Cập nhật 19h ngày 16/4: Tìm vũ khí chống Covid-19 từ vaccine cũ, cơ hội để Nga - Mỹ hợp tác

TGVN. Việc phát triển và sản xuất vaccine chống Covid-19 đòi hỏi thời gian ít nhất là 12- 18 tháng. Trong khi chờ đợi, các nhà khoa học tìm chiến lược mới là sử dụng những loại vaccine quen thuộc và rẻ tiền, sẵn có, vốn dùng chống bệnh truyền nhiễm khác như lao phổi, sởi hay bại liệt, để ngăn ngừa Covid-19.         
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cap nhat 19h ngay 164 tim vu khi chong covid 19 tu vaccine cu bac si phap 99 tuoi quyet khong nghi huu di chong dich Cập nhật Covid-19 ở Việt Nam chiều 16/4: Thêm 3 nhân viên Công ty Trường Sinh khỏi bệnh, không ghi nhận ca mắc mới
cap nhat 19h ngay 164 tim vu khi chong covid 19 tu vaccine cu bac si phap 99 tuoi quyet khong nghi huu di chong dich Cập nhật 7h ngày 16/4: Biểu đồ dịch Covid-19 tăng theo phương thẳng đứng, Pháp, Mỹ dẫn đầu về số ca tử vong trong ngày
cap nhat 19h ngay 164 tim vu khi chong covid 19 tu vaccine cu bac si phap 99 tuoi quyet khong nghi huu di chong dich
Một nhà nghiên cứu đang tiến hành các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm Moderna ở Cambridge, Massachusetts, Mỹ. (Nguồn: Getty Images)

Hy vọng thắp lên sau một nghiên cứu công bố đầu tháng này, cho thấy, tại các quốc gia có chương trình tiêm chủng lao (vaccine BCG) rộng rãi có tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp hơn các nước không tiêm chủng rộng.

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm chuyên gia Mỹ và Ireland. Tiến sĩ Paul Hegarty, đồng tác giả của công trình, cho biết, vaccine này từng được sử dụng cho bệnh ung thư bàng quang, làm chậm quá trình lây lan và tái phát. Vì vậy nhóm chuyên gia quyết định kiểm tra tác dụng của nó với Covid-19.

Theo cơ sở dữ liệu, của BCG World Atlas, BCG là loại vaccine an toàn và phổ biến nhất thế giới. Một số quốc gia có chương trình tiêm chủng trên diện rộng, trong đó có Việt Nam. Một số khác như Canada hay Mỹ chỉ khuyến nghị sử dụng cho nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh.

Giới khoa học đang gấp rút thử nghiệm xem có tận dụng được bất cứ cơ hội nào hay không. Các nhà nghiên cứu chia dữ liệu về Covid-19 của 153 quốc gia thành hai nhóm: nhóm có chương trình tiêm chủng lao bắt buộc và nhóm không. Sau khi tính toán các sai số, họ kết luận nhóm số 1 có tỷ lệ nhiễm Covid-19 là 0,8/1.000.000 người. Trong khi đó con số này ở nhóm thứ 2 là 34,8/1.000.000, cao hơn rất nhiều. Tỷ lệ tử vong ở nhóm 1cũng thấp hơn.

Tiến sĩ Hegarty nói: "Chúng tôi khá bối rối với điều này nên đã tiến hành phân tích từng nước riêng biệt. Kết quả vẫn cho thấy những vùng có chính sách tiêm chủng lao bắt buộc ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19 hơn".

* Trong khi đó, cùng với những nỗ lực không ngừng nghỉ của các y, bác sỹ trên toàn thế giới, bác sĩ 99 tuổi người Pháp Christian Chenay đã không chịu “nghỉ hưu”, tình nguyện tiếp tục giúp đỡ các bệnh nhân Covid-19.

Được sinh ra trong những ngày đen tối của dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 và sau này khi lớn lên trở thành bác sĩ trực tiếp điều trị cho những bệnh nhân sốt phát ban trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, nay ở tuổi 99, bác sĩ Christian Chenay vẫn đang giúp điều trị cho các bệnh nhân của căn bệnh quái ác viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Bác sĩ Christian Chenay hiện làm việc tại phòng khám ở Chevilly-Larue, ở ngoại ô Paris. Cách đây vài tuần, ông có dấu hiệu mắc bệnh Covid-19 sau một sự cố trong khi làm việc và đã phải tự cách ly trong hai tuần. Hiện nay, khi đã khỏe mạnh trở lại, hàng ngày, ông vẫn tư vấn trực tuyến, qua điện thoại và Internet cho các bệnh nhân, trong đó có những người đã theo ông chăm sóc sức khỏe trong nhiều thập kỷ. Hàng tuần, vị bác sĩ già còn có lịch thăm khám định kỳ tại một viện dưỡng lão, dù biết dịch bệnh Covid-19 rất nguy hiểm với những người cao tuổi và các nhà dưỡng lão đặc biệt dễ bị ảnh hưởng.

Tính đến tối 15/4, dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của 17.167 người tại Pháp. Số ca tử vong trong bệnh viện là 10.643, tăng 541 trong vòng 24 giờ. Số liệu ghi nhận tại các nhà dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội khác lên tới 6.524 trường hợp, tăng cao 924 so với ngày hôm trước là do cập nhật của nhiều ngày gộp lại.

Tổng cộng có 106.206 bệnh nhân xét nghiệm dương tính với virus (+2.633 trong 24 giờ), trong đó số người nhập viện là 31.779 (+2.415) song lần đầu tiên giảm (-513) so với ngày hôm trước. Hiện vẫn còn 6.457 bệnh nhân phải được chăm sóc đặc biệt (+284), giảm 273 người so với ngày hôm trước và là ngày giảm thứ sáu liên tiếp. Đến nay, 31.000 người đã khỏi bệnh và ra viện.

* Trong khi đó, theo con số thống kê tính đến 10h30' theo giờ GMT (17h30' giờ Việt Nam) ngày 16/4, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 90.000 người ở châu Âu. Như vậy, với việc ghi nhận tổng cộng 90.180 ca tử vong do nhiễm virus corona chủng mới trong tổng cộng khoảng 1.047.279 người mắc bệnh, châu Âu đã trở thành lục địa chịu tàn phá nặng nề nhất của dịch bệnh, vốn đã khiến 137.499 người trên toàn thế giới thiệt mạng tính đến thời điểm này.

Bộ Y tế Tây Ban Nha thông báo số ca tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này đã tăng lên 19.130 người. Theo đó, trong 24 giờ qua đã có thêm 551 bệnh nhân tử vong vì Covid-19, tăng so mức 523 một ngày trước đó. Tây Ban Nha đã ghi nhận thêm 5.183 ca mắc bệnh, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 182.816 ca.

* Tại Philippines, Bộ Y tế thông báo thêm 207 ca mắc và 13 ca tử vong do bệnh Covid-19. Theo đó, Philippines ghi nhận tổng cộng 5.660 ca mắc, trong đó có 362 ca tử vong.

Hiện Philippines ghi nhận số ca mắc nhiều nhất tại Đông Nam Á. Quốc gia này mới ghi nhận thêm 82 bệnh nhân được chữa khỏi và xuất viện, nâng tổng số ca hồi phục lên thành 435 người.
Cùng ngày 16/4, người phát ngôn của lực lượng đặc nhiệm liên ngành giám sát việc thực thi các biện pháp ứng phó của Chính phủ Philippines trong cuộc chiến chống Covid-19, ông Karlo Nograles cho biết, Chính phủ vừa ban hành nghị quyết cho phép các du thuyền nước ngoài có thủy thủ người Philippines trên tàu được cập bến vào Manila trong bối cảnh lệnh phong tỏa đang được áp đặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Theo ông Nograles, các du thuyền nước ngoài được cập bến tại các cảng ở Manila và sẽ được sử dụng là cơ sở cách ly cho các thủy thủ đoàn Philippines. Các thành viên nước ngoài khác trên tàu sẽ được phép xuống tàu tại Manila với mục đích duy nhất là bắt chuyến bay về nước sau khi hoàn tất 14 ngày cách ly bắt buộc.

* Tại Malaysia, Bộ Y tế nước này ghi nhận thêm 1 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do dịch bệnh lên thành 84 người. Bộ này cũng xác nhận thêm 110 ca mắc, nâng tổng số ca mắc tại Malaysia lên thành 5.182 ca.

* Ngày 16/4, nhóm chuyên gia thuộc Lực lượng đặc nhiệm chống dịch Covid-19 của Indonesia cho biết, đỉnh dịch ở Indonesia sẽ rơi vào đầu tháng 5 đến đầu tháng 6 với ước tính 95.000 trường hợp mắc bệnh.

Trưởng nhóm chuyên gia của Lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19, ông Wiku Adisasmito cho hay, nhóm của ông đã xem xét trên cơ sở kết hợp tất cả các dự báo từ các nghiên cứu khác nhau bởi các chuyên gia và các tổ chức khoa học. Sau giai đoạn cao điểm vào đầu tháng 6, số lượng các trường hợp mắc Covid-19 sẽ giảm. Giai đoạn từ tháng 6-7, số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 có thể lên tới 106.000 người. Tuy nhiên, ông Wiku cho biết, Chính phủ nước này sẽ nỗ lực hết sức để số ca mắc Covid-19 không chạm tới con số dự báo.

* Tại Iran, người phát ngôn Bộ Y tế Kianush Jahanpur thông báo, nước này ghi nhận thêm 92 ca tử vong, nâng tổng số ca không qua khỏi dịch bệnh lên thành 4.869 người. Tổng số ca mắc Covid-19 tại Iran đã tăng lên thành 77.995 người.

* Tin mới nhận, điện Kremlin ngày 16/4 cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin tin tưởng rằng đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn thế giới là cơ hội để Moscow hợp tác với Washington.

Trả lời báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: "Tổng thống Putin tin tưởng rằng, đại dịch này là cơ hội để giúp đỡ lẫn nhau". Phát biểu này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/4 đề nghị hỗ trợ Nga các máy thở.

Ông Peskov cho biết, Nga sẽ chấp nhận đề xuất của Tổng thống Mỹ về việc chuyển các máy thở cho nước này nếu những nỗ lực nhằm kiểm soát dịch bệnh cần tới chúng.

cap nhat 19h ngay 164 tim vu khi chong covid 19 tu vaccine cu bac si phap 99 tuoi quyet khong nghi huu di chong dich

Cập nhật 19h ngày 15/4: Tổng thống Mỹ tiết lộ 'ngày kinh hoàng', Nga phai nhạt tự tin

TGVN. Tiến hành phân tích đường cong của đại dịch Covid-19, các nhà khoa học tại Đại học Harvard (Mỹ) nhận định, việc các nước ...

cap nhat 19h ngay 164 tim vu khi chong covid 19 tu vaccine cu bac si phap 99 tuoi quyet khong nghi huu di chong dich

Chết vì Covid-19 hay... vì đói?

TGVN. Một số quốc gia đang phải đối mặt với một câu hỏi mà câu trả lời chỉ có thể là... bế tắc, một cái ...

cap nhat 19h ngay 164 tim vu khi chong covid 19 tu vaccine cu bac si phap 99 tuoi quyet khong nghi huu di chong dich

Ai có khả năng miễn dịch với virus corona chủng mới gây bệnh Covid-19?

TGVN. Một trong số nhiều vấn đề không chắc chắn và vẫn còn tồn tại đến giờ phút này về bệnh viêm đường hô hấp ...

Chu Văn (theo SCMP, AFP, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động