TIN LIÊN QUAN | |
Dịch Covid-19: Nhiều nước nới lỏng lệnh phong tỏa | |
Phi công người Anh dương tính trở lại với Covid-19, tiên lượng xấu |
WHO cảnh báo tình trạng tái nhiễm của người khỏi bệnh có thể khiến tình hình khiểm soát Covid-19 phức tạp. Iran nới phong tỏa. |
Đến thời điểm này, trên thế giới có 2.923.111 người mắc Covid-19 với 203.307 người tử vong và 837.323 người được chữa khỏi.
Hoa Kỳ là tâm bệnh với 960.896 người mắc; 54.256 người tử vong. Tây Ban Nha đứng thứ hai với 223.759 người mắc; 22.902 người tử vong. Italy đứng thứ ba 195.351 người mắc; 26.384 người tử vong. Pháp đứng thứ tư với 161.488 người mắc; 22.614 người tử vong…
* Tình hình nhiễm Covid-19 phức tạp ở châu Á, theo số liệu cập nhật của Bộ Y tế Pakistan, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này đã lên tới 12.723 người, với 269 ca tử vong.
Trong 24 giờ qua, Pakistan xác nhận có thêm 783 ca nhiễm và 15 ca tử vong. Tỉnh Punjab ở miền Đông Pakistan vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19, với 5.378 ca nhiễm virus, tiếp đến là tỉnh Sindh ở miền Nam với 4.232 ca.
Bộ Y tế Ấn Độ sáng 26/4 thông báo nước này đã ghi nhận thêm 35 ca tử vong do nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 824 người. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng xác nhận thêm 1.554 ca nhiễm mới kể từ tối 25/4, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 24.496 người.
Như vậy, chỉ tính trong 24 giờ qua, Ấn Độ đã có thêm 1.990 ca nhiễm virus - mức cao nhất tính theo ngày kể từ khi bùng phát dịch bệnh ở quốc gia Nam Á này.
Tin liên quan |
Bộ trưởng Y tế Mỹ có nguy cơ bị thay thế do sai phạm trong ứng phó Covid-19 |
* Với Singapore, dù đã nỗ lực truy vết tiếp xúc để chặt đứt chuỗi lây nhiễm, ngày càng xuất hiện nhiều ca nCoV mất dấu F0.
Hồi đầu tháng, Singapore chỉ ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm, nhưng con số này giờ đây đã vượt 11.000. Gần 80% số ca nhiễm liên quan đến lao động nhập cư sống trong 43 ký túc xá lớn trên cả nước. Nhưng điều đáng lo ngại không kém là ngoài các ký túc xá này, tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng vẫn diễn ra, mặc dù Singapore đã phong tỏa hai tuần, đóng cửa trường học và khuyến cáo người dân ở nhà.
Đáng lo ngại, Singapore chỉ tìm thấy nguồn lây nhiễm của 17 trong số 25 ca nhiễm mới hàng ngày. Điều này có nghĩa là khoảng 68% trường hợp lây lan trong cộng đồng được coi là "mất dấu F0", khiến nhiều người nghi ngờ còn rất nhiều chuỗi lây nhiễm chưa bị phát hiện.
* Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phản đối việc cấp "hộ chiếu miễn dịch" cho những bệnh nhân đã khỏi bệnh, vốn được coi là công cụ để các nước mở cửa trở lại nền kinh tế.
WHO phản đối những "hộ chiếu" như vậy, bởi việc từng mắc Covid-19 không có nghĩa là người bệnh sẽ không bị tái nhiễm. Cơ quan này tuyên bố: "Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy những bệnh nhân đã bình phục sau khi mắc Covid-19 và có các kháng thể sẽ không bị nhiễm bệnh lần thứ hai".
Ngày 25/4, WHO cảnh báo rằng không thể chắc chắn những người từng xét nghiệm dương tính với loại virus này và đã khỏi bệnh sẽ không bị tái nhiễm.
Lời cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh một số chính phủ đang xem xét các biện pháp ví dụ như cấp "hộ chiếu miễn dịch" cho những người đã bình phục, coi đây là một cách thức để đưa mọi người trở lại làm việc sau nhiều tuần đóng cửa nền kinh tế.
Theo WHO, những người được cấp loại "hộ chiếu" như vậy có thể sẽ phớt lờ những hướng dẫn của ngành y tế công cộng, ví dụ như cần tiếp tục đeo khẩu trang, vì cho rằng họ không phải là nguy cơ đối với chính bản thân họ hay đối với những người khác.
Ở nhiều quốc gia, xuất hiện mối lo ngại về làn sóng thứ hai sau khi các lệnh hạn chế được nới lỏng, có khả năng sẽ trùng với mùa cúm mùa mới.
| Cập nhật dịch Covid-19 ở Việt Nam sáng 26/4: Không có ca mắc mới, cảnh báo về làn sóng lây nhiễm thứ 2 TGVN. Tính đến 6h ngày 26/4, theo Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam tiếp tục ghi nhận không có ca mắc ... |
Tại Iran - quốc gia đang gánh chịu những hậu quả nặng nề của dịch Covid-19, các quan chức y tế nước này ngày 25/4 đã tỏ ra lo ngại về "một sự bùng phát mới" khi có thêm 76 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong vì Covid-19 ở Iran lên 5.650 ca.
Iran đang dần dần cho phép mở cửa trở lại các hoạt động kinh doanh từng bị đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên Alireza Zali, một điều phối viên y tế ở thủ đô Tehran, chỉ trích việc "vội vàng mở cửa trở lại" có thể "gây ra làn sóng nhiễm bệnh mới ở Tehran".
Ở Washington, Mỹ, cố vấn về dịch bệnh hàng đầu của Nhà Trắng Anthony Fauci trong tuần này đã nói rằng Mỹ chắc chắn sẽ gặp rắc rối với dịch bệnh vào mùa Thu tới, và điều này sẽ càng trở nên phức tạp hơn khi đó cũng là thời điểm cúm mùa trở lại.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố những chỉ dẫn để từng bước mở cửa trở lại một phần nền kinh tế Mỹ. Một số bang cũng đã công bố kế hoạch mở cửa trở lại hoạt động kinh doanh.
Stanley Perlman, giáo sư về vi trùng và miễn dịch học của Đại học Iowa, dựa đoán rằng các ca nhiễm mới sẽ tăng trong một vài ngày tới và sau đó sẽ giữ ổn định ở mức này và cảnh báo: "Có nguy cơ làn sóng thứ hai của dịch bệnh sẽ sớm xảy ra nếu các biện pháp giới hạn được gỡ bỏ quá sớm".
Covid-19 tại Việt Nam, không có ca mắc mới, 225 ca khỏi bệnh. |
* Truyền thông nước ngoài nêu bật kinh nghiệm chống dịch thành công của Việt Nam. Trong chuyên mục tổng quan hằng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài" phát đêm 25/4, đài Sputnik (Nga) đã liệt kê một số bài viết của truyền thông quốc tế đánh giá cao Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Theo Sputnik, với việc Việt Nam nới lỏng giãn cách xã hội, suốt tuần lễ không xuất hiện những ca bệnh mới, không ngẫu nhiên khi chủ đề chính trong các bài viết và thông tin về đất nước này trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài là phân tích bí quyết thành công của Việt Nam.
Trong đó, tờ Los Angeles Times (Mỹ) nhận định: “Việt Nam là điểm sáng hiếm có và đáng ngạc nhiên trong đại dịch Covid-19”. Các chuyên gia trên báo Mỹ đánh giá hiệu quả của những bước đi sớm và cương quyết mà Việt Nam triển khai áp dụng như cấm gần như toàn bộ các chuyến đi từ Trung Quốc, đóng cửa trường học vào cuối tháng 1; cách ly tập trung hàng chục nghìn người và theo dõi các tiếp xúc của bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 với những người khác.
Trang Marketplace chỉ ra rằng, bộ máy an ninh hùng mạnh ở Việt Nam và hệ thống chính quyền địa phương hiệu quả đã được huy động vào việc đảm bảo cung cấp thông tin ngay lập tức về tình hình dịch bệnh và cách ly ở mọi nơi cần thiết. Theo bài viết, Việt Nam đã chọn phương thức phù hợp với ngân sách hơn để chống đại dịch, thay vì áp dụng cách xét nghiệm đại trà như Đức và Hàn Quốc tiến hành. Bài viết đề cập đến những yếu tố góp phần làm nên thành công của Chính phủ Việt Nam, đó là những quy định hướng dẫn y tế gồm kiểm tra nhiệt độ và xét nghiệm, trong đó bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh và đáng tin cậy do chính người Việt Nam tạo ra; thực hiện cách ly 14 ngày từ giữa tháng 2 đối với tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài nhập cảnh; phối hợp tuyên truyền nhanh chóng giữa chính quyền và các công dân, qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội và áp-phích về kiến thức vệ sinh phòng chống dịch. Bài viết cho rằng mô hình chống dịch của Việt Nam đã cung cấp những bài học quan trọng, bởi Covid-19 còn lây lan hoành hành ở các nước đang phát triển.
Trong khi đó, tờ Kommersant (Thương gia) của Nga cũng dành bài viết lớn và công phu nghiên cứu kinh nghiệm thành công của Việt Nam, lưu ý đến quyết định chia 63 địa phương của đất nước thành nhiều khu vực - với xếp loại mối đe dọa SARS-CoV-2 ở mức cao, mức trung bình và thấp, từ đó có những biện pháp tương ứng về giãn cách xã hội khá đa dạng. Bài viết cũng ghi nhận yếu tố không kém phần quan trọng dẫn đến thành công là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc kêu gọi nhân dân đoàn kết và xác định tiêu chí nhận thức độc đáo: coi cuộc chiến chống đại dịch như cuộc đối đầu với giặc ngoại xâm, để lại một lần nữa, như từng có trong lịch sử, "toàn Việt Nam lại trụ vững và chiến thắng".
| Truyền thông Áo: Mô hình phòng chống Covid-19 của Việt Nam đáng để các nước học tập TGVN. Ngày 24/4, báo Standard của Áo có bài phân tích mang tựa đề "Không trường hợp tử vong do virus Corona và chỉ hai ca ... |
| Mỹ tiếp tục đổ lỗi cho Trung Quốc về dịch bệnh Covid-19 TGVN. Ngày 25/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ sẽ làm việc với các đối tác quốc tế để đảm bảo họ hiểu ... |
| Báo Mỹ: Việt Nam có thể là quốc gia phản ứng với dịch Covid-19 hiệu quả nhất TGVN. Theo tờ The Nation, Việt Nam là quốc gia bị lãng quên bởi truyền thông Mỹ trong cuộc chiến chống Covid-19 tuy đã từng ... |
| WHO và Anh chứng nhận bộ kít xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam TGVN. Ngày 24/4, Cơ quan chuyên môn về thẩm định sản phẩm y tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã gửi thư thông ... |