Cập nhật 19h ngày 27/5: Chuyên gia cảnh báo làn sóng Covid-19 thứ 2 tại Australia, Pháp đột ngột cấm sử dụng Hydroxychloroquine

Chu Văn
TGVN. Sẽ có làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai tại Australia trong khoảng từ giữa tháng 6 tới giữa tháng 7 do việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cap nhat 19h ngay 275 chuyen gia canh bao lan song covid 19 thu 2 xuat hien tai australia trong 1 tuan toi phap cam su dung hydroxychloroquine Covid-19 tại Việt Nam chiều 27/5: Thêm 6 bệnh nhân được chữa khỏi, 41 ngày không có ca mắc mới ở cộng đồng
cap nhat 19h ngay 275 chuyen gia canh bao lan song covid 19 thu 2 xuat hien tai australia trong 1 tuan toi phap cam su dung hydroxychloroquine Cập nhật 7h ngày 27/5: Mỹ chính thức vượt mốc 100.000 ca tử vong, Ấn Độ lập 'kỷ lục chết chóc'
cap nhat 19h ngay 275 chuyen gia canh bao lan song covid 19 thu 2 xuat hien tai australia trong 1 tuan toi phap cam su dung hydroxychloroquine
Các bác sĩ Pháp sẽ không được phép sử dụng Hydroxychloroquine để điều trị các ca mắc Covid-19, do nguy cơ gây ra những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe. (Nguồn: AFP)

Đó là kết quả khảo sát do Đại học Monash của Australia tiến hành đối với 1.000 phòng khám địa phương. Theo đó, các bệnh viện tại nước này đang đối mặt với nguy cơ phải tiếp nhận làn sóng bệnh nhân thứ 2 và thứ 3 do dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trong giai đoạn từ nay đến Giáng sinh.

Kết quả khảo sát cho thấy sẽ có làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai tại Australia trong khoảng từ giữa tháng 6 tới giữa tháng 7 do việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Ngoài làn sóng bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 2, các bệnh viện Australia còn có thể phải tiếp nhận làn sóng bệnh nhân thứ 3 vốn mắc nhiều bệnh khác song không đi chữa trị vì dịch Covid-19.

Theo người đứng đầu cuộc khảo sát, Phó Giáo sư Christopher Pearce, thuộc Đại học Monash, các dữ liệu phòng khám cho thấy, có một lượng lớn bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính không liên lạc với phòng khám cũng như không có xét nghiệm bệnh lý thường xuyên.

Khi Australia tiếp tục nới lỏng các biện pháp kiểm soát Covid-19 trong tuần này, trong đó có việc mở lại các trường học, cũng như số người được phép tụ tập tăng lên, các ca mắc Covid-19 đã xuất hiện trở lại. Tại bang New South Wales, chỉ 1 ngày sau khi các trường công trên khắp bang mở cửa trở lại để đón học sinh, hai trường học ở thành phố Sydney đã buộc phải đóng cửa sau khi ghi nhận các ca mắc bệnh. Trong khi đó, tại bang Victoria, một giáo viên cũng đã được phát hiện mắc Covid-19 khi các học sinh trong bang trở lại trường học.

Tuy nhiên, Phó Giáo sư Pearce cho rằng, những ca này không đồng nghĩa với việc làn sóng bệnh nhân Covid-19 sẽ đến sớm hơn dự báo. Theo ông, làn sóng thứ 2 này có thể xuất hiện trong vòng 1 tuần tới. Dự báo số ca mắc Covid-19 bắt đầu tăng trong tháng 6 và đạt đỉnh sau đó, khi các biện pháp giãn cách được nới lỏng.

Phó Giáo sư Pearce cũng cảnh báo trong khi xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ 2, số bệnh nhân mắc các bệnh khác, vốn không chữa trị do dịch Covid-19, cũng có thể tạo áp lực đối với các bệnh viện, đặc biệt khi trùng với với dịch cúm mùa.

* Hiện tại, số ca mắc bệnh Covid-19 đều giảm tại Australia và New Zealand đã giúp hai nước nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại với nhau.

Tại Australia, số ca mắc Covid-19 hiện đã giảm xuống dưới 500 người, trong khi bệnh nhân mắc Covid-19 cuối cùng tại New Zealand cũng vừa xuất viện ngày 27/5. Do đó, giới chức y tế Australia khẳng định hoàn toàn có khả năng nước này và New Zealand sẽ cho phép người dân hai nước đi lại lẫn nhau.

Trong tuần này, các quan chức y tế cấp cao hai nước đã tiến hành các cuộc đàm phán sơ bộ và chuẩn bị trình khuyến cáo lên Chính phủ trong những tuần tới về cách thức nối lại việc đi lại an toàn.

Australia đã ghi nhận 7.144 ca mắc Covid-19, trong đó có 103 trường hợp tử vong. Australia đã ghi nhận một trường hợp trẻ nhất, 30 tuổi, qua đời vào tối 26/5 tại bang Queensland, do mắc Covid-19. Trong khi đó, New Zealand đã trải qua 5 ngày mà không có ca mắc Covid-19 nào mới. Tính đến nay, nước này ghi nhận 1.154 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 21 người tử vong.

* Trong khi đó, Pháp vừa ra quyết định dừng sử dụng thuốc Hydroxychloroquine trong điều trị Covid-19.

Theo những quy định mới được Chính phủ Pháp đưa ra ngày 27/5, các bác sĩ nước này không được phép sử dụng Hydroxychloroquine để điều trị cho các ca mắc viêm đường hô hấp cấp Covid-19, sau khi 2 cơ quan tư vấn Pháp cho biết, thuốc này có thể gây ra những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe.

Việc sử dụng thuốc này, thông thường dùng để điều trị bệnh thấp khớp và bệnh lao da, đã gây tranh cãi sau khi một số bác sĩ nổi tiếng và thậm chí Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu ủng hộ thuốc này trong quá trình bùng phát dịch Covid-19 dù thiếu các cuộc thử nghiệm có thẩm quyền về hiệu quả của nó trong điều trị đại dịch này.

* Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại Nga vẫn còn rất phức tạp, Quân đội Nga ngày 27/5 thông báo đã mở một bệnh viện dã chiến ở khu vực Bắc Caucasus của Dagestan, nơi giới chức địa phương đang phải chiến đấu nhằm kiềm chế dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Trong một thông báo, Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ các bác sĩ quân y đã dựng một cơ sở gồm 100 giường bệnh ở làng Botlikh và "nhân viên y tế sẵn sàng tiếp nhận, điều trị các bệnh nhân".

Quân đội cho hay đã điều 135 quân nhân, trong đó có 72 chuyên gia y tế, tới để chống đại dịch ở Dagestan theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin.

Đầu tuần này, Quân đội đã dựng một bệnh viện dã chiến đầu tiên với 100 giường bệnh ở thị trấn Buinaksk, cách làng Botlikh 100 km về phía Đông.

Bộ Quốc phòng Nga cùng ngày cho biết đã cung cấp cho Dagestan 20.000 bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 để sử dụng ở các bệnh viện dã chiến. Đây là những bộ xét nghiệm "nhanh nhất và chính xác nhất" trên thế giới khi cho kết quả chỉ trong vòng 30 phút.

Trước đó, Tổng thống Nga Putin đã thừa nhận, tình hình rất phức tạp và các biện pháp "khẩn cấp" cần được thực hiện ở khu vực bị ảnh hưởng nặng nề thứ 5 này tại Nga.

* Về tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á, tại cuộc họp báo chiều 27/5 ở Thủ đô Vientiane, Lào, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 Lào cho biết, tính tới ngày 27/5, nước này đã có 45 ngày liên tiếp không phát hiện trường hợp nào dương tính với căn bệnh nguy hiểm nói trên.

Lào đã thực hiện tổng cộng 5.938 lần xét nghiệm, phát hiện 19 trường hợp dương tính với bệnh Covid-19. Tại cuộc họp báo, đại diện Bộ Y tế Lào đã thông báo thêm tin vui trong cuộc chiến phòng chống Covid-19 tại nước này, theo đó, cũng trong ngày 27/5, đã có thêm 2 bệnh nhân của nước này được chữa khỏi và xuất viện để tiếp tục cách ly tại gia đình. Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, Lào đã chữa khỏi cho 16/19 bệnh nhân mắc Covid-19.

Dự kiến, nếu tình hình kiểm soát dịch Covid-19 tại Lào tiếp tục có tiến triển tốt như hiện tại, đầu tháng 6 tới, Chính phủ Lào có thể tiếp tục ban hành các biện pháp nới lỏng tiếp theo.

* Cùng ngày, Philippines thông báo có 380 ca nhiễm mới, mức cao nhất theo theo ngày trong hơn 7 tuần qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 15.049, kể từ khi dịch bệnh xuất hiện hồi tháng 1.
Bộ Y tế nước này cho biết số ca khỏi bệnh tiếp tục tăng lên 3.506 sau khi có thêm 94 người khỏi bệnh. Tổng số ca tử vong tăng lên 904, sau khi có thêm 18 bệnh nhân tử vong.

17 thị trưởng khu vực Thủ đô, nơi cư trú của 16,5 triệu người, đã đề nghị nới lỏng các biện pháp phòng dịch tại Manila và cho phép thêm nhiều hoạt động kinh doanh được nối lại với hy vọng khởi động lại nền kinh tế vốn đang bị tê liệt do lệnh đóng cửa áp dụng từ giữa tháng 3.

Theo ước tính, lệnh đóng cửa buộc người dân phải ở nhà và doanh nghiệp tạm dừng hoạt động đã khiến kinh tế Philippines suy giảm 0,2% trong quí I/2020.

* Indonesia ngày 27/5 thông báo có thêm 686 ca nhiễm mới, đưa tổng số ca nhiễm tại nước này lên 23.851. Indonesia cũng xác nhận 55 ca tử vong mới, đưa tổng số ca tử vong lên 1.473. Tính đến 27/5, đã có 6.057 người khỏi bệnh.

* Trong khi đó, Thái Lan cùng ngày thông báo số ca nhiễm mới Covid-19 đã tăng thêm 9 người, tất cả đều là công dân Thái Lan quay trở về từ nước ngoài và được được cách ly.

Bộ trưởng Y tế Thái Lan Sukhum Kanchanapimai cho rằng, thời gian cách ly 14 ngày có thể không đủ dài và cần phải được xem xét lại. Giới chức y tế sẽ tiếp tục thảo luận vấn đề này và xem liệu có cần kéo dài thời gian cách ly hay không.

Tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Thái Lan hiện là 3.054, trong đó có 2.931 ca khỏi bệnh. Tổng số ca tử vong vẫn là 57.

* Trong ngày 27/5, Bộ Y tế Singapore đã công bố 533 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 32.876, trong khi đó Bộ Y tế Malaysia cho biết đã phát hiện 15 ca nhiễm mới Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 7.619 và số ca tử vong vẫn là 115.

cap nhat 19h ngay 275 chuyen gia canh bao lan song covid 19 thu 2 xuat hien tai australia trong 1 tuan toi phap cam su dung hydroxychloroquine Covid-19 tại Việt Nam chiều 27/5: Thêm 6 bệnh nhân được chữa khỏi, 41 ngày không có ca mắc mới ở cộng đồng

TGVN. Bản tin lúc 6h ngày 27/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết, hôm nay đã 41 ngày Việt ...

cap nhat 19h ngay 275 chuyen gia canh bao lan song covid 19 thu 2 xuat hien tai australia trong 1 tuan toi phap cam su dung hydroxychloroquine Thị trường dầu mỏ hồi phục nhanh hơn dự kiến, nửa mừng nửa lo

TGVN. Đại dịch Covid-19 vẫn hoành hành và diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới, sự bất định và tâm lý không ...

cap nhat 19h ngay 275 chuyen gia canh bao lan song covid 19 thu 2 xuat hien tai australia trong 1 tuan toi phap cam su dung hydroxychloroquine Đằng sau chuyện vỡ nợ của Argentina giữa dịch Covid-19

TGVN. Đây không phải là lần đầu tiên quốc gia Nam Mỹ vỡ nợ, song nguyên nhân và tác động lần này dường như đã khác. ...

(theo AFP, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ...
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Vương Đình Huệ.
OECD: Việt Nam- Croatia thúc đẩy hợp tác kinh tế; đàm phán và ký Hiệp định về hợp tác giáo dục, lao động

OECD: Việt Nam- Croatia thúc đẩy hợp tác kinh tế; đàm phán và ký Hiệp định về hợp tác giáo dục, lao động

Bên lề Hội nghị OECD, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao và Các vấn đề châu Âu Croatia Gordon Grlic Radman.
Huyền thoại bóng đá Diego Maradona tử vong có thể liên quan tới cocaine

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona tử vong có thể liên quan tới cocaine

Một báo cáo y tế được đưa ra hôm đầu tuần cho biết, cái chết của huyền thoại bóng đá Diego Maradona có thể liên quan tới cocaine.
Meta ra mắt phiên bản nâng cấp kính thông minh Ray-Ban Stories

Meta ra mắt phiên bản nâng cấp kính thông minh Ray-Ban Stories

Meta, công ty mẹ của Facebook vừa ra mắt phiên bản nâng cấp của chiếc kính thông minh Ray-Ban Stories do hãng phát triển với nhiều tính năng mới hữu ...
OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith

OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Lào phối hợp trong thúc đẩy quan hệ OECD-ASEAN và Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động