Cập nhật 7h ngày 23/7: Covid-19 ở giai đoạn tồi tệ, số ca nhiễm toàn cầu lập 'đỉnh' mới khủng khiếp, 'cơn bão' chết chóc càn quét Brazil, Ấn Độ

Thế Việt
TGVN. Tính đến 6h ngày 23/7, toàn cầu ghi nhận thêm 273.902 ca nhiễm Covid-19 trong 24 giờ qua, con số kỷ lục kể từ khi đại dịch xuất hiện, nâng tổng số ca mắc bệnh trên thế giới lên 15.359.120, trong đó có 625.331 ca tử vong.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Covid-19 ở Việt Nam chiều 22/7: Thêm 7 chuyên gia Nga nhiễm SARS-CoV-2, được cách ly ngay khi nhập cảnh
Covid-19 làm trầm trọng cuộc khủng hoảng chăm sóc trẻ em, nới rộng bất bình đẳng giới trong thu nhập
cap nhat 7h ngay 237 covid 19 o giai doan toi te so ca nhiem toan cau lap dinh moi khung khiep con bao chet choc can quet brazil an do
Covid-19 ở giai đoạn tồi tệ, số ca nhiễm toàn cầu lập 'đỉnh' mới khủng khiếp. (Nguồn: ERF)

Tại Mỹ, trong 24 giờ qua ghi nhận 67.541 trường hợp nhiễm mới, nâng tổng số người mắc bệnh lên 4.096.110, trong đó có 146.078 ca tử vong, tăng 1.125 ca so với ngày trước đó và 1.932.642 bệnh nhân đã bình phục.

Bang California đã xác nhận số ca nhiễm vượt 409.000, vượt New York, trở thành bang có số ca nhiễm cao nhất nước Mỹ.

Ngày 22/7, Tổng thống Donald Trump cảnh báo tình hình dịch xấu đi và hối thúc người dân đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của virus, đồng thời kêu gọi người trẻ ở Mỹ tránh đến những quán bar đông người nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

* Xếp thứ 2 trên thế giới về số ca nhiễm bệnh và tử vong do Covid-19 là Brazil, với số trường hợp nhiễm mới trong 24 giờ qua tăng kỷ lục lên 65.339, nâng tổng số người mắc bệnh đến thời điểm này lên 2.231.871.

Trong 24 giờ qua, số ca tử vong ở Brazil cũng tăng cao, với 1.293 trường hợp được ghi nhận, nâng tổng số người thiệt mạng do Covid-19 lên 82.890.

Ngày 22/7, Văn phòng Tổng thống Brazil cho biết, ông Jair Bolsonaro lần thứ 3 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Như vậy, Tổng thống Bolsonaro sẽ tiếp tục bị cách ly mặc dù “ở trong tình trạng ổn định”.

Tổng thống Bolsonaro, 65 tuổi, hôm 6/7 tuyên bố có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi xuất hiện triệu chứng sốt và suy nhược. Ông đã làm việc tại tư dinh kể từ thời điểm đó. Tuần trước, Tổng thống Brazil tiếp tục có kết quả xét nghiệm dương tính lần thứ 2 với virus SARS-CoV-2.

Tin liên quan
Các nước nói gì trước tuyên bố của Mỹ về Biển Đông? Các nước nói gì trước tuyên bố của Mỹ về Biển Đông?

* Trong 24 giờ qua, Mexico là quốc gia có số ca tử vong cao thứ 3 ở châu Mỹ, với 915 trường hợp, nâng tổng số người thiệt mạng lên 40.400. Mexico hiện là điểm nóng thứ 2 về dịch ở khu vực Bắc Mỹ, sau Mỹ, với tổng số ca nhiễm bệnh là 356.255.

* Châu Âu hiện ghi nhận tổng cộng 200.147 ca tử vong trong tổng số 2.717.490 ca nhiễm Covid-19.

Bộ Y tế Pháp xác nhận gia tăng số ca cấp cứu, số ca nhập viện và số ổ dịch Covid-19 mới bùng phát.

Kể từ ngày 9/5, ngay trước khi bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa, đến nay, Pháp đã phát hiện tổng cộng 547 ổ dịch Covid-19. Hiện còn 208 ổ dịch chưa được kiểm soát.

Trong 24 giờ qua, Pháp ghi nhận thêm gần 1.000 trường hợp nhiễm bệnh, nâng tổng số người mắc Covid-19 lên 178.336.

Tại Anh, một chuyên gia nhận định, biến thể mới của SARS-CoV-2 đã phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu và tạo thành những ổ dịch với khả năng lây nhiễm nhanh, hơn cả chủng virus ban đầu tại Trung Quốc.

Trước tình hình đó, các nhà khoa học Anh đã đưa ra nhiều kịch bản về làn sóng lây nhiễm thứ hai tại nước này như sau: Khi R (tỷ lệ lây nhiễm) là 1,1 thì Anh sẽ chứng kiến số ca lây nhiễm tăng nhẹ trong mùa Đông tới và số ca tử vong tại bệnh viện sẽ vào khoảng 1.300 ca trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 6 năm sau. Nếu R là 1,5, mức độ lây nhiễm sẽ tăng dần đều và đỉnh dịch sẽ vào khoảng tháng 1-2/2021. Khi đó, các bệnh viện tại Anh sẽ phải hoạt động với công suất tối đa và số ca tử vong ước khoảng 74.000 người trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 6/2021. Trường hợp R lên tới 1,7 thì đỉnh điểm dịch bệnh sẽ rơi vào tháng 1-2/2021 với số ca tử vong tại bệnh viện ước tính là 119.000 ca cũng trong thời gian kể trên.

Tính đến ngày 22/7, số ca mắc Covid-19 tại Anh là 296.377, trong đó có 45.501 ca tử vong.

Trong khi đó, tại Romania, số ca nhiễm mới trong ngày đã ghi nhận mức cao nhất, với 1.030 ca. Tổng cộng số ca nhiễm ở nước này hiện là 40.163, trong đó có 2.101 ca tử vong. Chính phủ Romania đã gia hạn tình trạng cảnh báo, vốn đang có hiệu lực từ ngày 15/3, thêm 30 ngày nữa đến tháng 8.

* Khu vực châu Á ghi nhận 3.598.608 trường hợp nhiễm bệnh với 84.468 ca tử vong.

Tại Ấn Độ, 24 giờ qua ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao kỷ lục, với 45.599 trường hợp, nâng tổng số người mắc bệnh lên 1.239.684, trong đó, số ca tử vong đã tăng 1.120 trường hợp trong 24 giờ qua, nâng tổng số người thiệt mạng lên 29.890. Ấn Độ hiện là quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ 3 thế giới.

Thái Lan đã thông qua việc kéo dài sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thêm 1 tháng cho tới ngày 31/8. Tính tới nay, Thái Lan ghi nhận 3.261 trường hợp nhiễm bệnh với 58 ca tử vong.

Trong khi đó, chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) cũng quyết định mở rộng các biện pháp giãn cách xã hội mới nghiêm ngặt từ nửa đêm 22/7 với yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang tại tất cả khu vực công cộng trong nhà, gồm các khu thương mại và chợ. Các biện pháp mới sẽ được áp dụng trong 2 tuần.

* Khu vực châu Phi ghi nhận 19.306 ca tử vong trong tổng số 773.358 ca nhiễm Covid-19.

Nam Phi hiện là tâm điểm chú ý trên bản đồ Covid-19 toàn cầu sau khi trở thành quốc gia có tổng số ca mắc cao thứ 5 thế giới, cao nhất khu vực, tăng gần gấp 4 lần chỉ trong 1 tháng qua, bất chấp việc quốc gia châu Phi được đánh giá là một trong những nước áp dụng các biện pháp ứng phó nghiêm ngặt nhất thế giới.

Tính đến hết ngày 22/7, Nam Phi ghi nhận 394.948 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, đứng thứ 5 sau Mỹ, Brazil, Ấn Độ và Nga. Ở quy mô châu lục, Nam Phi hiện chiếm tới hơn một nửa trong tổng số 751.391 ca nhiễm virus SARS-CoV-2.

Trong khi đó, dù có tỷ lệ tử vong khá thấp, khoảng 1,5% trên tổng số ca mắc Covid-19, nhưng trong 7 ngày qua, Nam Phi đã chứng kiến số ca tử vong tăng kỷ lục với hơn 1.000 trường hợp, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước đó là 95 ngày cho 1.000 ca tử vong đầu tiên. Tính đến hết ngày 22/7, nước ngày ghi nhận 5.940 ca tử vong.

Nhiều câu hỏi đang được đặt ra về những nguyên nhân đẩy Nam Phi - quốc gia có trình độ y tế tốt nhất châu Phi và luôn được đánh giá là đã và đang áp dụng các biện pháp quyết liệt hàng đầu thế giới nhằm ứng phó với Covid-19, rơi vào danh sách những nước có số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 nhiều nhất.

Trong dự báo, các nhà khoa học Nam Phi nhận định số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ tăng tỷ lệ thuận với biên độ nới lỏng phong tỏa mà nước này đã và đang áp dụng theo từng giai đoạn nhằm dần khôi phục hoạt động nền kinh tế vốn đã trì trệ nhiều năm qua. Theo đó, khi nước này từng bước hạ cấp độ phong tỏa, từ cấp độ 5 xuống cấp độ 3 hiện tại, tốc độ lây nhiễm sẽ tăng dần và dự kiến sẽ đạt đỉnh vào khoảng đầu tháng 8, khi số ca mắc Covid-19 có thể tăng lên mức 600.000-800.000 cùng số ca tử vong có thể là 40.000.

Tuy nhiên, ở mặt tích cực, trong số 394.948 ca mắc bệnh, hơn 229.175 người đã hồi phục, chiếm khoảng 53%. Trong khi đó, với tổng số 5.940 ca tử vong, tỷ lệ người không qua khỏi dao động trong khoảng 1,5%, thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Theo các nhà khoa học, cơ cấu dân số trẻ với 1/3 số người trong độ tuổi từ 18-35 đã giúp Nam Phi có tỷ lệ khỏi bệnh khá cao.

Tin thế giới ngày 22/7: Mỹ-Trung ăn miếng trả miếng. Gửi Bắc Kinh thông điệp cứng rắn, 'Bộ Tứ' tập trận, Iran-Iraq sát cánh bên nhau

Tin thế giới ngày 22/7: Mỹ-Trung ăn miếng trả miếng. Gửi Bắc Kinh thông điệp cứng rắn, 'Bộ Tứ' tập trận, Iran-Iraq sát cánh bên nhau

TGVN. Căng thẳng Mỹ-Trung, 'Bộ Tứ' tập trận ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bầu cử ở Syria, quan hệ Iran-Iraq, Mỹ-Anh và đại dịch ...

Covid-19: EU huy động hơn 900 triệu USD giúp ASEAN chống dịch

Covid-19: EU huy động hơn 900 triệu USD giúp ASEAN chống dịch

TGVN. Ngày 21/7, Liên minh châu Âu (EU) thông báo đã huy động gói hỗ trợ “Nhóm châu Âu” trị giá hơn 800 triệu Euro ...

Công đoàn Bộ Ngoại giao hỗ trợ cán bộ, nhân viên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Công đoàn Bộ Ngoại giao hỗ trợ cán bộ, nhân viên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

TGVN. Trong 6 tháng đầu năm, Công đoàn Bộ đã thực hiện tốt các nhiệm vụ, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/4): Nga mạnh mẽ, cơn sốt vàng lan sang giới trẻ Hàn Quốc, hoạt động kinh doanh của Mỹ chậm lại

Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/4): Nga mạnh mẽ, cơn sốt vàng lan sang giới trẻ Hàn Quốc, hoạt động kinh doanh của Mỹ chậm lại

Nga tăng trưởng mạnh mẽ, châu Âu khởi động điều tra ứng dụng Lite của TikTok (Trung Quốc)… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Bài tarot hôm nay 26/4/2024: Đối với bạn, điều gì đang là thứ quan trọng nhất?

Bài tarot hôm nay 26/4/2024: Đối với bạn, điều gì đang là thứ quan trọng nhất?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá điều gì đang là thứ quan trọng nhất với bạn nhé!
Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội Chúng ta là một mùa 6 năm nay sẽ được tổ chức kéo dài trong hai ngày 15-16/6/2024 tại Hội trường lớn của Đài truyền hình KBS Busan.
Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Bà Donna Kelce - mẹ của cầu thủ bóng bầu dục Travis Kelce - dành nhiều lời khen cho album mới của nữ ca sĩ Taylor Swift.
Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

UAV cảm tử Lancet của Nga được sử dụng thành công trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine bị Mỹ liệt vào danh sách những UAV nguy ...
Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

HLV Xavi đổi ý không rời Barca vào cuối mùa giải này, thay vào đó tiếp tục ngồi ‘ghế nóng’ cho đến hết hợp đồng vào Hè năm sau (2025).
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động