Cập nhật Covid-19 ngày 12/11: Lần thứ 3 thế giới ghi nhận hơn 600.000 ca mới; Thêm quan chức Nhà Trắng nhiễm bệnh, ngày 'tồi tệ' ở Mỹ

Thế Việt
TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận 52.432.512 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.289.533 ca tử vong và 36.675.916 bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 12/11: Lần thứ 3 thế giới ghi nhận hơn 600.000 ca mới; Thêm quan chức Nhà Trắng nhiễm bệnh, ngày 'tồi tệ' ở Mỹ

* Châu Á là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm Covid-19 nhất với 14.709.753 trường hợp, trong đó có 260.117 ca tử vong và 13.131.377 bệnh nhân bình phục.

Hiện vẫn còn 1.318.259 bệnh nhân đang còn được điều trị, trong đó có 23.818 bệnh nhân trong tình trạng nặng, nguy kịch.

Ấn Độ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất khu vực và có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ 2 thế giới, với hơn 8,68 triệu ca nhiễm, trong đó có 128.165 bệnh nhân tử vong.

Indonesia, Philippines và Malaysia tiếp tục các điểm nóng dịch Covid-19 ở khu vực Đông Nam Á. Ngày 11/11, Indonesia ghi nhận 3.770 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 448.118 trong khi số ca tử vong cũng tăng thêm 75 ca lên 14.836 ca.

Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines cũng thông báo thêm 1.672 ca mắc và 49 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và không qua khỏi lên lần lượt là 401.416 ca và 7.710 ca.

Tại Malaysia, Bộ Y tế cảnh báo hệ thống y tế nước này có nguy cơ sụp đổ nếu số ca mắc mới hằng ngày tiếp tục tăng ở mức 3-4 con số. Trong ngày 11/11, Malaysia ghi nhận 822 ca mắc Covid-19 mới.

Như vậy, trong 4 ngày qua, số ca nhiễm mới ở nước này đã giảm từ mức 4 con số, duy trì ở mức 3 con số. Tuy nhiên, tiêu điểm đã chuyển hướng từ bang Sabah ở miền Đông sang các bang thuộc khu vực Tây Malaysia.

Cụ thể, trong 822 ca nhiễm mới ngày 11/11, chỉ có 259 ca ở bang Sabah, nhưng số ca nhiễm tại các bang thuộc khu vực Tây Malaysia lên tới 550, bao gồm 403 ca phát hiện ở 2 bang Selangor và Nigeri Sembilan.

Trong khi đó, Campuchia tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh khi có kế hoạch phân phát 2 triệu khẩu trang cho người dân thủ đô Phnom Penh. Những cá nhân nào vi phạm quy định về cách ly phòng dịch sẽ bị phạt từ 200.000 Riel (50 USD) đến 1 triệu riel và bị xử lý theo Luật Hình sự.

Tính đến sáng 11/11, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có 301 ca mắc Covid-19, trong đó 288 ca đã bình phục và không có trường hợp nào tử vong.

Tại Nhật Bản, ngày 11/11 ghi nhận 1.173 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số người nhiễm lên 110.156. Thủ tướng Suga Yoshihide đã chỉ đạo nhóm đặc trách ứng phó đại dịch Covid-19 của chính phủ sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 khi mùa Đông đang đến gần.

Cùng ngày, Singapore thông báo, dịch vụ du lịch hàng không mang tên Air Travel Bubble giữa Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) không yêu cầu cách ly sau nhập cảnh sẽ được khởi động từ ngày 22/11.

* Châu Âu là khu vực có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ 2 thế giới và đang là tâm dịch trong làn sóng thứ 2 này với hơn 12,91 triệu người mắc bệnh, trong đó có 306.504 ca tử vong.

Tại Italy, sau gần 10 tháng ban bố tình trạng khẩn cấp kể từ ngày 31/1, tổng số ca mắc Covid-19 tại Italy đã lên đến 1.028.424 trường hợp, trong đó có 42.953 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Bộ Y tế Italy ghi nhận thêm 32.961 ca nhiễm mới.

Số ca tử vong do Covid-19 ở Italy cũng tăng thêm 623 người trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong lên 42.953 trường hợp. Số bệnh nhân được chăm sóc tích cực hiện là 3.081 ca, so với giai đoạn đỉnh điểm tháng 3-4 là 4.068 trường hợp.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, giới y bác sĩ Italy cho rằng, tình hình hiện đang rất nguy cấp.

Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 11/11 tuyên bố, cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 vẫn còn nghiêm trọng bất chấp những thông tin tích cực mới đây như việc phát triển vaccine, đồng thời bà cho biết, chính phủ Berlin sẽ phải ứng phó với đại dịch xuyên suốt mùa Đông.

Đến nay, Đức ghi nhận 726.176 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 12.082 trường hợp tử vong.

Nhằm thúc đẩy sự hiệu quả trong công tác chống dịch Covid-19 cũng như các dịch bệnh khác trong tương lai trong Liên minh châu Âu (EU), Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất kế hoạch cải cách các quy định về y tế cộng đồng, theo đó cho phép EU ban bố tình trạng khẩn cấp và thực hiện các bài đánh giá sức chống chịu của các nước trước các đại dịch.

Ngoài ra, EU cũng công bố những bước đi nhằm xây dựng một cơ quan mới theo mô hình Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh Mỹ (BARDA).

* Bắc Mỹ hiện ghi nhận khoảng 370.143 ca tử vong trong tổng số hơn 12,68 triệu ca nhiễm.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khu vực vẫn là Mỹ với 247.397 ca tử vong trong tổng số hơn 10,7 triệu ca nhiễm.

Ngày 11/11, số ca nhiễm Covid-19 mới của Mỹ cao kỷ lục, vượt mức 142.000 ca/ngày và số ca nhập viện cũng cán mức cao nhất từ trước tới nay là 61.964 ca vào ngày 10/11. Những con số mới khiến một lần nữa các cơ sở điều trị y tế của nước Mỹ tại những điểm nóng của dịch lại đứng trước nguy cơ quá tải.

Theo thống kê, số ca nhập viện đã tăng hơn gấp đôi lên tới gần 62.000 ca kể từ tháng Chín tới nay và vượt cả con số nhập viện tại thời điểm đại dịch bùng phát mạnh hồi giữa tháng Tư là 59.940 ca.

Cả hai thời điểm đại dịch bùng phát mạnh hồi tháng Tư và tháng Bảy đều chỉ kéo dài vài ngày và nhanh chóng giảm nhưng lần này đại dịch bùng phát lại khi mùa Đông đang tới gần khiến các chuyên gia tiên lượng tình hình sẽ không đơn giản.

Trong khi đó, cùng ngày, truyền thông Mỹ đưa tin, Giám đốc phụ trách các vấn đề chính trị của Nhà Trắng Brian Jack đã được chẩn đoán mắc Covid-19 vào cuối tuần qua, sau khi ông tham dự một sự kiện vào ngày bầu cử 3/11 tại Nhà Trắng.

Theo tờ New York Times, một cố vấn khác cũng dương tính với SARS-CoV-2, song không xác định danh tính người này cũng như liệu quan chức này có tham dự các sự kiện đêm bầu cử tại Nhà Trắng hay không.

* Khu vực Nam Mỹ hiện ghi nhận gần 10,15 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có 305.394 trường hợp tử vong.

Brazil là quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ 3 thế giới, với gần 5,75 triệu ca nhiễm, trong đó có 163.406 bệnh nhân tử vong.

Ngày 11/11, chính phủ Argentina thông báo, Tổng thống Alberto Fernandez đã buộc phải thực hiện quy trình cách ly bắt buộc sau khi Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề chiến lược của Văn phòng Tổng thống - ông Gustavo Beliz bị nhiễm SARS-CoV-2 từ một người thân trong gia đình.

* Tại châu Phi, đến nay ghi nhận 1.930.482 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 46.357 ca tử vong, trong khi châu Đại Dương có 41.672 ca nhiễm với 993 trường hợp tử vong.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa quyết định gia hạn tình trạng thảm họa quốc gia đến ngày 15/12 tới nhằm tiếp tục duy trì các quy định và biện pháp cần thiết trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Ông Ramaphosa cũng thông báo quyết định kéo dài hoạt động của Quỹ Covid-19 quốc gia cho đến hết tháng 1/2021, qua đó tiếp tục duy trì việc cung cấp thực phẩm miễn phí cho khoảng 6 triệu người thất nghiệp tại nước này.

Liên quan các biện pháp ứng phó với dịch Covid-19 trước nguy cơ có thể xảy ra làn sóng dịch thứ 2, ông Ramaphosa cho biết, Nam Phi đang phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xây dựng kế hoạch ngăn chặn nguy cơ dịch tái bùng phát, trong đó bao gồm việc lập các đội phản ứng nhanh do WHO điều hành.

* Liên quan vaccine ngừa Covid-19, Phó Thủ tướng Nga Tatiana Golikova cho biết, công tác thử nghiệm sau khi đăng ký vaccine ngừa Covid-19 thứ hai của Nga do viện Vector ở Siberia phát triển sẽ bắt đầu vào ngày 15/11.

Trong khi đó, tại Brazil, cơ quan giám sát dịch tễ quốc gia Brazil (Anvisa) thông báo về việc cho phép nối lại công tác thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với loại vaccine ngừa bệnh Covid-19 do hãng dược Sinovac của Trung Quốc sản xuất sau 2 ngày tuyên bố đình chỉ chương trình thử nghiệm này do một tình nguyện viên “gặp sự cố nghiêm trọng” hôm 29/10.

Bất kể kết quả bầu cử Mỹ 2020 và tin tốt từ vaccine Covid-19, nền kinh tế Mỹ vẫn chịu ‘cơn gió ngược’

Bất kể kết quả bầu cử Mỹ 2020 và tin tốt từ vaccine Covid-19, nền kinh tế Mỹ vẫn chịu ‘cơn gió ngược’

TGVN. Chuyên gia kinh tế cho rằng, vaccine Covid-19 sẽ không tạo ra 'kích thích tức thời' cho nền kinh tế Mỹ, vốn vẫn cần ...

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (6/11-12/11): Ông Biden sẽ có giọng điệu thận trọng hơn với Trung Quốc, ô tô Nhật 'bỗng dưng' bán chạy

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (6/11-12/11): Ông Biden sẽ có giọng điệu thận trọng hơn với Trung Quốc, ô tô Nhật 'bỗng dưng' bán chạy

TGVN. Ông Biden sẽ có giọng điệu thận trọng hơn về quan hệ Mỹ-Trung, giá dầu có thể lên 60USD, EU vẫn để ngỏ khả ...

Đại sứ Lê Lương Minh: Năng lực dẫn dắt của Chủ tịch ASEAN 2020 đã được minh chứng

Đại sứ Lê Lương Minh: Năng lực dẫn dắt của Chủ tịch ASEAN 2020 đã được minh chứng

TGVN. Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 trong bối cảnh thế giới, khu vực và từng nước thành viên và các ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.
Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động