Nhỏ Bình thường Lớn

Cập nhật Covid-19 ngày 22/1: Toàn cầu hơn 98 triệu ca nhiễm; Tổng thống Mỹ Biden hành động cứng rắn; châu Âu hối thúc mạnh tay

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận gần 98,1 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 2,1 triệu ca tử vong và hơn 70,4 triệu bệnh nhân bình phục.
Cập nhật Covid-19 ngày 22/1: Toàn cầu hơn 98 triệu ca nhiễm; Tổng thống Mỹ Biden hành động cứng rắn; châu Âu hối thúc mạnh tay

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do Covid-19 vẫn là Mỹ với 420.285 ca tử vong trong tổng số gần 25,2 triệu ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 153.053 ca tử vong trong số 10.625.420 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 214.228 ca tử vong trong số 8.699.814 bệnh nhân.

Xét tỷ lệ dân số, Bỉ là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 178 người tử vong. Tiếp đến là Cộng hòa Czech với 140 người và Italy 138 người.

Xét theo khu vực, châu Âu đang là tâm dịch của thế giới với hơn 31,3 triệu người mắc Coivd-19, trong đó có hơn 680.452 ca tử vong. Tiếp đến là các nước Mỹ Latinh và Caribbean, với gần 560.200 ca tử vong trong hơn 17,7 triệu ca nhiễm.

Bắc Mỹ có hơn 424.583 ca tử vong trong hơn 25,1 triệu ca nhiễm. Châu Á ghi nhận hơn 233.109 ca tử vong trong hơn 14,7 triệu ca nhiễm. Trung Đông có hơn 94.600 ca tử vong, châu Phi có hơn 81.700 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là 945 người.

* Tại châu Mỹ, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã siết chặt thêm quy định đối với các du khách tới Mỹ khi yêu cầu những người này phải cách ly ngay khi đặt chân tới sân bay, cho dù trước khi lên máy bay họ đã có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.

Tổng thống Biden nêu rõ: "Bên cạnh việc đeo khẩu trang, những người bay từ nước khác tới Mỹ đều phải xét nghiệm trước khi khởi hành và cách ly ngay khi tới Mỹ".

Trước đó, dưới thời của chính quyền tiền nhiệm Donald Trump, xét nghiệm là bắt buộc còn cách ly chỉ là khuyến cáo. Tổng thống Biden cảnh báo số ca tử vong tại Mỹ có thể lên tới 500.000 người vào tháng tới và quy trình tiêm đại trà vaccine ngừa Coivd-19 "đến nay có thể coi là thất bại".

* Tại châu Phi, Bộ Y tế Kenya cho biết, nước này đã phát hiện 2 trường hợp mắc biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi. Cả hai bệnh nhân đều là nam giới, sống ở quận ven biển Kilifi và từng tiếp xúc với người từ nước ngoài trở về.

Đây là những người đầu tiên ở Kenya mắc biến thể mới được phát hiện ở Nam Phi, vốn có khả năng lây truyền cao hơn 50% so với phiên bản gốc của virus SARS-CoV-2.

Chính phủ Kenya lo ngại nguy cơ bệnh dịch sẽ phát tán nhanh hơn, nhiều người bị nhiễm bệnh hơn và gây áp lực đè nặng lên hệ thống chăm sóc sức khoẻ.

Theo số liệu chính thức, tính đến hết ngày 21/1, Kenya đã ghi nhận 99.630 ca mắc Covid-19, khiến 1.739 người tử vong.

Trong đợt bùng phát dịch cách đây 3 tháng, tỷ lệ người nhiễm bệnh trở lại ở Kenya tăng hơn 16%, buộc chính phủ nước này phải áp dụng ngay nhiều biện pháp phòng dịch khẩn cấp như áp đặt lệnh giới nghiêm, đóng cửa các quán bar, nhà hàng và các trường học.

* Tại châu Âu, ngày 21/1, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (ECDC) cho biết, tại một số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), số ca nhiễm Covid-19 có nguy cơ tăng cao do biến thể mới có khả năng tồn tại tốt hơn và có tốc độ lây lan nhanh hơn.

Vì thế, điều quan trọng hiện nay là các nước cần chuẩn bị nhiều biện pháp ứng phó nghiêm ngặt trong những tuần tới để đảm bảo có đủ năng lực chăm sóc sức khỏe và đẩy nhanh các chiến dịch tiêm chủng.

ECDC cho rằng, "tốc độ và quy mô" lây nhiễm bệnh phụ thuộc vào mức độ áp dụng và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Tính đến ngày 19/1 đã có khoảng 16.800 ca mắc biến thể mới ở Anh và 1.300 ca mắc ở 23 nước trong EU và Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA).

Trước thực trạng trên, ECDC kêu gọi các nước thành viên theo dõi sát tốc độ lây nhiễm bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của các ca bệnh để kịp thời đánh giá nguy cơ lây lan và tác động của các biến thể mới.

Bên cạnh đó, ECDC cũng hối thúc các nước nâng cao khả năng xét nghiệm của các phòng thí nghiệm, đồng thời tăng số lượng trung tâm tiêm chủng và tăng số nhân viên để đẩy nhanh các chiến dịch tiêm chủng với điều kiện phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt hơn.

Trong khi đó, sau cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến ngày 21/1, lãnh đạo 27 nước Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất tăng tốc chiến dịch tiêm chủng, công nhận lẫn nhau kết quả xét nghiệm và xem xét hạn chế hoạt động di chuyển không cần thiết qua biên giới.

Phát biểu sau hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel nhận định, biên giới nội khối EU phải được mở, vận chuyển hàng hóa sẽ được tiếp tục nhưng cần phải xem xét hạn chế các hoạt động di chuyển không thiết yếu.

Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho rằng, tất cả các chuyến du lịch không thiết yếu phải bị hạn chế cả trong nội bộ mỗi nước cũng như xuyên biên giới.

Cả hai quan chức đều nhấn mạnh rằng, hoạt động của thị trường đơn nhất và việc di chuyển xuyên biên giới của những lao động làm việc trong các ngành thiết yếu phải tiếp tục được duy trì.

Trong khi đó, tối 21/1, Quốc hội Hà Lan đã thông qua lệnh giới nghiêm do Thủ tướng Mark Rutte đề xuất, thực hiện từ 19h-4h30 và có hiệu lực từ ngày 23/1 cho đến ít nhất ngày 19/2 tới. Những người vi phạm sẽ chịu mức phạt 95 Euro (115 USD). Đây là lần đầu tiên Hà Lan ban bố lệnh giới nghiêm kể từ sau Thế chiến II.

Liên quan vaccine ngừa Covid-19, Tổng thống Argentina Alberto Fernandez đã được tiêm vaccine Sputnik V liều đầu tiên tại một bệnh viện ở phía Tây thủ đô Buenos Aires.

Động thái trên diễn ra một ngày sau khi Cơ quan kiểm duyệt dược phẩm ANMAT kiến nghị Bộ Y tế triển khai tiêm vaccine Sputnik V của Nga cho những người trên 60 tuổi.

Chia sẻ trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Fernandez kêu gọi người dân tham gia chương trình tiêm chủng để có khả năng miễn dịch trước dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, ông cũng ra thông cáo chính thức nói rõ về tính an toàn và hiệu quả của vaccine Sputnik V, đồng thời cam kết chính phủ sẽ ưu tiên cung cấp vaccine tới đa số người dân trong thời gian sớm nhất.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ bắt đầu quay lại WHO như thế nào?
Ngày thứ 2 tại Nhà Trắng: Tân Tổng thống Mỹ Biden ký một loạt sắc lệnh và chỉ thị chống Covid-19
Báo Nga: Đại hội Đảng lần thứ XIII là cột mốc lịch sử trong đời sống chính trị-xã hội Việt Nam
ASEAN Today: Đại hội Đảng lần thứ XIII sẽ mang lại những thay đổi tích cực cho Việt Nam
Tin thế giới 21/1: Mỹ có tân Tổng thống; Trung Quốc trừng phạt các cựu quan chức Mỹ; Nga lo ngại về tương lai Dòng chảy phương Bắc 2

(tổng hợp)

Tin cũ hơn

Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon Musk đứng đầu Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon Musk đứng đầu
Hàn Quốc chuẩn bị tập trận cùng Mỹ-Nhật, xem nhẹ khả năng Triều Tiên sẽ đối thoại với chính quyền Washington? Hàn Quốc chuẩn bị tập trận cùng Mỹ-Nhật, xem nhẹ khả năng Triều Tiên sẽ đối thoại với chính quyền Washington?
Máy bay thương mại Mỹ bị tấn công ở Haiti, Washington ra lệnh nóng Máy bay thương mại Mỹ bị tấn công ở Haiti, Washington ra lệnh nóng
Lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng, đe dọa vượt ngưỡng 1,5°C của Hiệp định Paris Lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng, đe dọa vượt ngưỡng 1,5°C của Hiệp định Paris
Bỉ chưa thể thành lập chính phủ mới, đâu là rào cản? Bỉ chưa thể thành lập chính phủ mới, đâu là rào cản?
Australia khởi động dự án tàu ngầm hạt nhân với đối tác Mỹ và Anh Australia khởi động dự án tàu ngầm hạt nhân với đối tác Mỹ và Anh
Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn Bộ trưởng Quốc phòng gây bất ngờ, hai nhân tố then chốt cho chiến lược Trung Đông 'lộ mặt' Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn Bộ trưởng Quốc phòng gây bất ngờ, hai nhân tố then chốt cho chiến lược Trung Đông 'lộ mặt'
Báo Anh phơi bày toan tính của Ukraine với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đổ mạnh tiền vào chế tạo vũ khí Báo Anh phơi bày toan tính của Ukraine với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đổ mạnh tiền vào chế tạo vũ khí
Trung Đông: Houthi tấn công tàu hải quân Mỹ, Israel dọa 'đánh' tới mỏ dầu Iran Trung Đông: Houthi tấn công tàu hải quân Mỹ, Israel dọa 'đánh' tới mỏ dầu Iran
Điểm tin thế giới sáng 13/11: Thượng đỉnh Arab-Hồi giáo thúc đẩy vấn đề Palestine, Indonesia có thể mua vũ khí Trung Quốc, BRICS thêm đối tác Điểm tin thế giới sáng 13/11: Thượng đỉnh Arab-Hồi giáo thúc đẩy vấn đề Palestine, Indonesia có thể mua vũ khí Trung Quốc, BRICS thêm đối tác
Tin thế giới 12/11: Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm' tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép Tin thế giới 12/11: Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm' tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép
Nga-Trung ca ngợi 'mối tình' bền chặt, Moscow chỉ điểm nhiệm vụ quan trọng nhất với Bắc Kinh, Mỹ bị gọi tên Nga-Trung ca ngợi 'mối tình' bền chặt, Moscow chỉ điểm nhiệm vụ quan trọng nhất với Bắc Kinh, Mỹ bị gọi tên