng thất thế, đồng USD lên ngôi, vàng SJC đi ngược đường, nên bán cắt lỗ hay săn giá hời?

Giá vàng hôm nay 29/9/2023: Giá vàng thất thế, đồng USD lên ngôi, vàng SJC đi ngược đường, nên bán cắt lỗ hay săn giá hời?

Giá vàng hôm nay 29/9/2023 rơi tự do, xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.900 USD/ounce, trong khi đồng USD tiếp tục lên giá. ...

Căng thẳng Ukraine-Ba Lan: Sau 'khẩu chiến', Warsaw bắn mũi tên trúng ba đích, xoa dịu mâu thuẫn vì ngũ cốc

Căng thẳng Ukraine-Ba Lan: Sau 'khẩu chiến', Warsaw bắn mũi tên trúng ba đích, xoa dịu mâu thuẫn vì ngũ cốc

Sau nhiều ngày xảy ra bất đồng giữa hai đồng minh thân thiết Warsaw-Kiev, liên quan vấn đề giải cứu ngũ cốc Ukraine, thậm chí ...

Một nước EU cấp phép giải phóng 33 triệu USD tài sản tịch thu của Nga, EC chưa có đề xuất mới

Một nước EU cấp phép giải phóng 33 triệu USD tài sản tịch thu của Nga, EC chưa có đề xuất mới

Quyền Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Kirill Logvinov cảnh báo, Liên minh châu Âu (EU) không từ bỏ ý tưởng sẽ tịch thu ...

Giá cà phê hôm nay 28/9/2023: Giá cà phê giảm, đồng USD tăng mạnh, nguồn cung đang 'tích cực' quay trở lại

Giá cà phê hôm nay 28/9/2023: Giá cà phê giảm, đồng USD tăng mạnh, nguồn cung đang 'tích cực' quay trở lại

Trong bối cảnh tình hình thương mại hàng hóa thế giới nhiều biến động, dự báo nguồn cung cà phê đang tích cực trở lại ...

Cạnh tranh chiến lược: Phương Tây ‘tung hỏa lực mạnh’ củng cố nền kinh tế ‘tự cung tự cấp’, châu Á gặp nguy hiểm?

Cạnh tranh chiến lược: Phương Tây ‘tung hỏa lực mạnh’ củng cố nền kinh tế ‘tự cung tự cấp’, châu Á gặp nguy hiểm?

Chi nhiều tiền và ra đạo luật củng cố nền sản xuất trong nước - Mỹ đã gây ra sự lo lắng trên khắp châu ...

(theo Ukrinform, Washingtonpost)