Nga đã thông báo ý định rút khỏi dự án Trạm Vũ trụ Quốc tế vào năm 2025 và tự xây dựng một trạm vũ trụ quốc gia. (Nguồn: News Beezer) |
Ông Borisov nói: “Chúng ta không thể để nguy hiểm đến tính mạng. Tình trạng hiện nay gắn liền với sự lão hóa các cấu trúc, sắt, có thể dẫn đến những hậu họa không thể đảo ngược, hoặc dẫn tới thảm họa”.
Trước đó một ngày, Phó Thủ tướng Borisov đã thông báo ý định của Nga rút khỏi dự án ISS vào năm 2025 và tự xây dựng một trạm vũ trụ quốc gia.
Bình luận về tuyên bố của Phó Thủ tướng Borisov, Văn phòng báo chí Tập đoàn vũ trụ Nga Roscosmos cho biết, quyết định về số phận ISS vẫn chưa được đưa ra, việc này sẽ dựa trên phân tích về tình trạng kỹ thuật của trạm.
Hôm 12/4, tờ Thanh niên Komsomol Moscow đưa tin, nhà chức trách Nga đã thông qua quyết định lập một trạm vũ trụ độc lập.
Tuy nhiên, nguồn tin của hãng Interfax sau đó đã phủ nhận thông tin này, nói rằng gói đề xuất trạm vũ trụ quốc gia đã sẵn sàng, nhưng chưa được chấp thuận.
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với Gazeta.Ru, phi công vũ trụ LB Nga Elena Kondakova thừa nhận, phi hành gia Serina Aunion-Chancellor, người bị tụ máu trước đó không lâu, đã tạo ra một lỗ hổng trên ISS.
Bà Kondakova đưa ra tuyên bố này để đáp lại tuyên bố của nhà du hành vũ trụ Oleg Atkov nói rằng lỗ hổng trên ISS do một phụ nữ tâm thần không ổn định gây ra.
Trạm Vũ trụ Quốc tế hay Trạm Không gian Quốc tế là một tổ hợp công trình quốc tế nhằm nghiên cứu không gian trên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất, với sự hợp tác của 5 cơ quan không gian gồm NASA (Mỹ), RKA (Nga), JAXA (Nhật Bản), CSA (Canada) và 10 trong số 17 quốc gia thành viên của ESA (châu Âu).