Cập nhật 7h ngày 17/8: Nguy hiểm! Thụy Sỹ phát hiện mẫu da người dương tính với SARS-CoV-2. Người Nga có thể được tiêm vaccine Covid-19 vào tháng 9

Thế Việt
TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, tính đến 6h ngày 17/8, toàn cầu ghi nhận 21.814.167 người nhiễm Covid-19, trong đó có 772.630 người tử vong và 14.547.808 bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Covid-19: Nga 'nối dài' đau thương, thêm gần 5.000 ca nhiễm mới, dịch tiếp tục phức tạp tại Philippines và Indonesia
Covid-19: Tin giả mùa dịch bệnh - chuyện dài chưa dứt
cap nhat 7h ngay 178

Trong số 6.493.729 ca vẫn còn dương tính với virus SARS-CoV-2 có 64.472 trường hợp nguy kịch.

5 quốc gia đứng đầu danh sách có số ca nhiễm trong ngày vượt 10.000 ca lần lượt là Ấn Độ cao nhất với 58.108 trường hợp, Mỹ có 35.131 ca, Brazil với 22.365 ca, Colombia với 11.643 ca và Colombo với 10.143 ca.

Các quốc gia có số ca nhiễm trong ngày từ 1.000 ca đến 10.000 ca tập trung chủ yếu ở Mỹ Latinh và châu Á.

Cho đến nay, 3 quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 trên 1 triệu người vẫn là Mỹ cao nhất với 5.564.920 ca mắc trong đó có 173.072 người tử vong, Brazil cao thứ 2 với 3.340.197 ca mắc trong đó có 107.852 người tử vong và đứng thứ 3 là Ấn Độ với 2.647.316 ca mắc trong đó có 51.045 người tử vong.

Tính theo khu vực, Bắc Mỹ hiện vẫn ghi nhận số người nhiễm cao nhất thế giới với 6.557.729 ca, trong đó có 247.229 người tử vong. Đứng thứ 2 là châu Á với 5.659.772 người nhiễm, trong đó có 120.148 ca tử vong. Cao thứ 3 là Nam Mỹ với 5.282.525 người mắc bệnh, trong đó có 176.022 ca tử vong.

Châu Âu xếp thứ 4 với 3.165.263 ca nhiễm, trong đó có 203.124 người thiệt mạng. Châu Phi ghi nhận 1.122.708 ca nhiễm với 25.670 người tử vong, xếp thứ 6 và cuối cùng là châu Đại Dương với 25.449 ca mắc bệnh, trong đó có 422 ca tử vong.

Một số quốc gia đang đặt báo động về tình hình đại dịch Covid-19. Tại Ấn Độ, số ca nhiễm lẫn tử vong do Covid-19 không ngừng gia tăng, với 12 bang ghi nhận trên 55.000 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2.

Ông T. Jacob John, nhà virus học và cựu giáo sư tại Đại học Y khoa Cơ đốc giáo Vellore thuộc bang Tamil Nadu đánh giá: “Dân số lớn của Ấn Độ là ‘nguồn nuôi dưỡng’ virus. Điều mà chúng ta biết hiện nay là virus này không thể bị kiểm soát, chặn đứng hoặc ngăn ngừa. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là làm chậm tốc độ lây lan”.

Tại Tây Ban Nha, 2 vùng đầu tiên đã bắt đầu áp đặt các biện pháp mới ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh tại nước này đang bùng phát trở lại. Tính đến nay, Tây Ban Nha ghi nhận 358.843 người mắc bệnh, trong đó có 28.617 ca tử vong.

Với 47 triệu dân, hiện tỷ lệ mắc Covid-19 tại Tây Ban Nha được ghi nhận là 110 ca/100.000 người dân, cao hơn so với các nước châu Âu khác.

Trong khi đó, tại Canada, người đứng đầu Cơ quan Y tế Công cộng Canada Theresa Tam thông báo, số ca nhiễm Covid-19 hiện đã lên tới 121.889 người, với 9.024 trường hợp tử vong.

Số liệu thống kê cho thấy, Canada đã xét nghiệm Covid-19 cho 4.741.146 người. Trong tuần qua, tính trung bình mỗi ngày có 43.000 người được xét nghiệm, với tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 là 0,9%.

Bà Theresa Tam cảnh báo về nguy cơ “đỉnh” của dịch bệnh Covid-19 có thể sẽ đến vào mùa Thu và gây khó khăn cho hệ thống chăm sóc y tế. Một kịch bản thứ hai cũng được bà Tam đề cập đến đó là tỷ lệ lây nhiễm sẽ tiếp tục ở mức thấp. Tuy nhiên, bà Tam cho rằng, còn quá sớm để dự báo dịch bệnh tại Canada sẽ đi theo hướng nào.

Tại Thụy Sỹ, các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Basel đã xác nhận một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 từ một mẫu da sau khi xét nghiệm lấy mẫu dịch từ đường hô hấp cho kết quả âm tính.

Vụ việc liên quan đến một cụ bà 81 tuổi, người đã được xét nghiệm với virus SARS-CoV-2 vì có các triệu chứng như sốt. Tuy nhiên, các xét nghiệm SARS-CoV-2, bao gồm lấy dịch từ mũi, họng và xét nghiệm kháng thể được thực hiện 6 tuần sau đó đều cho kết quả âm tính.

Khi bệnh nhân đến bệnh viện, bà còn bị nổi mẩn đỏ trên da. Một nhóm bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Đại học đã xét nghiệm mẫu da để tìm virus SARS-CoV-2 và đã cho kết quả dương tính.

Các phát hiện được công bố trên tạp chí khoa học Lancet đặt ra một loạt câu hỏi về những thiếu sót tiềm ẩn trong xét nghiệm sử dụng tăm bông lấy dịch trong mũi hiện nay. Các tác giả nghiên cứu viết rằng, “các mẫu tăm bông được lấy không chính xác là nguyên nhân dẫn đến số lượng tương đối lớn các xét nghiệm âm tính giả đối với SARS-CoV-2”. Theo các tác giả, xét nghiệm mẫu sinh thiết da có thể được sử dụng như một công cụ chẩn đoán bổ sung.

Nghiên cứu cũng góp phần vào giả thuyết rằng, một số bệnh nhân mắc Covid-19 có thể không thiết lập khả năng miễn dịch.

Liên quan vấn đề vaccine ngừa Covid-19, ngày 16/8, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh học Gamaley Alexander Gintsburg cho biết, người dân Nga có thể được tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 hàng loạt vào giữa tháng 9.

Theo ông Gintsburg, việc tiêm chủng hàng loạt sẽ diễn ra chậm hơn dự kiến vì phần lớn vaccine đã sản xuất ra sẽ được sử dụng cho nghiên cứu hậu tiếp thị. Sau đó, phần còn lại sẽ được đưa vào sử dụng dân sự. Thời gian chậm là từ 2-3 tuần, có thể là 1 tháng.

Ông Gintsburg giải thích, giai đoạn thử nghiệm vaccine thứ 3 sau khi đăng ký sẽ bắt đầu trong vòng từ 7-10 ngày. Hàng chục nghìn người sẽ tham gia vào giai đoạn này. Nghiên cứu này có thể mất từ 4-6 tháng. Từ tháng 12, mỗi tháng có thể sản xuất từ 4-5 triệu liều vaccine, để trong vòng từ 9-12 tháng có thể đảm bảo sản xuất đủ lượng vaccine cần thiết cho cả nước.

Vaccine đầu tiên trên thế giới ngừa Covid-19 do Trung tâm Gamaley phát triển và được đặt tên là Sputnik V. Vaccine được đăng ký lưu hành ngày 11/8 sau các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng.

Tại Việt Nam, tính đến nay có tổng cộng 964 ca mắc Covid-19, trong đó 336 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay và 628 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 488 trường hợp.

Đã có 456/964 bệnh nhân Covid-19 ở nước ta được công bố khỏi bệnh. Chiếm 47,3% tổng số tổng số ca bệnh. Trong khi đó, đã có 24 ca mắc Covid-19 tử vong, đa phần đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng.

Tính đến sáng ngày 17/8, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, có 70 người đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 từ 1-2 lần.

Ảnh ấn tượng tuần (10-16/8): Nga 'trình làng' vaccine Covid-19, ông Biden có 'cạ' mới, Lebanon đổ nát sau vụ nổ ở Beirut

Ảnh ấn tượng tuần (10-16/8): Nga 'trình làng' vaccine Covid-19, ông Biden có 'cạ' mới, Lebanon đổ nát sau vụ nổ ở Beirut

TGVN. Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, Brazil mở cửa các khu du lịch nổi tiếng, Lebanon khủng hoảng ...

Covid-19 ở Việt Nam sáng 17/8: Hải Dương, Quảng Nam có 2 ca mắc mới, thiết lập vùng cách ly 28 ngày tại một số địa phương

Covid-19 ở Việt Nam sáng 17/8: Hải Dương, Quảng Nam có 2 ca mắc mới, thiết lập vùng cách ly 28 ngày tại một số địa phương

TGVN. Bản tin lúc 6h ngày 17/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết đã ghi nhận thêm 2 ca ...

Công bố lịch trình đi lại của các bệnh nhân Covid-19 được ghi nhận trong ngày 14 và 15/8

Công bố lịch trình đi lại của các bệnh nhân Covid-19 được ghi nhận trong ngày 14 và 15/8

TGVN. Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 thành phố Đà Nẵng cung cấp thông tin về kết quả điều tra, giám sát, xử lý ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Theo Tổng thống Pháp, khiến Trung Quốc cân nhắc về sự ổn định của trật tự quốc tế sẽ phục vụ lợi ích của châu Âu.
Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Việc kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone sẽ giúp người dùng kiểm soát được dữ liệu cũng như đảm bảo mạng di động hoạt động ổn ...
Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Vượt lên dẫn trước nhưng U23 Indonesia thua ngược U23 Iraq 1-2 trên sân Abdullah bin Khalifa (Qatar) ở trận tranh hạng ba giải U23 châu Á 2024.
Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

OECD hạ dự báo tăng trưởng của Anh trong năm nay xuống 0,4% so với mức dự báo 0,7% đưa ra vào tháng 11/2023.
Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Diễn viên Hồng Diễm không chỉ gây ấn tượng bởi khả năng diễn xuất tự nhiên mà còn ở gu thời trang cuốn hút và thời thượng.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện nghiêm túc và dứt khoát biện pháp mới cho đến khi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu trợ nhân đạo Dải ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động