Cao Bằng nỗ lực phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Hồng Hạnh
Là “phên giậu vững chắc” nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc, với các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo gắn với lịch sử, truyền thống cách mạng, bản sắc văn hóa dân tộc và môi trường tự nhiên, Cao Bằng đã và đang nỗ lực phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cao Bằng nỗ lực phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Núi mắt thần (núi thủng) ở xã Quốc Toản, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng điểm đến của nhiều khách du lịch. (Nguồn: Báo Cao Bằng)

Tập trung phát triển các loại hình du lịch độc đáo

Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao biên giới thuộc phía Đông Bắc của Tổ quốc. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 6.700,26 km2, bằng 2,12% diện tích tự nhiên toàn quốc. Dân số toàn tỉnh hiện có khoảng 540.000 người; có 35 thành phần dân tộc trên địa bàn tỉnh, trong đó, dân tộc Tày chiếm 40,84%; Nùng 29,81%; Mông 11,65%; Dao 10,36%; Kinh 5,12%; Sán Chỉ 1,49%; Lô Lô 0,54%; Hoa 0,02%; dân tộc khác 0,17%. Là tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên tổng dân số cao nhất cả nước (94,88%).

Được thiên nhiên ưu ái, tỉnh Cao Bằng sở hữu tài nguyên du lịch phong phú với nhiều danh thắng nổi tiếng như: thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Thăng Hen, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, hang Ngườm Pục... và có nhiều di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng như di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, Khu rừng Trần Hưng Đạo, Địa điểm chiến thắng Biên giới năm 1950 huyện Thạch An... và nhiều di tích xếp hạng cấp Quốc gia, cấp tỉnh, thời gian qua, ngành Du lịch Cao Bằng đã có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả nổi bật.

Tin liên quan
Cảm nhận trọn vẹn hơn Cao Bằng... Cảm nhận trọn vẹn hơn Cao Bằng...

Phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, tài nguyên sẵn có về văn hóa, thiên nhiên, thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo, lãnh đạo công tác gìn giữ, phát huy những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số, tạo tiền đề, cơ sở cho phát triển du lịch.

Chỉ đạo ngành văn hóa và các đơn vị liên quan triển khai nhiều giải pháp thiết thực để các di sản văn hóa trở thành nguồn lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiêu biểu như duy trì và phục dựng các làng nghề truyền thống (nghề rèn thủ công truyền thống của đồng bào Nùng An; nghề đan lát mây tre của người Tày, Nùng; nghề dệt thổ cẩm, làm hương...). Đặc biệt, di sản thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Từ năm 2021 - 2022, tỉnh Cao Bằng tập trung xây dựng và phát triển các loại hình sản phẩm du lịch độc đáo, có giá trị kinh tế cao, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc và phù hợp với thị trường, gồm: Du lịch văn hóa lịch sử, tâm linh, lễ hội, du lịch cộng đồng trải nghiệm văn hóa bản địa.

Năm 2022 và đầu năm 2023, các huyện, Thành phố khởi động trở lại hoạt động lễ hội với nhiều đổi mới, như: Lễ hội về nguồn Pác Bó, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông tại các huyện Hà Quảng, Bảo Lâm, Hòa An… Lễ hội tranh đầu pháo, Lễ hội Nàng Hai (Quảng Hòa)… Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô, Lễ hội du lịch thác Bản Giốc (Trùng Khánh)...

Mỗi lễ hội là một sự kiện văn hóa đặc sắc từng vùng, miền với nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Tày, Nùng, Mông, Lô Lô… Đặc biệt, khai thác và phát huy thế mạnh du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái nông nghiệp... Đưa vào hoạt động nhiều điểm du lịch cộng đồng như: du lịch cộng đồng ở bản Hoài Khao dân tộc Dao Tiền, xã Quang Thành (Nguyên Bình), du lịch cộng đồng bản Khuổi Khon dân tộc Lô Lô, xã Kim Cúc (Bảo Lạc); Homestay Mộc, xã Cao Chương, du lịch cộng đồng Làng đá Khuổi Ky, Lan’s Nùng, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh)… Nhiều điểm thắng cảnh thiên nhiên đẹp được khai thác du lịch mạo hiểm, khám phá trải nghiệm hang động, cảnh núi rừng, ruộng bậc thang, điểm checkin đẹp… mở ra nhiều điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh.

Đến năm 2025 đón khoảng 3 triệu khách du lịch

Những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Cao Bằng không ngừng tăng cao, đặc biệt từ khi công viên địa chất non nước Cao Bằng được công nhận là công viên địa chất toàn cầu UNESCO vào tháng 4/2018, đã thu hút hàng nghìn du khách tới thăm quan, du lịch Cao Bằng tăng trưởng mạnh đạt trên 90%, góp phần phát huy giá trị của di sản địa chất và phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Với sự nỗ lực của toàn ngành Du lịch, các chỉ tiêu về du lịch năm 2022 của tỉnh Cao Bằng đã đạt và vượt so với Kế hoạch đề ra. Tổng lượt khách du lịch đạt trên 1,1 triệu lượt, tăng 165% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng thu du lịch đạt 622 tỷ đồng, tăng 762,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định du lịch - dịch vụ là một trong ba đột phá chiến lược, với mục tiêu từng bước đưa du lịch Cao Bằng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng tỉnh Cao Bằng trở thành trung tâm du lịch của các tỉnh khu vực trung du, miền núi phía Bắc.

Cao Bằng nỗ lực phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Công viên địa chất non nước Cao Bằng thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan. (Nguồn: Báo Cao Bằng)

Để hoàn thành mục tiêu trên, ông Trịnh Trường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết: "Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn để khai thác và phát triển, tỉnh Cao Bằng chú trọng đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch; phát huy có hiệu quả các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, các giá trị văn hóa dân tộc độc đáo, khác biệt mang đậm bản sắc Cao Bằng; đẩy mạnh hoàn thiện các điều kiện vận hành Khu cảnh quan Thác Bản Giốc, xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc trở thành Khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Cao Bằng đón khoảng 3 triệu khách du lịch, trong đó đạt 2,7 triệu lượt khách du lịch nội địa. Thu nhập xã hội từ du lịch đạt trên 3.000 tỷ đồng. Phấn đấu Khu du lịch thác Bản Giốc đạt tiêu chí trở thành Khu du lịch quốc gia".

Với tiềm năng sẵn có, cùng sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ, vào cuộc của người dân, hy vọng Cao Bằng sẽ là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Tưng bừng chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội du lịch thác Bản Giốc năm 2023

Tưng bừng chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội du lịch thác Bản Giốc năm 2023

Tối 6/10, Lễ hội du lịch thác Bản Giốc năm 2023 với chủ đề 'Về miền non nước' đã khai mạc với chương trình nghệ ...

Vẻ đẹp non nước Cao Bằng trong sắc Thu

Vẻ đẹp non nước Cao Bằng trong sắc Thu

Giống như nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, Cao Bằng đang ở thời điểm đẹp nhất trong năm khi thời tiết trong lành, mát mẻ ...

Non nước Cao Bằng - điểm đến lí tưởng trong dịp cuối năm

Non nước Cao Bằng - điểm đến lí tưởng trong dịp cuối năm

Khi đến Cao Bằng vào mùa Đông, bạn có thể cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ và nét thơ mộng, trữ tình, tận tưởng bầu ...

Cao Bằng phát triển bóng đá cộng đồng dưới sự hỗ trợ của Na Uy: Quả bóng tròn đưa giấc mơ của trẻ em Việt vươn xa

Cao Bằng phát triển bóng đá cộng đồng dưới sự hỗ trợ của Na Uy: Quả bóng tròn đưa giấc mơ của trẻ em Việt vươn xa

Cao Bằng là một trong 4 tỉnh phía Bắc đầu tiên của Việt Nam tham gia thực hiện dự án 'Bóng đá cộng đồng tại ...

Du khách hào hứng khám phá mùa vàng Mù Cang Chải

Du khách hào hứng khám phá mùa vàng Mù Cang Chải

TGVN. Dịp này, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đang trong mùa lúa chín vàng trên những triền ruộng bậc thang - thời điểm người ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động