Cập nhật 7h ngày 26/7: Triều Tiên xác nhận đã có ca nhiễm đầu tiên, dịch Covid-19 ở Hong Kong diễn biến đáng lo ngại

Tấn Thông
TGVN. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 6h sáng ngày 26/7, thế giới có 16.185.100 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Trong đó, gần 650.000 người đã tử vong và hơn 9 triệu người hồi phục. Ba tâm dịch lớn nhất vẫn là Mỹ, Brazil và Ấn Độ. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Cập nhật 7h ngày 25/7: Gần 16 triệu người nhiễm Covid-19 toàn cầu, 'điểm nóng' mới tại châu Âu, thêm phát hiện về căn bệnh chưa có thuốc đặc trị
Cập nhật 7h ngày 24/7: Mỹ-Ấn Độ-Brazil quay cuồng trong bão Covid-19, WTO vẫn 'tin tưởng khả năng ứng phó', phe dân chủ Mỹ được dịp phản công
cap nhat 7h ngay 267 trieu tien xac nhan co ca nhiem dau tien
Ca nhiễm mới tại Triều Tiên là một đối tượng đào tẩu quay trở về Triều Tiên từ Hàn Quốc hôm 19/7. (Nguồn: Reuters)

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 26/7 đưa tin Bình Nhưỡng đã thông báo về ca nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên. Đây là một người trở về Triều Tiên hôm 19/7.

Theo KCNA, nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày 25/7 đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên để thảo luận về “một sự việc khẩn cấp xảy ra ở thành phố Kaesong”.

Tin liên quan
Triều Tiên tuyên bố đang thử nghiệm vaccine phòng Covid-19, không có bất cứ ca nhiễm SARS-CoV-2 nào Triều Tiên tuyên bố đang thử nghiệm vaccine phòng Covid-19, không có bất cứ ca nhiễm SARS-CoV-2 nào

Tại cuộc họp khẩn cấp của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên ngày 25/7, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thông qua “hệ thống tình trạng khẩn cấp tối đa” để ngăn chặn đại dịch Covid-19.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA dẫn phát biểu của ông Kim Jong-un tại cuộc họp trên nhấn mạnh đến quyết định triển khai “biện pháp ưu tiên phong tỏa toàn bộ Kaesong” sau khi “đối tượng đào tẩu” quay trở về thành phố biên giới này hôm 19/7.

KCNA thông báo: “Để giải quyết tình hình hiện nay, ông (Kim Jong-un) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại khu vực liên quan và nêu rõ quyết tâm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong việc chuyển từ hệ thống chống đại dịch khẩn cấp quốc gia sang hệ thống tình trạng khẩn cấp tối đa và ban hành cảnh báo cấp độ cao nhất”.

Cũng theo KCNA, bệnh nhân nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 đang được cách ly nghiêm ngặt và “mọi người ở thành phố Kaesong đã tiếp xúc với nhân vật đó và những người đã tới thành phố này trong 5 ngày gần nhất đang được điều tra cặn kẽ, kiểm tra y tế và đặt dưới chế độ cách ly”.

Tình hình dịch Covid-19 tại Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi số ca nhiễm mới tăng theo ngày vẫn ở mức cao. Trong 24h qua, Mỹ đã ghi nhận trên 61.000 ca bệnh mới. Trước đó, ngày 25 và 24 là hai ngày liên tiếp Mỹ chứng kiến số ca mắc Covid-19 tăng ở mức trên 70.000 ca và số ca tử vong tăng trên 1.000 ca.

Sau khi ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm giảm vào cuối mùa xuân, Mỹ đã chứng kiến số ca mắc Covid-19 tăng cao trở lại, đặc biệt ở các bang miền Tây và miền Nam như California, Texas, Alabama và Florida.

Trong 11 ngày vừa qua, số ca mắc Covid-19 ở Mỹ đều ở mức trên 60.000 ca/ngày. Các nhà khoa học cho rằng tỷ lệ tử vong thường tăng trong khoảng 3-4 tuần sau khi số ca nhiễm tăng. Trong khi đó, trong 3 ngày qua, số ca tử vong mỗi ngày ở Mỹ đã ở mức trên 1.000 ca, sau khi vượt mức 500 ca/ngày vào khoảng cuối tháng 6.

Theo số liệu tổng hợp của Reuters, Mỹ có 98 ngày để chạm mốc 1 triệu ca mắc Covid-19 nhưng chỉ cần 16 ngày để tăng từ mức 3 triệu ca lên 4 triệu ca.

Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Thư ký báo chí của Nhà Trắng Kayleigh McEnany cho rằng trẻ em vẫn nên trở lại trường học kể cả khi các kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em có thể lây truyền virus SARS-CoV-2 nếu mắc phải.

Cũng trong ngày 24/7, nhiều quan chức giáo dục và y tế của Chính phủ Mỹ cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải mở lại trường học. Theo lý giải, việc mở cửa lại trường học là quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của trẻ em, cũng như cho phép cha mẹ đi làm trở lại để thúc đẩy nền kinh tế, vốn là một ưu tiên của Tổng thống Donald Trump khi ông tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai.

Theo khảo sát của Reuters/Ipsos công bố hồi tuần trước, chỉ có 25% số người Mỹ cho rằng việc mở lại trường học là an toàn, trong khi 10% cho biết sẽ cho con ở nhà nếu trường mở cửa trở lại

Chính quyền thành phố Sao Paolo - thành phố lớn nhất Brazil với 12 triệu dân, thông báo hoãn lễ hội đường phố carnival năm tới do những lo ngại từ dịch bệnh.

Phát biểu họp báo, Thị trưởng thành phố Sao Paolo - ông Bruno Covas, cho biết việc tổ chức lễ hội carnival vào tháng 2/2021 là không khả thi. Ông Covas không nêu rõ thời điểm dời sự kiện này, nhưng cho biết có thể là cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 7 năm sau.

Chính quyền thành phố Rio de Janeiro, thành phố đăng cai lễ hội carnival lớn nhất Brazil và một trong những lễ hội nổi tiếng nhất trên thế giới, cũng đang cân nhắc quyết định tương tự. Lễ hội carnival ở Sao Paolo, mặc dù ít được biết đến hơn, nhưng vẫn thu hút hàng chục nghìn người tham gia trong những năm gần đây.

Hiện Brazil ghi nhận số ca mắc Covid-19 và tử vong cao thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ, với hơn 2,3 triệu ca bệnh và hơn 86.000 ca tử vong. Bang Sao Paolo là tâm dịch của Brazil, chiếm gần 25% số ca tử vong ở nước này. Tình hình dịch bệnh tại thành phố Rio de Janeiro diễn biến phức tạp và nghiêm trọng.

Chính phủ Anh 25/7 đã khuyến cáo người dân nước này không đến Tây Ban Nha và đưa quốc gia nằm trên Bán đảo Iberia khỏi danh sách những địa điểm an toàn đối với hoạt động du lịch sau khi xuất hiện làn sóng bùng phát Covid-19 mới.

Theo tuyên bố của Bộ Giao thông Anh, kể từ 23h ngày 25/7 (giờ địa phương), bất cứ công dân nào trở về sau kỳ nghỉ ở Tây Ban Nha sẽ đều phải tự cách ly.

Tuyên bố viết: “Sau một thay đổi lớn hồi tuần trước về cả mức độ và tốc độ của các ca bệnh được xác nhận, Tây Ban Nha đã được đưa khỏi danh sách những quốc gia mà mọi người không phải tự cách ly khi đến Anh… Bảo vệ sức khỏe cộng đồng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, và chúng tôi đưa ra quyết định này nhằm hạn chế bất kỳ nguy cơ lây nhiễm tiềm tàng nào vào Anh”.

Những người đang đi nghỉ ở Tây Ban Nha được hối thúc trở về nhà như bình thường và cập nhật thêm thông tin khuyến cáo từ Bộ Ngoại giao Anh.

Đức có thể yêu cầu xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2 bắt buộc đối với những hành khách trở về từ các quốc gia có nguy cơ cao. Đây là tuyên bố được Bộ trưởng Y tế Liên bang Đức Jens Spahn đưa ra hôm 25/7 trong bối cảnh số ca bệnh mới ở nước này tăng lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng qua.

Phát biểu trên Đài phát thanh Đức, Bộ trưởng Spahn cho biết Chính phủ Đức muốn làm mọi cách có thể để chặn đà lây lan của đại dịch Covid-19, đồng thời đảm bảo tôn trọng các quyền cơ bản của người dân.

Ngoài ra, Berlin đang cân nhắc khả năng yêu cầu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bắt buộc đối với một cá nhân cụ thể, bởi hành động này được cho là xâm phạm đến quyền tự do của mỗi người dân. Cũng theo ông Spahn, các tòa án ở Đức đang xem xét và kiểm tra tất cả những biện pháp phòng chống, dịch bệnh để đảm bảo rằng những biện pháp này không ảnh hưởng tới các quyền cơ bản.

Tuyên bố trên của Bộ trưởng Y tế Liên bang Đức được đưa ra trong bối cảnh số ca bệnh mới ở nước này trong ngày 24/7 đã tăng mạnh trở lại với 815 trường hợp, mức cao nhất kể từ giữa tháng 5. Trong khi đó, theo các số liệu từ Viện Dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức, số ca mắc Covid-19 mới được ghi nhận trong ngày 25/7 mặc dù đã giảm nhẹ so với một ngày trước đó, song vẫn ở mức cao với 781 trường hợp.

Ngày 25/7, đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) thông báo đã ghi nhận 133 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó 126 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát tại đặc khu này.

Tin liên quan
Dịch Covid-19: SARS-CoV-2 ở Hong Kong biến thể, khả năng lây nhiễm tăng 31%, Hàn Quốc lại báo động Dịch Covid-19: SARS-CoV-2 ở Hong Kong biến thể, khả năng lây nhiễm tăng 31%, Hàn Quốc lại báo động

Khi số ca nhiễm mới không ngừng tăng từ đầu tháng 7 này, chính quyền đặc khu Hong Kong đã triển khai hàng loạt biện pháp giãn cách xã hội như bắt buộc đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng trong nhà cũng như trên các phương tiện giao thông công cộng, đóng cửa các khu giải trí.

Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga nhấn mạnh tình hình hiện nay rất đáng lo ngại, khẳng định chính quyền đang nhanh chóng ứng phó thông qua việc cải thiện năng lực xét nghiệm và xây dựng thêm các cơ sở chống dịch.

Theo thống kê, kể từ khi dịch bùng phát vào cuối tháng 1, tổng số ca nhiễm tại Hong Kong đến nay lên tới khoảng 2.000 ca, số ca tử vong là 18 ca.

Tại Nhật Bản, thủ đô Tokyo đã ghi nhận thêm 295 ca nhiễm trong ngày 25/7. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca nhiễm mới tại thành phố này ở mức trên 200 ca. Tổng số ca nhiễm tại Tokyo hiện là 10.975 ca.

Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike tiếp tục kêu gọi người dân đeo khẩu trang, thực hiện các biện pháp phòng dịch, tránh đi ra ngoài nếu không cần thiết trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày. Bà cho biết số người trong độ tuổi 20-30 hiện chiếm khoảng 60% số ca nhiễm, song dịch bệnh cũng đang lây lan trong nhóm có độ tuổi 40-50, từ trung tâm thành phố tới quận Tama, phía Tây thủ đô. Bà cũng đã nâng cảnh báo đại dịch tại thành phố lên mức cao nhất trong thang cảnh báo gồm 4 cấp, đồng nghĩa dịch bệnh đang lây lan.

Trong khi đó, một số khu vực đô thị khác cũng ghi nhận số ca nhiễm tăng mạnh kể từ khi Nhật Bản dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp quốc gia vào cuối tháng 5. Tổng số ca nhiễm tại Nhật Bản tính đến nay là khoảng 30.000 ca, bao gồm khoảng 700 ca trên du thuyền Diamond Princess được cách ly ngoài khơi Yokohama vào tháng 2 vừa qua.

Sau hội nghị trực tuyến do Malaysia chủ trì ngày 25/7, các nền kinh tế tham gia diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã tái khẳng định ưu tiên phục hồi kinh tế do đại dịch Covid-19.

Trong một tuyên bố chung, bộ trưởng phụ trách thương mại các nước APEC đã tái khẳng định cam kết "tích cực giảm bớt tác động kinh tế của đại dịch Covid-19, nhanh chóng đưa khu vực hướng tới lộ trình phục hồi kinh tế mau hồi phục, bao quát và hiệu quả. Tuyên bố có đoạn: "Chúng tôi công nhận tầm quan trọng của môi trường thương mại và đầu tư tự do, mở cửa, công bằng, minh bạch và có thể dự đoán để hồi phục kinh tế vào thời điểm đầy thách thức như vậy".

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế và Công nghiệp Malaysia Mohamed Azmin Ali cho biết, các nền kinh tế tham gia cũng đã nhất trí với một tuyên bố chung về tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu.

Bản tin lúc 6h ngày 26/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết, đã có thêm 1 ca bệnh Covid-19 tại TP Đà Nẵng. Việt Nam hiện có 418 ca bệnh.

Bệnh nhân 418 là nam giới, 61 tuổi, hiện đang sinh sống tại phường Thanh Bình, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Bệnh nhân được xác định dương tính với SARS-CoV-2 đêm 25/7, đang được điều trị cách ly tại Khoa Hồi sức Tích cực Bệnh viện Đà Nẵng, phải thở máy.

Đà Nẵng đang triển khai các biện pháp điều tra dịch tễ, cách ly, khoang vùng, dập dịch. Bộ Y tế đã thành lập ba đội công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại TP Đà Nẵng.

Cập nhật 7h ngày 23/7: Covid-19 ở giai đoạn tồi tệ, số ca nhiễm toàn cầu lập 'đỉnh' mới khủng khiếp, 'cơn bão' chết chóc càn quét Brazil, Ấn Độ

Cập nhật 7h ngày 23/7: Covid-19 ở giai đoạn tồi tệ, số ca nhiễm toàn cầu lập 'đỉnh' mới khủng khiếp, 'cơn bão' chết chóc càn quét Brazil, Ấn Độ

TGVN. Tính đến 6h ngày 23/7, toàn cầu ghi nhận thêm 273.902 ca nhiễm Covid-19 trong 24 giờ qua, con số kỷ lục kể từ ...

Cập nhật 7h ngày 22/7: Hơn 15 triệu dân toàn cầu dính 'nọc độc' Covid-19, số tử vong mới ở Mỹ tăng vọt, ông Trump thúc người dân đeo khẩu trang

Cập nhật 7h ngày 22/7: Hơn 15 triệu dân toàn cầu dính 'nọc độc' Covid-19, số tử vong mới ở Mỹ tăng vọt, ông Trump thúc người dân đeo khẩu trang

TGVN. Tính đến 6h ngày 22/7, toàn cầu ghi nhận 15.078.885 người nhiễm Covid-19 trong đó có 618.684 ca tử vong và 9.101.420 bệnh nhân ...

Cập nhật 7h ngày 21/7: Pháp phát hiện 400-500 ổ Covid-19, Nhật Bản nguy cấp, Ấn Độ chuẩn bị thử vaccine trên người

Cập nhật 7h ngày 21/7: Pháp phát hiện 400-500 ổ Covid-19, Nhật Bản nguy cấp, Ấn Độ chuẩn bị thử vaccine trên người

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, tính đến 6h ngày 21/7, thế giới ghi nhận tổng cộng 14.837.819 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 612.418 ca tử ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô ...
Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
4 mẫu xe sedan cũ trong tầm giá 200 triệu đồng đáng mua nhất

4 mẫu xe sedan cũ trong tầm giá 200 triệu đồng đáng mua nhất

Với tài chính khoảng 200 triệu đồng, người dùng vẫn có thể lựa chọn một số mẫu xe sedan cũ còn 'chất' và tương xứng với số tiền đã bỏ ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Phiên bản di động