Cập nhật Covid-19 ngày 1/12: Mỹ 'chơ vơ' trên đỉnh dịch, cố vấn về Covid-19 của ông Trump từ chức; Nhà lãnh đạo Triều Tiên tiêm vaccine Trung Quốc?

Thế Việt
TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận 63.584.870 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.473.746 trường hợp tử vong và 43.980.327 bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 1/12: Mỹ cứ 'chơ vơ' trên đỉnh dịch, cố vấn về Covid-19 của ông Trump từ chức; Nhà lãnh đạo Triều Tiên tiêm vaccine Trung Quốc?

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 274.332 ca tử vong trong tổng số 13.919.870 ca nhiễm; tiếp tục chuỗi ngày ghi nhận số ca nhiễm cao khủng khiếp trên 140.000 ca/ngày kể từ ngày 10/11.

Tiếp đó là Ấn Độ với 137.659 ca tử vong trong số 9.463.254 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 về số ca nhiễm với 6.336.278 bệnh nhân, trong đó có 173.165 ca tử vong.

* Tại Bắc Mỹ, số ca nhiễm toàn khu vực đã lên tới 16.208.781 trường hợp, trong đó có 409.258 ca tử vong và 9.940.246 bệnh nhân bình phục.

Ngày 30/11, một quan chức Nhà Trắng cho biết, Tiến sĩ Scott Atlas, Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump về đại dịch Covid-19 đã từ chức sau 4 tháng gây tranh cãi, trong đó ông Atlas liên tục xung đột với các thành viên khác trong đội đặc nhiệm về Covid-19.

Trong bức thư gửi tới ông Trump đề ngày 1/12 đăng trên trang mạng Twitter, ông Atlas cho hay: "Tôi viết thư từ chức khỏi vị trí Cố vấn đặc biệt gửi cho Tổng thống Mỹ".

Trong bức thư, ông Atlas đã liệt kê những gì ông coi là các thành tựu trong việc mở lại trường học và mở rộng xét nghiệm virus SARS-CoV-2, song song với việc tự bảo vệ mình trước rất nhiều lời chỉ trích.

Trước đó, các chuyên gia sức khỏe cộng đồng, trong đó có chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ Anthony Fauci, đã chỉ trích gay gắt ông Atlas vì đã cung cấp cho ông Trump những thông tin không chính xác về đại dịch Covid-19.

* Châu Âu hiện là tâm dịch của thế giới với hơn 17,25 triệu người mắc Covid-19, trong đó có hơn 394.089 ca tử vong.

Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 và sẽ tiếp tục cách ly ở nhà trong 10 ngày.

Theo một người phát ngôn chính phủ, ông Plenkovic hiện cảm thấy khỏe mạnh và sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ từ nhà riêng theo khuyến cáo của các bác sĩ và chuyên gia bệnh dịch học.

Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo, nếu người dân không thận trọng, nước này sẽ đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ ba vào mùa Đông năm nay.

Theo quan điểm của Thủ tướng Merkel, ngoài các nhân viên y tế và những người đặc biệt dễ bị tổn thương, lực lượng cảnh sát cũng nằm trong nhóm nên được tiêm vaccine ngừa Covid-19 ngay từ đầu.

Các nhân viên cảnh sát đã kêu gọi chính quyền Đức triển khai hoạt động xét nghiệm virus SARS-CoV-2 rộng rãi hơn vì họ thường xuyên phải tiếp xúc với những tình huống không thể duy trì được khoảng cảch tối thiểu.

Trong khi đó, Nga, BelarusArmenia sẽ ra mắt ứng dụng di động “Traveling without Covid-19” (Du lịch không Covid-19) để đơn giản hóa việc đi lại của người dân trong không gian Á-Âu trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

“Traveling without Covid-19” là dự án chung của Quỹ Sáng kiến Kỹ thuật số do Ngân hàng Phát triển Á-Âu thành lập. Hiện ứng dụng này đang được thử nghiệm. Trước đó, phần mềm này đã được Hội đồng Liên chính phủ Á-Âu xem xét.

* Khu vực Nam Mỹ ghi nhận 325.523 ca tử vong trong tổng số 11.142.971 bệnh nhân Covid-19.

Chính phủ Bolivia đã quyết định đình chỉ những hạn chế được chính quyền lâm thời của bà Jeanine Áñez áp dụng trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, đồng thời cho phép nới lỏng các biện pháp giãn cách có hiệu lực đến ngày 15/1/2021, theo đó nối lại tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, xã hội, tôn giáo, giải trí.

Bộ trưởng Y tế Edgar Pozo cho biết, quyết định trên là cơ sở để nước này có thể từng bước triển khai các biện pháp khôi phục nền kinh tế, tạo sự yên tâm cho người dân về những biện pháp phòng dịch của đất nước.

Mặc dù vậy, ông Pozo cho rằng, Bolivia vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh và khuyến cáo người dân tuân thủ chặt chẽ những qui định về vệ sinh dịch tễ nơi công cộng. Theo số liệu thống kê chính thức, đến nay, Bolivia đã ghi nhận 144.708 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 8.957 ca tử vong.

Tại Colombia, chính phủ thông báo quyết định kéo dài lệnh đóng cửa biên giới đường bộ và đường sông cho tới ngày 16/1/2021 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, trong khi các cửa khẩu đường biển sẽ được mở cửa trở lại từ ngày 1/12 nhằm khôi phục từng bước các hoạt động hàng hải.

Giám đốc Cơ quan di trú Colombia Juan Francisco Espinosa cho biết, chính phủ đang phối hợp với các nước láng giềng, cũng như chính quyền các địa phương để tìm kiếm cơ chế cho phép mở cửa trở lại tất cả các cửa khẩu một cách an toàn trong tương lai, không gây nguy hiểm về dịch bệnh cho du khách và các địa phương tiếp nhận.

Ông Espinosa cũng kêu gọi cộng đồng, đặc biệt là các địa phương có đường biên giới với các nước láng giềng, ngăn chặn việc sử dụng các con đường không chính thức để nhập cảnh vì việc này có thể khiến dịch bệnh lây lan mất kiểm soát.

Theo thống kê chính thức, đến nay, Colombia đã ghi nhận 1.316.803 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 36.766 ca tử vong và là một trong những quốc gia Mỹ Latinh bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19, sau Brazil và Argentina.

* Tại châu Á, đến nay có 16.754.267 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 291.762 trường hợp tử vong.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố, thủ đô Manila sẽ tiếp tục duy trì các quy định kiểm dịch nghiêm ngặt từ ngày 1/12 đến ngày 31/12 để tránh xuất hiện thêm làn sóng lây nhiễm Covid-19 trong kỳ nghỉ lễ.

Ông Duterte đã phê chuẩn kế hoạch của nhóm đặc nhiệm phòng, chống Covid-19 liên ngành, trong đó đặt vùng thủ đô Manila và 6 khu vực khác, vốn đang phải đối mặt với tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, vào tình trạng kiểm dịch cộng đồng chung (GCQ) cho tới hết năm 2020.

Tổng thống Philippines cũng yêu cầu người dân đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, đồng thời cảnh báo rằng một số quốc gia đang trải qua làn sóng Covid-19 thứ 3. Đến nay, quốc gia Đông Nam Á đã ghi nhận tổng cộng 431.630 ca mắc Covid-19, trong đó có 8.392 người tử vong.

Tại Nhật Bản, kể từ ngày 1/12, những người nước ngoài, bao gồm cả thực tập sinh và du học sinh, không thể hồi hương và bị mắc kẹt ở Nhật Bản vì Covid-19 sẽ được phép làm việc bán thời gian. Đây là nội dung chính trong thông báo mà Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Cư trú (ISA) thuộc Bộ Tư pháp Nhật Bản mới ban hành.

Theo đài truyền hình NHK, biện pháp mới nhất của ISA sẽ hỗ trợ cho khoảng 21.000 người nước ngoài, trong đó có những người tới Nhật Bản với thị thực ngắn ngày hoặc với tư cách thực tập sinh kỹ năng. Tuy nhiên, theo NHK, nếu các đối tượng này muốn làm việc bán thời gian, họ cần phải nộp đơn lên ISA.

Ngày 30/11, một chuyên gia an ninh Mỹ trích dẫn các nguồn tin tình báo Nhật Bản cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã được tiêm một loại vaccine ngừa Covid-19 do Trung Quốc phát triển.

Trong bài báo được đăng tải trên tạp chí trực tuyến 19FortyFive, nhà nghiên cứu Triều Tiên thuộc Trung tâm Lợi ích Quốc gia (Mỹ) Harry Kazianis viết: “Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và nhiều quan chức cấp cao khác trong gia tộc họ Kim cùng giới lãnh đạo đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19 ‘trong vòng 2 đến 3 tuần qua’ và loại vaccine này được chính phủ Trung Quốc cung cấp”.

Tuy nhiên, các nguồn tin không nêu rõ loại vaccine nào mà nhà lãnh đạo Triều Tiên, cũng như giới lãnh đạo nước này, được tiêm.

Covid-19 tại Việt Nam: Bộ Y tế ra công điện khẩn về tăng cường giám sát và quản lý người nhập cảnh

Covid-19 tại Việt Nam: Bộ Y tế ra công điện khẩn về tăng cường giám sát và quản lý người nhập cảnh

TGVN. Ngày 30/11, Bộ Y tế, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, ra công điện khẩn gửi các ...

Covid-19 chiều 30/11 tại Việt Nam: 3 ca mắc mới, 1.179 ca điều trị khỏi

Covid-19 chiều 30/11 tại Việt Nam: 3 ca mắc mới, 1.179 ca điều trị khỏi

TGVN. Bản tin 18h ngày 30/11 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết ghi nhận 3 ca mắc mới, đều ...

Cập nhật Covid-19 ngày 30/11: Số ca nhiễm ở châu Âu vượt 17 triệu; Campuchia phải đóng cửa các cơ sở giáo dục tư thục; Anh lên lịch tiêm vaccine

Cập nhật Covid-19 ngày 30/11: Số ca nhiễm ở châu Âu vượt 17 triệu; Campuchia phải đóng cửa các cơ sở giáo dục tư thục; Anh lên lịch tiêm vaccine

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận 63.070.279 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.465.095 trường hợp tử vong và ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Bộ GD&ĐT chuẩn bị triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bộ GD&ĐT chuẩn bị triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Năm 2025, Bộ GD&ĐT triển khai một số việc trọng tâm, trong đó có việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Tổng thống đắc cử Donald Trump phản ứng ra sao trước việc Thủ tướng Trudeau từ chức?

Tổng thống đắc cử Donald Trump phản ứng ra sao trước việc Thủ tướng Trudeau từ chức?

Việc Thủ tướng Justin Trudeau từ chức lãnh đạo đảng Tự do diễn ra chỉ hai tuần trước khi ông Donald Trump nhậm chức.
TS. Nguyễn Phương Hòa được Italy vinh danh Huân chương Công trạng

TS. Nguyễn Phương Hòa được Italy vinh danh Huân chương Công trạng

Đây là phần thưởng cao quý nhất của Italy ghi nhận những đóng góp xuất sắc của TS. Nguyễn Phương Hòa trong việc thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa ...
Iran khẳng định quan điểm về đàm phán hạt nhân, phản pháo gắt đe dọa từ Mỹ

Iran khẳng định quan điểm về đàm phán hạt nhân, phản pháo gắt đe dọa từ Mỹ

Iran tuyên bố sẵn sàng đàm phán dựa trên 'danh dự và phẩm giá' để giải quyết những lo ngại về chương trình hạt nhân của nước này.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Kinh tế Hàn Quốc lao đao vì bất ổn chính trị, ông Trump lên nắm quyền sẽ 'đổ thêm dầu vào lửa'

Kinh tế Hàn Quốc lao đao vì bất ổn chính trị, ông Trump lên nắm quyền sẽ 'đổ thêm dầu vào lửa'

Cuộc khủng hoảng chính trị đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Hàn Quốc, khiến thị trường chứng khoán chao đảo, đồng Won tiếp tục mất giá...
Tổng thống đắc cử Donald Trump phản ứng ra sao trước việc Thủ tướng Trudeau từ chức?

Tổng thống đắc cử Donald Trump phản ứng ra sao trước việc Thủ tướng Trudeau từ chức?

Việc Thủ tướng Justin Trudeau từ chức lãnh đạo đảng Tự do diễn ra chỉ hai tuần trước khi ông Donald Trump nhậm chức.
Iran khẳng định quan điểm về đàm phán hạt nhân, phản pháo gắt đe dọa từ Mỹ

Iran khẳng định quan điểm về đàm phán hạt nhân, phản pháo gắt đe dọa từ Mỹ

Iran tuyên bố sẵn sàng đàm phán dựa trên 'danh dự và phẩm giá' để giải quyết những lo ngại về chương trình hạt nhân của nước này.
Ghana đón chào Tổng thống mới giữa những ngổn ngang cũ

Ghana đón chào Tổng thống mới giữa những ngổn ngang cũ

Ngày 7/1, ông John Dramani Mahama sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Ghana nhiệm kỳ thứ hai.
Ngoại trưởng Trung Quốc công du điểm đến truyền thống, khẳng định tấm lòng thành 'không dao động'

Ngoại trưởng Trung Quốc công du điểm đến truyền thống, khẳng định tấm lòng thành 'không dao động'

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đặt chân đến Namibia, một quốc gia ở châu Phi, bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm 2025.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thăm Ấn Độ, Thủ tướng Modi ca ngợi quan hệ song phương

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thăm Ấn Độ, Thủ tướng Modi ca ngợi quan hệ song phương

Quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu toàn diện Ấn Độ-Mỹ đã phát triển lên tầm cao mới, trong nhiều lĩnh vực, trong đó có không gian và AI.
Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa siêu thanh mới, đặc biệt hé lộ một vật liệu chưa từng được sử dụng

Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa siêu thanh mới, đặc biệt hé lộ một vật liệu chưa từng được sử dụng

Triều Tiên đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa siêu thanh mới vào ngày 6/1 tại một bãi phóng ở ngoại ô thủ đô Bình Nhưỡng.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Phiên bản di động