Cập nhật Covid-19 ngày 17/5: Nguy cơ về biến thể 'siêu lây nhiễm' ở Malaysia; Lào chuẩn bị đối phó làn sóng thứ 3; G7 'dư sức' chia sẻ vaccine

Quang Hiếu
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 163,7 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có xấp xỉ 3,4 triệu ca tử vong và gần 142,2 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 17/5:
Cập nhật Covid-19 ngày 17/5: Nguy cơ về biến thể 'siêu lây nhiễm' ở Malaysia; Lào chuẩn bị đối phó làn sóng thứ 3; G7 'dư sức' chia sẻ vaccine

* Tại châu Mỹ

Brazil thông báo ghi nhận 1.036 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca tử vong trên cả nước lên là 435.751 ca. Trong khi đó, số ca mắc bệnh cũng tăng lên mức 15.627.475 ca, tăng 40.941 ca so với một ngày trước đó.

Chile ghi nhận 6.320 ca mắc mới và 68 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong tại nước này lên lần lượt là 1.286.548 ca và 27.832 ca. Bộ Y tế Chile báo cáo số ca mắc mới tại nước này trong tuần qua đã có dấu hiệu giảm nhẹ trong khi số bệnh nhân cần nhập viện điều trị cũng đã xuống mức thấp hơn.

Ngày 16/5, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, ông Rochelle Walensky, cho biết chính phủ giao cho các công ty và tổ chức tư nhân trách nhiệm yêu cầu người dân tiêm vaccine ngừa Covid-19.

* Tại châu Âu

Anh ghi nhận thêm 1.926 ca mắc mới, nâng tổng số người mắc Covid-19 tại quốc gia này lên 4.450.777. Bên cạnh đó, số ca tử vong vì dịch bệnh cũng tăng thêm 4, nâng tổng số lên 127.679 ca.

Anh cũng đã đạt được cột mốc quan trọng trong tiêm phòng Covid-19 khi cuối tuần qua, quốc gia này hoàn thành mục tiêu tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh cho 20 triệu người trưởng thành, tương đương 38,2% tổng số người trưởng thành tại nước này.

Trong bối cảnh tốc độ tiêm chủng được đẩy nhanh và tình hình dịch bệnh khu vực trên thực tế có nhiều cải thiện, Bồ Đào Nha sẽ mở cửa đón du khách từ tất cả các nước Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 17/5. Theo đó, du khách từ 26 quốc gia thuộc khu vực tự do đi lại Schengen và Anh sẽ có thể tới thăm Bồ Đào Nha vì bất kỳ lý do gì, kể cả những chuyến thăm không cần thiết.

* Tại Đông Nam Á

Thái Lan ngày 17/5 chứng kiến số ca mắc mới Covid-19 cao kỷ lục với 9.635 ca, trong đó có hơn 6.800 ca ghi nhận trong các nhà tù. Thái Lan đồng thời thông báo thêm 25 ca tử vong vì Covid-19, đưa tổng số ca không qua khỏi vì dịch bệnh này lên 614 ca trong tổng số 111.082 ca mắc.

Thái Lan đang nỗ lực đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ ba. Trung tâm Xử lý Tình hình Covid-19 (CCSA) của chính phủ Thái Lan đã điều chỉnh bản đồ phân vùng các tỉnh có bệnh nhân Covid-19, giảm số lượng các tỉnh thuộc Vùng đỏ sẫm thuộc diện kiểm soát tối đa xuống còn 4, bao gồm Bangkok, Nonthaburi, Samat Prakan và Pathum Thani. Các tỉnh còn lại gồm 17 tỉnh thuộc Vùng đỏ và 56 tỉnh thuộc Vùng da cam.

Trong khi đó, Malaysia có thể trở thành nơi bùng phát và lây lan một số biến thể "siêu lây nhiễm" của virus SARS-CoV-2.

Giáo sư, Tiến sĩ Sazaly Abu Bakar - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục các bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Malaya, nêu rõ các nhóm biến thể "siêu lây nhiễm" lây lan trong các nhà tù và cơ sở tạm giam ở Malaysia cho thấy, virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn và có khả năng lây lan mạnh hơn.

Căn cứ vào số ca mắc mới Covid-19, Giáo sư Sazaly cho rằng, Malaysia có thể có một hoặc nhiều biến thể địa phương, từ đó làm gia tăng khả năng và tốc độ lây nhiễm cũng như sự gia tăng số ca không triệu chứng. Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục các bệnh truyền nhiễm đã xác định được ít nhất hai chủng virus tại địa phương.

Ngày 16/5, Campuchia tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 giảm với tổng số 350 ca được phát hiện trong ngày trên cả nước, trong đó có 9 ca nhập cảnh. Tổng số ca nhiễm mới giảm trong 5 ngày liên tiếp nhưng người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia, bà Or Vandine, cảnh báo nếu Chính phủ và người dân Campuchia chủ quan, những biến thể virus được phát hiện tại Ấn Độ và Anh có thể lây lan nhanh chóng.

Cùng ngày, Bộ Y tế Lào cho biết nước này đã ghi nhận 21 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 10 ca nhập cảnh và được cách ly ngay.

Sau 25 ngày áp dụng lệnh phong tỏa, thủ đô Viêng Chăn tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm cao nhất với 11 ca, tất cả đều lây nhiễm trong cộng đồng. Đặc biệt, thủ đô tiếp tục xuất hiện các ổ lây nhiễm mới với những ca bệnh mất dấu F0. Tuy nhiên, việc hầu hết các tỉnh thành còn lại không ghi nhận các ca mới hoặc nếu có đều là các trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay cho thấy tình hình dịch tại Lào đang có xu hướng lắng dịu.

Đại diện Bộ Y tế Lào đã cảnh báo về tình trạng số ca mắc Covid-19 ở trẻ em và phụ nữ đang gia tăng, nhấn mạnh hiện Bộ đang chuẩn bị nhân sự để sẵn sàng đối phó với làn sóng dịch thứ 3 tại nước này.

* Tại Trung Đông-châu Phi

Algeria quyết định sẽ mở cửa một phần các biên giới quốc gia kể từ đầu tháng 6 tới. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm dịch vẫn phải được thực hiện "nghiêm ngặt" đối với các hành khách muốn vào quốc gia này để phòng chống nguy cơ lây lan virus SARS-CoV-2 và các điều kiện nhập cảnh sẽ được thay đổi theo tuần.

Theo đó, mỗi ngày Algeria sẽ đón 5 chuyến bay khứ hồi từ các sân bay của 3 thành phố lớn nhất của quốc gia Bắc Phi này, gồm Algiers, Constantine và Oran. Trước đó, từ ngày 17/3/2020, Algeria đã đóng cửa toàn bộ biên giới trên bộ, trên không và cả đường biển, trừ các trường hợp ngoại lệ được chính quyền cho phép nhập cảnh như hồi hương người Algeria bị mắc kẹt ở nước ngoài, các chuyên gia hoặc cán bộ ngoại giao.

Tính đến chiều 16/5, Algeria ghi nhận tổng cộng 125.311 ca mắc và 3.374 trường hợp tử vong. Hiện Algeria đứng thứ 9 trong số 10 quốc gia châu Phi có số ca nhiễm bệnh nhiều nhất châu lục, sau các nước (theo thứ tự) Nam Phi, Morocco, Tunisia, Ethiopia, Ai Cập, Libya, Nigeria và Kenya.

Trong khi đó, Iran thông báo ghi nhận thêm 11.291 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia Trung Đông này lên là 2.751.166 ca. Số ca tử vong do Covid-19 tại nước này tới nay là 76.936 ca, với 303 ca mới trong một ngày qua.

Saudi Arabia thông báo du khách nước ngoài tới nước này qua đường hàng không từ hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ không cần phải cách ly sau khi nhập cảnh nếu đã được tiêm vaccine Covid-19.

Theo cơ quan quản lý hàng không dân sự (GACA), từ ngày 20/5, những người nhập cảnh bằng đường hàng không mà không phải công dân Saudi Arabia, nếu đã được tiêm chủng đầy đủ hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 và xuất trình được chứng nhận tiêm chủng trước khi đến sẽ không cần phải cách ly 7 ngày. Tuy nhiên, thông báo cũng cho hay du khách đến từ hơn 20 nước, trong đó có Mỹ, Ấn Độ, Anh, Đức, Pháp và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vẫn bị cấm nhập cảnh vào Saudi Arabia theo các quy định phòng ngừa dịch bệnh lây lan.

Trước khi có quy định mới, mọi du khách nhập cảnh Saudi Arabia đều phải cách ly trong khoảng thời gian từ 7-14 ngày, tùy thuộc vào điểm xuất phát và kết quả xét nghiệm PCR.

* Tại Australia, từ ngày 17/5, chương trình tiêm vaccine chủng phòng Covid-19 sẽ được mở rộng và tăng tốc, với những người trên 50 tuổi có thể đến tiêm vaccine AstraZeneca tại hơn 4.300 phòng khám đa khoa trên khắp cả nước.

Trong hai tuần qua, người dân Australia trong độ tuổi từ 50-70 đã được tiêm vaccine AstraZeneca nhưng chỉ tại các trung tâm tiêm chủng lớn và phòng khám chuyên khoa.

Khoảng 85% những người cao tuổi sống trong các viện dưỡng lão đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19 nhưng Thủ tướng Australia Scott Morriso vẫn kêu gọi thêm nhiều người dân trên 70 tuổi đi tiêm chủng bởi đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.

* Ngày 17/5, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và EU có khả năng viện trợ hơn 150 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho những nước đang thiếu vacccine mà không ảnh hưởng tới mục tiêu tiêm chủng của mình.

Theo một nghiên cứu của Công ty Airfinity (Anh), 7 quốc gia giàu nhất thế giới và các nước thành viên EU có thể giúp thu hẹp khoảng cách về vacine trên thế giới bằng cách chia sẻ chỉ 20% dự trữ vaccine của mình trong tháng 6, 7 và 8 cho cơ chế vaccine toàn cầu COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng.

Trong bối cảnh thiếu nguồn cung vaccine và kinh phí, UNICEF kêu gọi G7 và EU cần nhanh chóng chia sẻ vaccine cho đến khi đạt được mô hình sản xuất vaccine bền vững. UNICEF nêu rõ: "Việc chia sẻ ngay lượng vaccine dư thừa có sẵn là biện pháp tối thiểu, quan trọng và cấp thiết nhằm chấm dứt khoảng cách về vaccine và cần được làm ngay".

Dịch bệnh Covid-19 trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp, số lượng người mắc bệnh và người chết tiếp tục gia tăng. Đã phát hiện các trường hợp mắc bệnh nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân:

1. Hạn chế đến nơi công cộng, tụ tập đông người không cần thiết.

2. Không được chủ quan, lơ là. Luôn đề cao cảnh giác phòng chống dịch, khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhập cảnh trái phép cần lập tức thông báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời.

3. Thực hiện tốt Khuyến cáo 5K: KHẨU TRANG - KHỬ KHUẨN - KHOẢNG CÁCH - KHÔNG TỤ TẬP - KHAI BÁO Y TẾ để phòng, chống dịch Covid-19.

4. Liên hệ với đường dây nóng Bộ Y tế: 1900.9095 để được tư vấn khi cần thiết.

Vì lợi ích của đất nước, cộng đồng và của chính mình, mỗi người dân Việt Nam hãy đồng lòng quyết tâm giữ vững thành quả đã đạt được trong phòng, chống dịch Covid-19

TIN LIÊN QUAN
Thông báo khẩn tìm người liên quan đến 2 ca mắc Covid-19 chưa rõ nguồn lây ở Điện Biên
Covid-19: Thông tin về những ca mắc mới tại Hà Nam và Bệnh viện Phổi Trung ương
Tình hình Myanmar: Đại hội đồng LHQ cân nhắc cấm vận vũ khí với chính quyền quân sự
Người Việt tại Israel phát huy đoàn kết, bản lĩnh kiên cường giữa 'chảo lửa' Trung Đông
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và những đêm trắng dưới ‘mưa tên lửa'
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động