Cập nhật 19h ngày 16/6: Đông Nam Á thận trọng với dịch Covid-19, thử nghiệm vaccine tại Singapore và Anh

Mai Khanh
TGVN. Indonesia cho phép mở cửa trở lại theo từng giai đoạn, Campuchia công bố kế hoạch cắt giảm ngân sách năm 2021 xuống còn 4 tỷ USD...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Covid-19: Phu nhân Tổng thống Ukraine nhập viện, Ấn Độ dự báo trên 800.000 người nhiễm sau 1 tháng nữa
Covid-19 ở Trung Quốc: Tình hình Bắc Kinh 'hết sức nghiêm trọng', cấm dịch vụ chở khách ra khỏi thành phố
4512 ctmoh1606
Phần lớn ca mắc Covid-19 mới ở Singapore sống trong các khu lao động nước ngoài đã được khoanh vùng cách ly. (Nguồn: ST)

Bộ Y tế Singapore ngày 16/6 thông báo nước này ghi nhận thêm 151 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 - mức thấp nhất trong ngày kể từ ngày 8/4.

Trong số các ca nhiễm mới ở đảo quốc Sư tử có 2 ca lây nhiễm trong cộng đồng, số còn lại sống trong các khu lao động nước ngoài đã được khoanh vùng cách ly. Như vậy, tính đến nay, tổng số ca mắc Covid-19 tại Singapore là 40.969 người, trong đó có 30.366 trường hợp bình phục và 26 ca tử vong.

Cùng ngày, các nhà khoa học Singapore thông báo sẽ bắt đầu thử nghiệm trên người vaccine phòng Covid-19, do công ty Arcturus Therapeutics của Mỹ sản xuất, từ tháng 8 tới sau khi các cuộc thử nghiệm trên chuột cho kết quả khả quan.

Cũng trong 24 giờ qua, Indonesia đã ghi nhận thêm 1.106 ca mắc Covid-19 và 33 trường hợp tử vong. Hiện tổng số ca mắc Covid-19 ở nước này đã lên tới 40.400 người, trong đó có 2.231 trường hợp tử vong và 15.703 người bình phục.

Chính phủ Indonesia tuyên bố sẽ cho phép mở cửa trở lại theo từng giai đoạn đối với các trường học nằm trong khu vực có ít rủi ro lây nhiễm dịch Covid-19, hay còn gọi là "vùng xanh", bắt đầu vào tháng 7 tới.

Bộ trưởng Tài chính Indonesia, bà Sri Mulyani Indrawati, dự báo nền kinh tế nước này sẽ giảm 3,1% trong quý II/2020 - mức tăng trưởng hằng quý thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Bộ trưởng Sri Mulyani cho rằng các biện pháp hạn chế xã hội quy mô lớn (PSBB) được triển khai tại nhiều khu vực trong cả nước nhằm ngăn chặn dịch Covid-19, trong đó có thủ đô Jakarta và các thành phố vệ tinh sầm uất thuộc tỉnh Tây Java, đã tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế.

Hiện giới chức Indonesia đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến của nền kinh tế và sẽ cố gắng giảm thiểu các rủi ro để tình hình không trở nên tồi tệ hơn.

Trong khi đó, Philippines thông báo ghi nhận thêm 364 người nhiễm virus SARS-CoV-2 và 5 trường hợp tử vong, đưa tổng số ca mắc bệnh và tử vong do Covid-19 tại nước này lần lượt là 26.781 người và 1.103 người.

Cũng trong 24 giờ qua, Malaysia ghi nhận thêm 11 ca mắc Covid-19 và không có ca tử vong trong ngày. Hiện số người mắc Covid-19 ở nước này là 8.505.

Thái Lan thông báo không có ca nhiễm mới hay tử vong và đây là ngày thứ 22 liên tiếp không có lây nhiễm cộng đồng. Cho đến nay, đất nước Nụ cười ghi nhận có 58 ca tử vong liên quan đến dịch Covid-19 trong tổng số 3.135 ca nhiễm. Hiện 2.993 ca đã được chữa khỏi.

Ngày 16/6, Chính phủ Campuchia đã công bố kế hoạch cắt giảm ngân sách năm 2021 xuống còn 4 tỷ USD do tác động của dịch Covid-19 bùng phát kể từ đầu năm nay.

Mức cắt giảm này tương đương 50% ngân sách năm 2020, trong đó giảm 11,3% chi cho các vấn đề xã hội và 6,4% cho ngân sách quản lý hành chính. Trong năm 2019, Quốc hội Campuchia đã thông qua kế hoạch chi ngân sách 8,2 tỷ USD của chính phủ trong năm 2020, tăng 22% so với năm 2019.

Trước đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Campuchia sẽ tăng trưởng 2,3% trong năm 2020, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá tỷ lệ này ở mức âm 1,7%.

Chính phủ Campuchia mới đây đã công bố để dành khoản ngân sách 1 tỷ USD nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 và ưu tiên phục hồi nền kinh tế. Số ngân sách này được phân bổ trả lương công nhân bị ảnh hưởng bởi tình trạng các nhà máy đóng cửa và khoản giảm thuế cho các doanh nghiệp du lịch.

Việt Nam ngày 16/6 không ghi nhận ca nhiễm mới, tổng số trường hợp mắc Covid-19 được chữa khỏi tính đến nay là 325/334 bệnh nhân (chiếm 97% tổng số bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam).

Covid-19 ở Việt Nam chiều 16/6: Không có ca nhiễm mới, chỉ còn 9 bệnh nhân, phi công người Anh giao tiếp tốt

Tây Ban Nha đang cân nhắc áp dụng biện pháp cách ly đối với người nhập cảnh từ Anh trong bối cảnh nước này dự kiến mở cửa lại biên giới vào tuần tới. Trước đó, Anh đã áp dụng chính sách tương tự với người nhập cảnh từ Tây Ban Nha.

Ngoại trưởng Tây Ban Nha Arancha Gonzalez Laya cho biết nước này theo sát tình hình dịch bệnh tại Anh và sẽ tiến hành đối thoại với London để quyết định khả năng áp dụng chính sách này, do các biện pháp của Anh không giống các nước khác trong Liên minh châu Âu.

Trong thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh ở hai quốc gia này đang dần hạ nhiệt. Ngày 15/6, Tây Ban Nha chỉ ghi nhận thêm 181 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 291.189, trong khi số ca tử vong vẫn giữ nguyên ở con số 27.136 ca. Còn Anh ghi nhận thêm 968 ca nhiễm và 38 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt là 296.857 và 41.736 ca.

0424 2142206 763363993
Hiện có hơn 100 loại vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 đang trong giai đoạn phát triển trên toàn thế giới.

Một thông tin đang được chờ đợi tại Anh là các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London sẽ bắt đầu tiến hành các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên đối với vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 trong tuần này, với khoản tài trợ trị giá hơn 45 triệu bảng Anh (56,5 triệu USD) từ chính phủ Anh và các tổ chức từ thiện.

Đây được coi là những thử nghiệm đầu tiên trên người áp dụng công nghệ mới mà các nhà nghiên cứu cho rằng có thể đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, phát triển và điều chế vaccine để ứng phó kịp thời trước các căn bệnh mới như bệnh Covid-19. Trong số 45 triệu bảng Anh mà nhóm nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London được tài trợ có 41 triệu bảng được chính phủ cấp và 5 triệu bảng do các nhà từ thiện hỗ trợ.

Giáo sư Robin Shattock thuộc Khoa truyền nhiễm của Đại học Hoàng gia London cho biết thay vì chỉ dùng một phần của virus để điều chế những loại vaccine thông thường khác, loại vaccine tiềm năng này sẽ sử dụng các chuỗi tổng hợp của RNA - chất liệu di truyền của virus được bao bọc trong các phân tử chất béo rất nhỏ. Khi được tiêm vào cơ thể, nó sẽ chỉ đạo các tế bào cơ sản xuất ra protein virus để phòng chống nhiễm bệnh trong tương lai. Khi thử nghiệm trên động vật, loại vaccine này được chứng minh là an toàn và cho thấy "những dấu hiệu tích cực của một phản ứng miễn dịch hiệu quả".

Trong các cuộc thử nghiệm ban đầu, khoảng 300 tình nguyện viên khỏe mạnh sẽ tiếp nhận 2 liều vaccine, từ đó các nhà khoa học sẽ đánh giá mức độ an toàn cũng như khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch hiệu quả của vaccine này trong việc phòng ngừa lây nhiễm COVID-19. Nếu kết quả đạt được như kỳ vọng, các thử nghiệm quy mô lớn hơn trên khoảng 6.000 người sẽ được tiến hành vào cuối năm nay.

Ngày 16/6, chương trình Kênh 13 của Israel đưa tin nước này đã ký kết với Moderna Inc về việc mua vaccine phòng ngừa bệnh Covid-19 mà công ty này đã thành công trong việc phát triển.

Nguồn tin cho biết, theo thỏa thuận mua vaccine này, nếu thành công, Moderna Inc sẽ xuất khẩu vaccine sang Israel.

Tuy nhiên, phía Bộ Y tế Israel chưa có bất kỳ bình luận nào.

Cho tới nay, đã có hơn 100 loại vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 đang trong giai đoạn phát triển trên toàn thế giới, trong đó một số vaccine của các công ty AstraZeneca, Pfizer, BioNtech, Johnson & Johnson, Merck, Moderna, Sanofi và CanSino Biologics đã được thử nghiệm trên người. Giám đốc điều hành của Hiệp hội Miễn dịch học Anh Doug Brown đánh giá cao vaccine mà Đại học Hoàng gia Anh đang phát triển, nhấn mạnh càng nhiều phương pháp tiếp cận đồng nghĩa cơ hội thành công càng cao.
Cập nhật 7h ngày 16/6: Toàn cầu vượt 8 triệu ca Covid-19, Trung Quốc truy vết hơn 200.000 người, thêm 1 nghị sĩ Mỹ 'dính' virus

Cập nhật 7h ngày 16/6: Toàn cầu vượt 8 triệu ca Covid-19, Trung Quốc truy vết hơn 200.000 người, thêm 1 nghị sĩ Mỹ 'dính' virus

TGVN. Theo trang thống kê worldometers, thế giới ghi nhận 8.107.424 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây ...

Cập nhật 19h ngày 15/6: Lo ngại 'vỡ trận', Bắc Kinh tái áp đặt các biện pháp hạn chế, ca Covid-19 tử vong ở Indonesia cao chưa từng có

Cập nhật 19h ngày 15/6: Lo ngại 'vỡ trận', Bắc Kinh tái áp đặt các biện pháp hạn chế, ca Covid-19 tử vong ở Indonesia cao chưa từng có

TGVN. Một số quận tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã dựng các chốt an ninh, đóng cửa trường học và yêu cầu ...

Cập nhật 7h ngày 15/6: Nhiều bang Mỹ tăng đột biến số người nhiễm Covid-19, nguy cơ Pakistan có hơn 1 triệu ca vào tháng 7

Cập nhật 7h ngày 15/6: Nhiều bang Mỹ tăng đột biến số người nhiễm Covid-19, nguy cơ Pakistan có hơn 1 triệu ca vào tháng 7

TGVN. Tính đến 6h ngày 15/6, theo trang thống kê Worldometers, toàn cầu ghi nhận 7.981.567 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4 thay vì 16 điểm như trước đó.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga long trọng tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản ...
U23 Việt Nam: Thủ môn Quan Văn Chuẩn nhận lỗi về bàn thua trước U23 Iraq

U23 Việt Nam: Thủ môn Quan Văn Chuẩn nhận lỗi về bàn thua trước U23 Iraq

Quan Văn Chuẩn thừa nhận mắc sai lầm dẫn đến tình huống U23 Việt Nam phải nhận bàn thua trước U23 Iraq, dừng chân ở tứ kết VCK U23 châu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 - MU vs Burnley; Serie A vòng 34 - Juventus vs ...
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel ...
Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Việt Nam-Indonesia: Phát triển thực chất, vững chắc, toàn diện

Chuyến thăm hai ngày của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp cao...
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động