Cạnh tranh chiến lược: Phương Tây ‘tung hỏa lực mạnh’ củng cố nền kinh tế ‘tự cung tự cấp’, châu Á gặp nguy hiểm?

Minh Anh
Chi nhiều tiền và ra đạo luật củng cố nền sản xuất trong nước - Mỹ đã gây ra sự lo lắng trên khắp châu Âu. Tương tự, các nước EU lại tung Đạo luật công nghiệp Net-Zero... đó có phải là cách gọi khác của chính sách bảo hộ sản xuất trong nước?... Nhưng chắc chắn, không mục tiêu nào trong số các đạo luật này có lợi cho hệ thống thương mại toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phương Tây ‘tung hỏa lực’ củng cố nền kinh tế ‘tự cung tự cấp’, châu Á gặp nguy hiểm?
Cạnh tranh chiến lược: Phương Tây ‘tung hỏa lực mạnh’ củng cố nền kinh tế ‘tự cung tự cấp’, châu Á gặp nguy hiểm? (Nguồn: Shutterstock)

Lâu nay, song song với xu hướng trỗi dậy của Trung Quốc vẫn tồn tại một luống ý kiến phản biện, không đánh giá cao năng lực sản xuất của nước này. Ngay cả khi tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu của nền kinh tế số 1 châu Á liên tục tăng, thì vẫn có một điệp khúc rằng, chi phí lao động ngày càng tăng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Bắc Kinh, trong khi những trở ngại sâu sắc về cơ cấu sẽ ngăn cản quốc gia Đông Bắc Á tiến vào các ngành công nghiệp tiên tiến hơn.

Những người ủng hộ quan điểm trên thường xuyên lập luận rằng, sự thống trị về sản xuất của đất nước tỷ dân cuối cùng sẽ bị đảo ngược - nó chỉ là vấn đề thời gian.

Sự thành công của Trung Quốc?

Không cùng quan điểm trên, trong bài phân tích trên trang asia.nikkei.com, chuyên gia William Bratton tác giả cuốn “Trung Quốc trỗi dậy, châu Á suy thoái” và cũng từng là chuyên gia kinh tế trưởng, đứng đầu bộ phận nghiên cứu vốn cổ phần châu Á-Thái Bình Dương tại Ngân hàng HSBC nhận xét: “Điều kỳ lạ là những lập luận này vẫn còn khá phổ biến. Nhưng trên thực tế, bất chấp những lời tiên đoán rằng khả năng cạnh tranh của Trung Quốc đã giảm bớt, chi phí đầu vào cao hơn nhiều… thì đất nước này đồng thời tiến lên vị trí phát triển hàng đầu trong nhiều lĩnh vực tiên tiến”.

Vấn đề hiện nay là, bằng chứng thực tế về chiến lược cạnh tranh kiểu Trung Quốc và tính lâu dài của xu thế cạnh tranh kiểu này dường như đang được nhân rộng, thấy rất rõ trong các chính sách công nghiệp mang nặng tính can thiệp đang được áp dụng trên khắp nước Mỹ và các nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU).

Đáng chú ý nhất là các đạo luật nhằm bảo hộ phát triển công nghiệp Mỹ. Lời hùng biện mạnh mẽ nhất xuất phát từ chính quyền của Tổng thống Joe Biden về sự cần thiết phải duy trì vị thế dẫn đầu về công nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực tiên tiến và ưu tiên việc làm cho người Mỹ. Xét về nhiều mặt, chuyên gia William Bratton nhận xét, “xu hướng này có vẻ mang 'đặc tính Trump' nhiều hơn cả cựu Tổng thống Donald Trump”.

Tuy nhiên, không giống như học thuyết “Nước Mỹ trên hết” của cựu Tổng thống Trump, nỗ lực khôi phục nền sản xuất của Mỹ của Tổng thống Biden có thể đạt được thành công về dài hạn vì luôn có cam kết từ chính phủ "chống lưng". Đồng thời, sự thay đổi ý thức hệ này cũng sẽ không sớm bị đảo ngược, do sự hỗ trợ của lưỡng đảng đằng sau nó.

Các đạo luật nhằm củng cố nền sản xuất của Mỹ đã gây ra sự lo lắng trên khắp châu Âu, đặc biệt là khi những lo ngại về sự chuyển biến trong công nghệ và sản xuất xuyên Đại Tây Dương đã trở thành hiện thực và xuất hiện xu hướng các công ty châu Âu chuyển hướng ưu tiên đầu tư vào Mỹ, để tìm cách tiếp cận các khoản trợ cấp hào phóng trên xứ cờ hoa.

Tuy nhiên, để đáp lại, EU cũng đang tìm cách “bắt chước” cách làm của Mỹ. Đạo luật công nghiệp Net-Zero nhằm đảm bảo cung cấp ít nhất 40% nhu cầu của khối về công nghệ net-zero chiến lược đến năm 2030.

Khối này cũng đang tìm mọi cách nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp của mình thông qua Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) - một công cụ chính sách nhằm đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU, dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước xuất khẩu. Như vậy, cơ chế CBAM sẽ áp đặt thuế carbon lên tất cả các đối tác thương mại của châu Âu.

Những hành động này đã được biện minh bởi mong muốn chung của ba siêu cường kinh tế thế giới là nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước, đảm bảo quyền sở hữu các công nghệ quan trọng và thiết lập khả năng phục hồi kinh tế trong nước. Nhưng tiếc rằng, không mục tiêu nào trong số này có lợi cho hệ thống thương mại quốc tế.

Phần còn lại của thế giới sẽ ra sao?

Trung Quốc, Mỹ và EU có thể phải chỉ ra trách nhiệm nằm ở đâu trong xu hướng làm xói mòn các nguyên tắc cơ bản của thị trường mở và thương mại tự do khi hướng đi của họ rất rõ ràng tập trung vào khả năng "tự cung tự cấp" trong nước và sẵn sàng áp dụng các chính sách bảo hộ hơn. Tất cả các chính sách đó đều đang được thực thi mà không xem xét đến hậu quả đối với các đối tác thương mại, bao gồm cả các đối tác ở châu Á.

Về cơ bản, khả năng cạnh tranh trong sản xuất chủ yếu là về quy mô - yếu tố củng cố hiệu quả chi phí tương đối, cũng như xác định các nguồn lực sẵn sàng cho đổi mới và khả năng hỗ trợ chuyên môn hóa cao hơn. Việc thiếu quy mô trong nước có thể được bù đắp bằng mô hình phát triển theo kiểu cổ điển là dựa vào xuất khẩu - như đã được chứng minh thành công bởi các Con hổ châu Á.

Nhưng nếu ba siêu cường kinh tế - chiếm tới 60% GDP toàn cầu và 54% hàng nhập khẩu "đóng cửa" hoạt động kín - tức là khả năng tiếp cận thị trường một cách hiệu quả của các nền kinh tế còn lại đã bị giảm đáng kể, khi đó, sẽ thật ngây thơ khi cho rằng, phần còn lại của thế giới chẳng bị ảnh hưởng gì.

Hiện tại, các nền kinh tế châu Á chịu rủi ro cao nhất từ xu hướng bảo hộ sản xuất này là những nền kinh tế ở cùng giai đoạn phát triển công nghiệp và đang phát triển các ngành công nghiệp tương đương, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Không ai trong số họ có “hỏa lực tài chính” đủ mạnh để cạnh tranh được với tài lực của ba siêu cường kinh tế.

Nhưng ngay cả những nền kinh tế kém phát triển hơn cũng có thể thấy nỗ lực phát triển hoặc mở rộng sản xuất của họ bị hạn chế, do tâm lý bảo hộ ngày càng cản trở việc tiếp cận thị trường phương Tây và Trung Quốc. Và khi đó, sự tập trung lâu dài các hoạt động sản xuất toàn cầu ở chỉ Trung Quốc, châu Âu và Mỹ sẽ gây ra những hậu quả kinh tế và chính trị lâu dài.

Mối liên hệ giữa một bên là các ngành sản xuất năng động và cạnh tranh với bên kia là tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng thường không được đề cao. Nhưng thực tế, sản xuất thường là thành phần quan trọng cần thiết cho sự phát triển bền vững và tự chủ. Điều này thể hiện rõ nhất ở những quốc gia đang nỗ lực phát triển kinh tế.

Và trên thực tế, những hậu quả bất lợi của quá trình phi công nghiệp hóa cũng đã được chứng minh rộng rãi, bao gồm giảm năng suất, thu nhập trì trệ, bất bình đẳng gia tăng và năng lực đổi mới giảm sút. Và sau đó là những rủi ro địa chính trị.

Đầu tiên, việc mất đi hoạt động sản xuất sẽ dẫn đến sự phụ thuộc về công nghệ và hậu quả là đòn bẩy chính trị. Các quốc gia bị buộc phải đưa ra những lựa chọn về công nghệ không mong muốn, mà sau này sẽ khó thoát ra được và bị hạn chế về khả năng tiếp cận phần lớn nền kinh tế toàn cầu.

Rủi ro thứ hai là tầm quan trọng về mặt địa chính trị của một quốc gia phần lớn là do sự tham gia của quốc gia đó vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nên tầm quan trọng của quốc gia này chắc chắn sẽ giảm sút khi vai trò của quốc gia đó bị thu hẹp.

Ví dụ, nếu Mỹ thành công và sở hữu tiềm năng bán dẫn tương đương Hàn Quốc, liệu có thực tế khi cho rằng, nước này sẽ vẫn là một đối tác an ninh kiên định? - Rất khó để trả lời, bởi suy cho cùng, sự can dự của Mỹ vào Trung Đông đã giảm hẳn khi tầm quan trọng của khu vực này với tư cách là nhà cung cấp năng lượng đã suy yếu.

Một động lực tương tự phải được giả định, khi Mỹ và EU "hồi hương" các ngành công nghiệp chiến lược khác về nội địa.

Hiện tại, các nhà sản xuất châu Á đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng luôn hiện hữu do tính siêu cạnh tranh của Trung Quốc. Nhưng chiến lược mới của EU và Mỹ hầu như không cho thấy họ có thể được tin cậy như “những người bạn đang cần giúp đỡ”.

Thay vào đó, hệ thống thương mại quốc tế đang chịu áp lực ngày càng tăng, với chủ nghĩa bảo hộ được biện minh dựa trên cơ sở địa chính trị, trong khi các đối tác thương mại truyền thống như Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ đơn giản là "đối tượng phải hy sinh" không thể tránh khỏi, trong một trận chiến đang diễn ra giữa các cường quốc kinh tế.

Tuy nhiên, có một cách để né tầm ảnh hưởng của các siêu cường kinh tế, đó là tăng cường các hiệp định thương mại tự do, trong đó có loại trừ ba nền kinh tế khổng lồ trên để đảm bảo rằng, các mối quan hệ đối tác quốc tế được ưu tiên sẽ cân xứng hơn, cả về kinh tế và địa chính trị. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được cho là sẽ phù hợp với mục đích này.

Giá vàng hôm nay 27/9/2023: Giá vàng xuống đáy, USD leo đỉnh; vàng sẽ cao nhất mọi thời đại vào năm 2024?

Giá vàng hôm nay 27/9/2023: Giá vàng xuống đáy, USD leo đỉnh; vàng sẽ cao nhất mọi thời đại vào năm 2024?

Giá vàng hôm nay 27/9/2023 giảm mạnh trong khi đồng USD đã tăng lên mức "đỉnh" mới trong 10 tháng và lợi suất tái phiếu ...

Giá cà phê hôm nay 27/9/2023: Giá cà phê điều chỉnh tăng trên các thị trường, robusta có khả năng hồi phục trong tuần này?

Giá cà phê hôm nay 27/9/2023: Giá cà phê điều chỉnh tăng trên các thị trường, robusta có khả năng hồi phục trong tuần này?

Tính chung 8 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê giảm 5,4% về lượng, nhưng tăng 3,1% về kim ngạch và tăng 8,9% về giá ...

11 gói trừng phạt không đủ hạ gục Nga, châu Âu toan tính đẩy hàng tỷ USD ra khỏi 'túi' Moscow

11 gói trừng phạt không đủ hạ gục Nga, châu Âu toan tính đẩy hàng tỷ USD ra khỏi 'túi' Moscow

EU đang "ấp ủ" một gói trừng phạt mới nhắm vào Nga, khi 11 gói trừng phạt cũ đến nay chưa đủ "hạ gục" nền ...

'Chiến dịch' phá vây của Nga bị chặn đứng, phi USD hóa tưởng dễ mà khó không tưởng, Moscow có kế sách mới?

'Chiến dịch' phá vây của Nga bị chặn đứng, phi USD hóa tưởng dễ mà khó không tưởng, Moscow có kế sách mới?

Nỗ lực phi USD hóa của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không thể diễn ra theo kế hoạch. Hàng tỷ USD lợi nhuận từ ...

Lệnh trừng phạt Nga: EU ‘bồi’ thêm một đòn nữa là không cần thiết, bởi một lý do này

Lệnh trừng phạt Nga: EU ‘bồi’ thêm một đòn nữa là không cần thiết, bởi một lý do này

Nhà ngoại giao hàng đầu Hungary cho biết lý do không cần “bồi” thêm lệnh trừng phạt thứ 12 từ EU đối với Nga.

.

(theo asia.nikkei.com)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Tổng lượng khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm nay cao hơn 3,9% so với trước dịch, cho thấy sự phục hồi và phát triển của thị trường du ...
Australia bị quốc gia này soán ngôi đầu trong bảng xếp hạng điểm đến du học trên thế giới

Australia bị quốc gia này soán ngôi đầu trong bảng xếp hạng điểm đến du học trên thế giới

Australia bị quốc gia này soán ngôi đầu trong bảng xếp hạng du học trên thế giới, bởi những lý do này...
Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 2/5/2024

Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 2/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Dương theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 2/5/2024.
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Bạn trai Taylor Swift ký hợp đồng ‘khủng’ trong lịch sử bóng bầu dục Mỹ

Bạn trai Taylor Swift ký hợp đồng ‘khủng’ trong lịch sử bóng bầu dục Mỹ

Bạn trai Taylor Swift, Travis Kelce được đánh giá là một trong những cầu thủ chơi ở vị trí trung vệ đuôi xuất sắc nhất trong lịch sử bóng bầu ...
Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp

Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài liên tiếp 5 ngày, trong năm 2024, người lao động còn được nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, hưởng nguyên ...
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay 1/5: Giảm thêm gần 1%

Giá xăng dầu hôm nay 1/5: Giảm thêm gần 1%

Giá xăng dầu hôm nay 1/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/4, giá dầu giảm thêm gần 1% do sản lượng dầu thô của Mỹ tăng, cùng kỳ vọng về lệnh ngừng bắn.
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

SBM NEWS đánh giá cao tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, nơi có thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Trên hành trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh và trí tuệ, từng bước vượt qua thách thức, đạt những thành tựu to lớn...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Phiên bản di động