Cập nhật Covid-19 ngày 23/10: Tình hình cực kỳ tồi tệ, thế giới chạy đua bảo vệ tính mạng người dân; Mỹ trở lại 'thời kỳ đen tối'; Pháp chật vật

Thế Việt
TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận 41.992.013 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.142.731 trường hợp tử vong và 31.184.544 bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 23/10: Tình hình cực kỳ tồi tệ, thế giới chạy đua bảo vệ tính mạng người dân; Mỹ trở lại 'thời kỳ đen tối'; Pháp chật vật

Ngày 22/10, thế giới trải qua ngày cực kỳ tồi tệ khi ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới cao nhất từ trước đến nay, với 478.132 trường hợp, trong đó 6.470 ca tử vong mới.

Trong ngày 22/10, Mỹ, Ấn Độ và Pháp ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất thế giới, lần lượt 74.301, 54.482 ca và 41.622 ca.

* Tại Mỹ, nước có tổng số ca nhiễm cao nhất thế giới (8.661.651 ca), nhiều bang đã ghi nhận số ca mắc mới trong ngày cao chưa từng thấy, bao gồm Indiana, North Dakota, Illinois, Montana, Oklahoma, Utah và Ohio. Trong ngày 22/10, số ca nhiễm mới Covid-19 ở Mỹ đã quay trở về thời kỳ đỉnh dịch hồi tháng 7.

Thực tế này củng cố khuyến cáo của giới chuyên môn cho rằng dịch bệnh sẽ gia tăng khi thời tiết lạnh hơn.

Theo hãng tin Reuters, cùng với số ca nhiễm và tử vong tăng mạnh, số bệnh nhân Covid-19 nhập viện điều trị tại Mỹ cũng tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng qua. Hiện có 40.000 bệnh nhân phải nhập viện điều trị trên toàn nước Mỹ, tăng 33% kể từ ngày 1/10.

* Tại châu Âu, dịch tiếp tục diễn biến phức tạp khi nhiều nước ghi nhận số ca nhiễm mới lên mức cao nhất trong 1 ngày. Theo thống kê của Reuters, số ca nhiễm mới tại châu Âu đã tăng 100% trong 10 ngày qua. Đến nay, châu Âu ghi nhận 7.755.488 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 245.508 bệnh nhân tử vong.

Ngày 22/10, Thủ tướng Pháp Jean Castex thông báo mở rộng lệnh giới nghiêm ban đêm áp đặt tại 9 thành phố sang 38 tỉnh và vùng Polynesia thuộc Pháp, bắt đầu từ nửa đêm 23/10 và kéo dài trong 6 tuần, để đối phó đại dịch Covid-19 đang hết sức nghiêm trọng tại nước này.

Như vậy, tổng cộng khoảng 46 triệu người, tức gần 70% dân số Pháp, sẽ buộc phải ở trong nhà vào ban đêm.

Thủ tướng Castex đánh giá tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến xấu đi, đồng thời cảnh báo nguy cơ các bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải trong những tuần tới.

Giống như nhiều nước châu Âu khác, Pháp đang chật vật đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ hai của dịch Covid-19 sau làn sóng lây nhiễm thứ nhất.

Tỷ lệ mắc Covid-19 tăng thêm 40% trong một tuần lên mức 251 ca/100.000 dân. Tỷ lệ người dương tính với virus SARS-CoV-2 trong số người đã được xét nghiệm tăng từ 13,7% lên 14,3% hôm 21/10, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 4,5% hồi đầu tháng 9.

Đến nay, Pháp ghi nhận 999.043 ca nhiễm Covid-19 khi ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục trong ngày 22/10.

Cùng ngày, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã ban bố lệnh giới nghiêm từ 0h30-5h hằng ngày tại thủ đô Athens, thành phố Thessaloniki và một số khu vực khác, bắt đầu từ ngày 24/10.

Tin liên quan
TRỰC TUYẾN: Tranh luận bầu cử Tổng thống Mỹ lần cuối cùng TRỰC TUYẾN: Tranh luận bầu cử Tổng thống Mỹ lần cuối cùng

Chính phủ Hy Lạp ban bố lệnh giới nghiêm trên sau khi nước này ghi nhận số ca mắc mới cao nhất từ trước đến nay với 882 ca và 15 ca tử vong. Đến nay, quốc gia Đông Nam châu Âu này xác nhận hơn 28.000 ca nhiễm Covid-19 và gần 550 ca tử vong.

Sau Pháp, Anh ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày 22/10 cao thứ 2 châu lục với hơn 21.000 ca. Italy, Bỉ, Czech, Ba Lan, Hà Lan, Đức đều ghi nhận số ca nhiễm mới trong khoảng từ 9.000 đến hơn 16.000 ca. Croatia, Slovenia và Bosnia đều ghi nhận số ca nhiễm mới tăng cao nhất từ trước tới nay.

Đức đã đưa ra cảnh báo đi lại đối với những khu trượt tuyết nổi tiếng tại Thụy Sỹ, Ireland, đa số khu vực của Áo, một số vùng của Italy, trong đó có khu trượt tuyết nổi tiếng South Tyrol. Quyết định có hiệu lực từ ngày 24/10.

Người đứng đầu trung tâm kiểm soát bệnh dịch Viện Robert Koch Lothar Wieler trước đó nhấn mạnh, Đức đang đối mặt với sự gia tăng "rất nghiêm trọng" các ca mắc bệnh Covid-19.

Cùng ngày, thông tin trên trang Pravda.sk cho biết, Chính phủ Slovakia đã quyết định ban hành lệnh giới nghiêm trên toàn quốc từ ngày 24/10 đến ngày 1/11.

Bên cạnh việc áp lệnh giới nghiêm, Chính phủ Slovakia cũng sẽ hạn chế phương tiện giao thông công cộng từ 26/10 - 15/11.

Bộ trưởng Y tế Slovakia Marek Krajčí cho biết, số ca nhập viện do Covid-19 ở nước này đang tăng nhanh và sẽ còn tiếp tục tăng. Trong chưa đầy 3 tuần tới, các bệnh viện vốn đã thiếu nhân viên sẽ trở nên quá tải. Đến nay, tổng số ca nhiễm Covid-19 ở Slovakia là 35.330 người, trong đó có 115 ca tử vong.

Tại Nga, Bộ trưởng Y tế nước này Mikhail Murashko thông báo sẽ tự cách ly sau khi một trong những thành viên trong gia đình ông có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong ngày 22/10, Nga đã ghi nhận thêm 15.971 ca mắc Covid-19, trong đó có 290 ca tử vong. Đến nay, Nga ghi nhận 1.463.306 ca nhiễm, trong đó có 25.242 không qua khỏi.

* Tại châu Á, một số điểm nóng về dịch bệnh tiếp tục ghi nhận số ca mắc tăng mạnh. Số ca mắc mới trong cộng đồng tại Hàn Quốc được ghi nhận trong 1 ngày đã lần đầu tiên tăng trở lại lên mức hơn 100 ca trong gần 1 tháng qua.

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) thông báo thêm 121 ca nhiễm, trong đó có 104 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc Covid-19 trên cả nước lên 25.543 ca.

Đây là số ca nhiễm mới cao nhất được ghi nhận trong 1 ngày trong tháng này chủ yếu từ các ổ dịch nhỏ tại Seoul và tỉnh Gyeonggi lân cận, cũng như các ca bệnh "nhập khẩu". Ngoài ra, nước này cũng ghi nhận thêm 3 ca tử vong, nâng số ca không qua khỏi lên 453 ca.

Bộ Y tế Philippines xác nhận thêm 1.664 ca mắc, đánh dấu ngày thứ ba liên tiếp số ca mắc mới dưới 2.000 ca trong 1 ngày. Ngoài ra, nước này cũng ghi nhận thêm 38 ca tử vong do Covid-19. Hiện số ca mắc tại Philippines đã lên tới 363.888 ca, trong đó có 6.783 ca tử vong.

Indonesia ghi nhận thêm 4.432 ca mắc, nâng tổng số ca mắc lên 377.541 ca. Ngoài ra, nước này cũng ghi nhận 102 ca tử vong mới do dịch Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 12.959 ca. Indonesia hiện là quốc gia có số ca mắc và tử vong do Covid-19 cao nhất Đông Nam Á.

* Liên quan vaccine ngừa Covid-19, Liên minh châu ÂU (EU) đã ký hợp đồng với hãng dược phẩm Johnson & Johnson (J&J), theo đó hỗ trợ các nước thành viên trong khối mua được lượng vaccine ngừa bệnh Covid-19 đủ cung cấp cho 400 triệu người.

Hiện vaccine ngừa Covid-19 tiềm năng do J&J phát triển đang trong giai đoạn 3 thử nghiệm. J&J kỳ vọng lô vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên sẽ được cấp phép sử dụng vào đầu năm 2021 nếu chứng tỏ hiệu quả và an toàn sử dụng.

Tại Peru, Thủ tướng Walter Martos ngày 22/10 thông báo, hãng dược Sinopharm của Trung Quốc sẽ cung cấp vaccine Covid-19 cho 10 triệu người dân Peru và dự kiến sẽ giao lượng vaccine cho quốc gia Nam Mỹ vào quý I năm 2021.

Thủ tướng Peru cũng xác nhận hủy bỏ các cuộc đàm phán mua vaccine của hãng AstraZeneca (Anh) với lý do các nhà sản xuất đã không đáp ứng yêu cầu của Bộ Y tế Peru về thông tin trong quá trình phát triển vaccine cũng như các kết quả của các cuộc thử nghiệm, bên cạnh một số khúc mắc liên quan đến tài chính khác.

* Về tình hình thuốc điều trị Covid-19, tập đoàn dược phẩm Roche của Thụy Sỹ thông báo đang hợp tác với hãng Atea Pharmaceuticals để phát triển một loại thuốc uống để điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 nhưng không phải nhập viện.

Thuốc AT-527 đang được tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 cho những người nhập viện điều trị nhưng mức độ mắc bệnh chỉ là trung bình. Các thử nghiệm giai đoạn 3 - giai đoạn cuối cùng trước khi có thể nộp đơn xin phê duyệt để có thể bán ra thị trường - đối với loại thuốc này sẽ được tiến hành vào quý I/2021.

Trong khi đó, tại Mỹ, ngày 22/10, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho biết đã cấp phép sử dụng thuốc remdesivir (biệt dược Veklury) trong điều trị bệnh nhân Covid-19. Đây là thuốc do công ty Gilead Sciences Inc phát triển.

Tổng thống Nga bình luận gì về ý tưởng liên minh quân sự Nga-Trung Quốc?

Tổng thống Nga bình luận gì về ý tưởng liên minh quân sự Nga-Trung Quốc?

TGVN. Ngày 22/10, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng, hiện không cần thiết lập liên minh quân sự Nga-Trung, song ý tưởng về mối quan ...

Xung đột Armenia-Azerbaijan: Baku tuyên bố kiểm soát hoàn toàn biên giới với Iran, Tổng thống Putin nhận định về giao tranh

Xung đột Armenia-Azerbaijan: Baku tuyên bố kiểm soát hoàn toàn biên giới với Iran, Tổng thống Putin nhận định về giao tranh

TGVN. Ngày 22/10, Azerbaijan cho biết đã kiểm soát hoàn toàn biên giới giữa nước này với nước láng giềng Iran.

Cập nhật Covid-19 ngày 22/10: Kỷ lục hơn 430.000 ca nhiễm mới toàn cầu; Thêm 2 quốc gia vượt mốc 1 triệu ca bệnh; Hàn Quốc tăng cao trở lại

Cập nhật Covid-19 ngày 22/10: Kỷ lục hơn 430.000 ca nhiễm mới toàn cầu; Thêm 2 quốc gia vượt mốc 1 triệu ca bệnh; Hàn Quốc tăng cao trở lại

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, tính đến nay, toàn cầu ghi nhận 41.484.633 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.136.335 bệnh nhân tử vong ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm một hãng xe Trung Quốc nữa sắp quay trở lại thị trường Việt Nam

Thêm một hãng xe Trung Quốc nữa sắp quay trở lại thị trường Việt Nam

Hãng xe Trung Quốc Dongfeng đang rục rịch quay trở lại Việt Nam thông qua đối tác mới và sẽ mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng Việt.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 7/11/2024, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 7/11/2024, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 7/11. Lịch âm hôm nay 7/11/2024? Âm lịch hôm nay 7/11. Lịch vạn niên 7/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/11/2024: Tuổi Thân công việc thành công

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/11/2024: Tuổi Thân công việc thành công

Xem tử vi 7/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 7/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
HLV Arne Slot lên tiếng về bài đăng ẩn ý của Salah

HLV Arne Slot lên tiếng về bài đăng ẩn ý của Salah

HLV Arne Slot khẳng định ông không lo lắng về bài đăng bí ẩn trên mạng xã hội của ngôi sao Mohamed Salah.
Cà phê trứng - thức quà tinh tế, lắng sâu, thi vị của người Hà Nội

Cà phê trứng - thức quà tinh tế, lắng sâu, thi vị của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Nhâm nhi tách cà phê trứng ấm nóng trên tay, ta như cảm nhận được cả hồn cốt Thủ đô đang ẩn sâu sau guồng quay nhộn nhịp của cuộc ...
Độc đạo tập 30: Hồng (Doãn Quốc Đam) bị đánh, vì sao?

Độc đạo tập 30: Hồng (Doãn Quốc Đam) bị đánh, vì sao?

Độc đạo tập 30, Hồng phạm lỗi gì mà bị ông trùm ra tay tàn nhẫn? Khương có giúp được anh trai?
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động