213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 30.652.101 ca nhiễm và 955.187 ca tử vong do Covid-19. |
Mỹ vẫn là nước chịu tác động mạnh nhất của dịch Covid-19 với 6.925.618 ca nhiễm và 203.141 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với 5.305.475 ca nhiễm và 85.625 ca tử vong; Brazil với 4.497.434 ca nhiễm và 135.857 ca tử vong; Nga với 1.091.186 ca nhiễm và 19.195 ca tử vong... Nước ghi nhận nhiều ca tử vong nhất trong 24h qua là Ấn Độ với 1.221 trường hợp, sau đó lần lượt là Mỹ với 928 trường hợp và Brazil với 826 trường hợp.
* Ngày 18/9, Tổng thống Guatemala Alejandro Giammattei thông báo ông đã xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, sau lần xét nghiệm thứ 6. Hiện tại tình trạng sức khỏe của ông Alejandro Giammattei vẫn bình thường. Tính tới nay, Guatemala đã ghi nhận 84.344 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 3.076 ca tử vong.
* Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 6.918.706 ca nhiễm và 203.073 người chết, tăng lần lượt 49.332 và 948 ca so với một ngày trước đó.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày 18/9 lần thứ hai thay đổi chỉ dẫn về xét nghiệm, yêu cầu những người tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 làm xét nghiệm, dù họ không có triệu chứng. Hồi cuối tháng 8, CDC Mỹ đã gây tranh cãi khi khuyến cáo người có triệu chứng không cần làm xét nghiệm.
Tình hình dịch dường như đang cải thiện ở Mỹ, khi Đại học Johns Hopkins tuần trước công bố dữ liệu cho thấy số người chết mỗi ngày gần đây thấp hơn so với mức trung bình hồi cuối tháng 7 và đầu tháng 8. Số ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày cũng giảm từ 67.000 xuống 40.000. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn đặc biệt lo ngại về dịch Covid-19 ở nước Mỹ, trong bối cảnh trường học và doanh nghiệp dần mở cửa trở lại.
* Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới và lớn nhất châu Á, báo cáo thêm 92.789 ca nhiễm và 1.221 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 5.305.475 và 85.625. Số ca nhiễm tại nước này tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Chính phủ Ấn Độ hôm 15/9 cho biết, ít nhất 17 thành viên quốc hội nước này đã dương tính với Covid-19, thể hiện mức độ lây lan nhanh chóng của đại dịch. Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Harsh Vardhan cho biết chính quyền đang làm tất cả những gì có thể nhằm kiềm chế virus, đồng thời đề nghị quốc hội hỗ trợ nâng cao nhận thức. Ông Vardhan cũng thừa nhận "Cuộc chiến chống Covid-19 còn lâu mới kết thúc".
* Vùng dịch lớn thứ ba thế giới là Brazil, ghi nhận thêm 762 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 135.793. Số người nhiễm Covid-19 tại quốc gia này tăng 37.740 trong 24 giờ qua, lên 4.495.183.
Giới chuyên gia Brazil nhận định các mô hình cho thấy nước này đã qua đỉnh dịch, nhưng vẫn cảnh báo tình hình có thể đột ngột xấu đi nếu chính quyền địa phương cho phép tái mở cửa kinh tế quá sớm, không siết chặt các biện pháp cách biệt cộng đồng. Theo Bộ Y tế Brazil, Bahía và Sao Paulo là hai bang có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất cả nước, với lần lượt là 916.821 và 289.655 trường hợp mắc bệnh.
* Nga là vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo thêm 134 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 19.195. Số ca nhiễm tăng 5.905, lên 1.091.186. Nga nối lại đường bay với Belarus, Kyrgyzstan và Kazakhstan từ ngày 21/9 và với Hàn Quốc từ ngày 27/9.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố vaccine thứ hai của nước này sẽ sẵn sàng trong tháng 9, bày tỏ hy vọng cả hai loại vaccine của Nga đều an toàn và hiệu quả. Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga ngày 16/9 thông báo họ sẽ cung cấp 100 triệu liều vaccine tiềm năng cho công ty dược phẩm Ấn Độ Dr Reddy's Laboratories, nâng tổng số liều mà Nga sẽ cung cấp ra nước ngoài lên hơn 200 triệu - một nửa cho Mỹ Latinh và một nửa cho Ấn Độ.
* Tại châu Âu, ca nhiễm tăng trở lại tại Tây Ban Nha, vùng dịch lớn nhất châu Âu. Nước này báo cáo thêm 4.697 ca nhiễm mới và 90 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 659.334 và 30.495.
Theo hãng tin ANSA, báo cáo theo dõi hàng tuần của Viện Y tế cao cấp Italy công bố ngày 18/9 cho biết, tình hình dịch Covid-19 ở nước này đang dần trở nên xấu hơn so với khoảng thời gian được kiểm soát khá tốt trước đó. Tuy nhiên, chiều hướng xấu này ở Italy vẫn được kiềm chế tốt hơn so với các nước châu Âu khác.
Viện Y tế cao cấp Italy còn cho hay, nguyên nhân dịch Covid-19 lây lan trở lại là do xuất hiện các ổ dịch lớn vốn chủ yếu có liên quan đến các sự kiện giải trí tụ tập đông người và không tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội.
Các số liệu cho thấy trong ngày 18/9, Italy đã ghi nhận 1.907 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, trong đó có 10 ca tử vong. Tính đến nay, tổng số ca nhiễm ở Italy là 294.932 ca với 35.668 trường hợp tử vong.
Tại CH. Czech, trước tình hình số lượng ca mắc mới dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 gia tăng nhanh kỷ lục trong hai tuần gần đây, Chính phủ nước này tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Theo số liệu thống kế, đến nay CH. Czech có hơn 45.000 ca mắc Covid-19, trong đó gần 500 trường hợp tử vong và hơn 23.000 người đã được chữa khỏi. Trong đó, chỉ riêng trong 2 ngày 16 và 17/9 có hơn 5.250 ca nhiễm mới.
Thủ tướng Czech Andrej Babiš tuyên bố sẽ tái lập Ban chỉ đạo trung ương để ứng phó với dịch Covid-19. Ông nhấn mạnh việc chính quyền các địa phương đã kiến nghị khôi phục hoạt động của ban chỉ đảo trung ương từng được lập ra hồi tháng 3 sau khi dịch bùng phát, do thời gian qua hợp tác giữa các địa phương và Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch không tốt. Ban này sẽ đóng vai trò điều phối thông tin giữa Bộ Y tế và các chính quyền địa phương.
Thủ tướng Babiš cũng cho biết, không loại trừ khả năng chính phủ sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp ứng phó với dịch Covid-19 như đã áp dụng trong tháng 3. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế cần phải đánh giá việc đề xuất các biện pháp ứng phó với dịch Covid-19 có phù hợp với quy định của pháp luật hay không.
Ca nhiễm mới ở Pháp cũng tăng trở lại sau giai đoạn Covid-19 được kiềm chế. Nước này ghi nhận thêm 13.215 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số lên 428.696, trong đó 31.249 người chết, tăng 154 trường hợp.
Anh là vùng dịch lớn thứ ba châu Âu, ghi nhận 416.198 ca nhiễm và 23.952 ca tử vong, tăng lần lượt 4.322 và 27 trường hợp. Thủ tướng Boris Johnson nói rằng Anh đang chứng kiến làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Về tình hình dịch bệnh tại Đức, các cơ quan y tế Đức tối 18/9 thông báo đã ghi nhận thêm 2.219 ca nhiễm mới, tăng khoảng 100 ca so với ngày trước và nâng tổng số trường hợp mắc Covid-19 ở Đức đến nay lên gần 268.950 ca. Riêng tại Berlin trong ngày đã ghi nhận thêm gần 200 ca mắc mới, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020. Hiện số trường hợp còn nhiễm bệnh ở Đức vào khoảng gần 20.900 ca. Chỉ số lây nhiễm trong ngày tính đến tối 18/9 ở mức 1,16.
* Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 279.526 ca nhiễm và 4.830 ca tử vong, tăng lần lượt 3.257 và 47 ca. Thủ đô Manila và các tỉnh lân cận áp đặt những biện pháp phòng dịch cho đến cuối tháng 9, hạn chế việc di chuyển không thiết yếu và cấm tụ tập đông người.
Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 236.519 ca nhiễm, tăng 3.891 so với hôm trước, trong đó 9,.336 người chết, tăng 114 ca.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 57.543 người nhiễm Covid-19, tăng 11, và 27 người chết. Phần lớn các ca nhiễm mới vẫn là người lao động nhập cư sống trong các khu ký túc xá.
| Covid-19 ở Việt Nam sáng 19/9: 17 ngày không ghi nhận ca mắc mới, Hướng dẫn mới nhất về xét nghiệm cho người xuất cảnh TGVN. Bản tin 6h sáng ngày 19/9 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, không ghi nhận ca mắc Covid- ... |
| Kinh tế thế giới hậu dịch Covid-19: Mô hình phục hồi hình chữ K TGVN. Mô hình chữ K thể hiện sự phân hóa trong nền kinh tế với những nhóm ngành được hưởng lợi sẽ tiếp tục tăng ... |
| Cập nhật 7h ngày 18/9: Số ca tử vong vì Covid-19 toàn cầu tiến gần mốc 1 triệu; Anh lâm 'hiểm cảnh', phong tỏa 10 triệu dân TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, tính đến 6h ngày 18/9, toàn cầu ghi nhận 30.326.815 người nhiễm Covid-19, trong đó có 950.055 ca tử ... |