TIN LIÊN QUAN | |
Phòng chống TNGT do rượu, bia: Cần quyết liệt hơn | |
Chống ùn tắc và tai nạn giao thông ở Thủ đô - Bài 1: Những nguy cơ tiềm ẩn |
Thông tin đáng báo động được đưa ra tại buổi Lễ ký kết hợp tác giữa Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) và công bố kết quả nghiên cứu an toàn giao thông năm 2016, diễn ra ngày 26/7 tại Hà Nội.
PGS. TS. Chu Công Minh, Đại học Bách khoa TP HCM cho biết, theo nghiên cứu, học sinh cấp 3 có liên quan tới 90% tổng số vụ TNGT của trẻ em và tỷ lệ tử vong do TNGT của nhóm này có xu hướng gia tăng trong hai năm gần đây. Ba nguyên nhân hàng đầu góp phần gây ra TNGT trẻ em bao gồm: Đi sai phần đường, vi phạm tốc độ và thiếu quan sát.
Nếu như phần lớn học sinh tham gia giao thông ở độ tuổi 15 đều sử dụng các phương tiện phi cơ giới như xe đạp hay đi bộ tới trường (chiếm 67%), thì học sinh THPT lại lựa chọn xe đạp điện và xe máy điện là phương tiện di chuyển thông dụng, với tỉ lệ lên tới 52%. Dữ liệu của CSGT và điều tra phỏng vấn học sinh đều cho thấy “vi phạm tốc độ” là nguyên nhân hàng đầu gây ra TNGT ở lứa tuổi này.
Lễ ký kết hợp tác giữa Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) ngày 26/7. (Ảnh: V.V) |
“Sự thay đổi từ phương tiện đi bộ và xe đạp sang xe đạp điện và xe máy điện – loại phương tiện có vận tốc tương đối lớn (25-50km/h) có thể lý giải tại sao học sinh THPT lại chiếm tới 90% các vụ TNGT của trẻ em”, PGS. TS. Chu Công Minh cho hay.
Hiện tỷ lệ tử vong do TNGT của học sinh THPT tại Hà Nội (Việt Nam) cao hơn 1,25 lần tỷ lệ trung bình của Campuchia. Khi so sánh với Hàn Quốc và Nhật Bản, tỷ lệ này còn cao hơn, gấp lần lượt 1,84 lần và 2,73 lần so với tỷ lệ trung bình của từng nước. Thậm chí, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, tỷ lệ TNGT (vụ/học sinh) của nhóm tự đi xe đạp điện, xe máy điện và xe máy là cao nhất, khoảng 0,5 vụ/học sinh. Nghĩa là cứ 2 học sinh thì có 1 học sinh có xảy ra TNGT liên quan tới xe đạp điện và xe máy điện.
Bên cạnh vấn đề tốc độ, học sinh THPT còn vi phạm những quy định cơ bản khi tham gia giao thông: 34% xe mô tô không có gương chiếu hậu, với xe máy điện tình trạng này là 81% và với xe đạp điện là 90%.
Trong khi đó, xe bus – phương tiện di chuyển thích hợp nhất đối với độ tuổi của các em học sinh từ lớp 9 đến THPT bởi sự tiện lợi, an toàn trong điều kiện giao thông phức tạp tại đô thị – lại chưa phải là lựa chọn hàng đầu của các em khi tới trường. Theo điều tra, chỉ có 2% học sinh lớp 9 và 4% học sinh cấp 3 sử dụng xe bus tới trường.
Dữ liệu của CSGT và điều tra phỏng vấn học sinh đều cho thấy “vi phạm tốc độ” là nguyên nhân hàng đầu gây ra TNGT ở lứa tuổi này. (Nguồn: Giaoduc.net) |
Từ những phân tích thực tế, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp như bổ sung quy định về độ tuổi thấp nhất được phép đi xe đạp điện, xe máy điện; học sinh muốn điều khiển xe đạp điện, xe máy điện phải có chứng chỉ sát hạch về kỹ năng điều khiển xe đạp điện, xe máy điện…
Phát biểu tại Lễ ký kết, Chủ tịch VAMM Yano Takeshi khẳng định: “Qua những số liệu nghiên cứu đã được thực hiện, chúng tôi nhận thấy rằng trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi tham gia giao thông. Chúng tôi cam kết đưa ra một lộ trình thực hiện nhanh chóng nhằm góp phần phát triển môi trường giao thông an toàn, lành mạnh cho các em học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung”.
Năm 2016, Hà Nội xảy ra 1.552 vụ tai nạn giao thông làm 594 người chết Theo báo cáo của Hà Nội, so với cùng kỳ năm 2015, năm 2016 số vụ tai nạn giao thông giảm 144 vụ, tương đương ... |
Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp cuối năm Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia vừa ký Công điện số 23/CĐ-UBATGTQG về ... |
Phát động chiến dịch toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam vừa phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (UBATGTQG) phát động Chiến ... |