Cập nhật Covid-19 ngày 28/11: Mỹ vẫn buồn trên đỉnh kỷ lục, nghi ngờ về vaccine của Oxford-AstraZeneca, quân đội Triều Tiên vào cuộc

Thế Việt
TGVN. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 11h ngày 28/11, thế giới đã ghi nhận 61.988.059 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, trong đó 1.449.114 ca tử vong và 42.788.656 trường hợp bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 28/11: Mỹ vẫn giữ kỷ lục buồn, nghi ngờ về vaccine của AstraZeneca và Oxford, ‘điên đảo’ mua sắm online mùa dịch
Cập nhật Covid-19 ngày 28/11: Mỹ vẫn giữ kỷ lục buồn

Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với 16.726.855 ca nhiễm và 382.426 ca tử vong, tiếp theo là châu Á với 16.383.187 ca nhiễm và 268.785 ca tử vong. Các con số này ở Bắc Mỹ lần lượt là 15.674.925 và 403.835, trong khi ở Nam Mỹ là 10.984.357 và 322.856 ca.

Với số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất thế giới (161.833 ca ngày 27/11), tổng số ca nhiễm tại Mỹ đã vượt 13 triệu ca. Số ca tử vong trong 24 giờ qua ở Mỹ cũng cao nhất thế giới (1.362 ca), nâng số ca tử vong lên tới 271.024 ca. Ấn Độ có số ca nhiễm cao thứ hai thế giới, với 9.351.224 ca, Brazil ghi nhận số ca tử vong cao thứ hai với 171.998 ca.

Tại châu Âu, dịch Covid-19 đang hoành hành mạnh nhất ở Nga và Pháp (hơn 2,1 triệu ca nhiễm), Anh (hơn 57.000 ca tử vong), trong khi Tây Ban Nha, Italy và Đức đều đã ghi nhận hơn 1 triệu ca nhiễm. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm mới cao nhất được ghi nhận ở Italy với 28.352 ca và Nga với 27.543 ca. Tuy nhiên, trong ngày 27/11, số ca tử vong mới cao nhất được ghi nhận ở Italy với 827 người.

Trong bối cảnh Giáng sinh và năm mới đang đến, một số nước châu Âu từng bước mở cửa nền kinh tế một cách hết sức thận trọng. Bỉ đã thành công trong việc khống chế đường cong dịch tễ và có thể tránh được tình huống quá nguy hiểm nhưng vẫn đang trong giai đoạn cảnh báo tối đa vì hầu hết các bệnh viện vẫn đang quá tải.

Tại châu Á, ngoài Ấn Độ, Iran bị ảnh hưởng nặng nề nhất, khi ghi nhận 822.397 ca nhiễm và 47.095 ca tử vong, các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Indonesia đã ghi nhận trên 522.000 ca nhiễm trong khi Bangladesh và Philippines ghi nhận trên 420.000 ca. Trong 24 giờ qua, Oman, Campuchia, Brunei, Lào và Timo-Leste không ghi nhận ca nhiễm mới nào.

Tại châu Phi, Morocco ghi nhận ca nhiễm mới trong ngày cao nhất châu lục (4.592 ca), nhưng Nam Phi hiện là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất với tổng cộng 781.941 ca nhiễm. Số ca tử vong tại Nam Phi cũng cao nhất, với 21.378 ca sau khi ghi nhận thêm 98 ca tử vong trong ngày 27/11.

Châu Đại Dương là nơi ít bị ảnh hưởng của dịch, tuy nhiên, trong 24 giờ qua, số ca nhiễm ở vùng lãnh thổ Polynesia (thuộc Pháp) đã tăng đột biến (213 ca), trong khi Australia ghi nhận 6 ca nhiễm mới và New Zealand ghi nhận 7 ca mới.

* Tại Mỹ, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến cách người dân mua sắm dịch Black Friday- ngày thứ Sáu ngay sau Lễ Tạ ơn - vốn là dịp mua sắm tưng bừng nhất của người Mỹ trong năm.

Nói đến ngày này là người ta mường tượng đến cảnh người dân xếp hàng dài dằng dặc, chen chúc trước các trung tâm mua sắm lớn từ tờ mờ sáng, bởi đây là dịp các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ tung ra các mặt hàng với mức giá hạ sâu nhất trong năm khiến người tiêu dùng không thể không chớp thời cơ.

Tuy nhiên, năm nay đại dịch Covid-19 đã khiến quang cảnh như vậy không còn nữa. Thay vào đó, nhiều hãng đã mở bán các gói mua sắm giá hời trên mạng trực tuyến từ đầu tháng 10 bởi biết trước tình hình sẽ không thể thu được lượng khách lớn tại các cửa hàng trực tiếp như mọi năm.

Theo thống kê của Hiệp hội Bán lẻ Mỹ, khoảng 59% khách hàng đã bắt đầu mua sắm dịp Lễ Tạ Ơn/ Black Friday từ đầu tháng 11 và phần lớn là mua trực tuyến.

Ước tính mua sắm trực tuyến mùa Lễ Tạ Ơn và Black Friday của Mỹ năm nay sẽ tăng 30% so với năm trước; Doanh số bán hàng mùa lễ hội năm nay cũng có thể tăng ở mức khoảng từ 3.6-5.2 %, so với mức tăng 4% năm ngoái, tức là sức mua của người dân Mỹ sẽ không giảm là mấy, chỉ có phương thức mua hàng phải thay đổi cho phù hợp tình hình.

Các hãng bán lẻ tại Mỹ cũng nhanh chóng sáng tạo và thay đổi để bắt kịp yêu cầu của người tiêu dùng trong mùa Lễ hội hết sức đặc biệt năm nay. Thay bằng đầu tư trang hoàng các trung tâm mua sắm, họ đã mở các trung tâm trữ hàng lớn và gói đồ, thuê nhiều nhân công để hoàn thiện và giao hàng thật nhanh các đơn hàng đặt trực tuyến, hoặc để cho người mua có thể tự đến lấy đồ tại đó một cách thuận lợi.

Đại dịch Covid-19 đã khiến không ít những hãng tên tuổi lớn phá sản và hàng nghìn cửa hàng phải đóng cửa vĩnh viễn trong năm nay. Thế nhưng với một thị trường lớn như nước Mỹ thì nhiều công ty bán lẻ khổng lồ như Amazon Best Buy hay Walmart vẫn tìm cách vượt được qua được khủng hoảng và khẳng định tên tuổi.

* Vừa qua, hãng AstraZeneca và Đại học Oxford thừa nhận một lỗi trong quá trình thử nghiệm vaccine của họ. Tiết lộ này đã đặt ra thắc mắc về loại vaccine Covid-19 giá rẻ được công bố có hiệu quả 70%.

Cụ thể, đầu tuần này, các nhà nghiên cứu cho biết vaccine Oxford - AstraZeneca có hiệu quả lên tới 90% khi tiêm một nửa liều sau đó là cả liều. Tỷ lệ hiệu quả đó ngang bằng với các ứng cử viên vaccine Covid-19 khác được Pfizer và Moderna công bố hồi đầu tháng. Trong nhóm được tiêm đủ hai liều, vaccine có hiệu quả 62%. Kết hợp lại, các nhà sản xuất thuốc cho biết, loại vaccine này hiệu quả 70%.

Ngày 25/11, Đại học Oxford thông báo một số lọ vaccine được sử dụng trong cuộc thử nghiệm không có nồng độ phù hợp nên một số tình nguyện viên đã tiêm một nửa liều.

Trường đại học nói họ đã thảo luận vấn đề này với các cơ quan quản lý và sẽ hoàn thành thử nghiệm giai đoạn muộn với hai nhóm. Sự cố sản xuất đã được khắc phục.

Giám đốc điều hành của AstraZeneca cho biết có khả năng sẽ có một cuộc thử nghiệm bổ sung sau các kết quả gần đây. Tuy nhiên, phát ngôn viên của hãng khẳng định thử nghiệm giai đoạn cuối "không phải là một thử nghiệm hoàn toàn mới".

Tuyên bố ban đầu của Đại học Oxford và AstraZeneca không đề cập lỗi dùng thuốc. Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển phi ung thư của AstraZeneca, Mene Pangalos, nói rằng lý do cho một nửa liều là tình cờ và may mắn.

Tin tức về sai sót trong liều lượng được đưa ra khi thế giới đang tập trung phát triển vaccine Covid-19 để giúp chấm dứt đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,4 triệu người.

Cách thức thông báo kết quả của vaccine Oxford đã dẫn đến các thắc mắc của các chuyên gia.

"AstraZeneca - Oxford nhận điểm kém về tính minh bạch và nghiêm ngặt khi công bố kết quả thử nghiệm vaccine", Natalie Dean, Phó giáo sư Đại học Florida, đánh giá.

“Một điểm nhầm lẫn khác đến từ quyết định gộp kết quả từ hai nhóm người nhận được các mức dùng thuốc khác nhau để đạt hiệu quả trung bình 70%”, ông David Salisbury, Viện Quan hệ quốc gia Hoàng gia (Anh) nói.

“Bạn đã thực hiện hai nghiên cứu về việc sử dụng các liều lượng khác nhau và đưa ra kết hợp không đại diện cho liều lượng nào cả”.

Các chuyên gia cũng đánh giá số lượng người dùng liều thấp tương đối nhỏ (2.741 người). Như vậy, khó khẳng định hiệu quả có thật như vậy không.

Tuy nhiên, một số chuyên gia chỉ ra, thử nghiệm chỉ là thử nghiệm và những phát hiện tình cờ là bình thường.

Nicola Stonehouse, Giáo sư Đại học Leeds, cho biết: “Đây là một lỗi rất may mắn. Đôi khi các thử nghiệm không diễn ra theo cách bạn nghĩ".

Nhưng vị chuyên gia này cảnh báo, cho đến nay chỉ có một bản tóm tắt kết quả, không phải dữ liệu thực tế. Cơ quan quản lý sẽ phải theo dõi nghiêm ngặt để đảm bảo kết quả không làm suy giảm niềm tin của công chúng vào nỗ lực tiêm chủng cho hàng tỷ người.

* Liên quan tình hình dịch bệnh, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, ngày 28/11 đưa tin về những nỗ lực của quân đội Triều Tiên nhằm đẩy mạnh công tác giám sát các khu vực ven biển và trách nhiệm của đội ngũ y tế tuyến đầu trong chiến dịch tăng cường phòng, chống virus SARS-CoV-2.

Tờ báo trên đã đăng tải những bài viết nêu bật tầm quan trọng của việc duy trì nỗ lực mạnh mẽ nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, bởi đại dịch Covid-19 đang tiếp tục bùng phát trở lại trên toàn thế giới, trong đó có Hàn Quốc.

Một bài báo viết: “Những trạm kiểm soát được triển khai dọc theo các khu vực ven biển đang tăng cường công tác giám sát các vùng biển và nâng cao hơn nữa các yêu cầu về công tác báo kịp thời với các tổ chức hữu quan để thậm chí không bỏ sót một trường hợp bất thường ít quan trọng”. Bài báo này cũng giới thiệu những nỗ lực của quân đội Triều Tiên tại 2 thị trấn Haeju và Sonchon.

Trong một bài báo khác, Rodong Sinmun đã nhấn mạnh đến vai trò của đội ngũ nhân viên chăm sóc sức khỏe và y tế: “Một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến những thành trì kiểm dịch khẩn cấp được tăng cường mạnh mẽ là về các nhân viên y tế đang thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động triển khai công việc của họ trong khi vẫn duy trì cảnh giác.

Covid-19: Vaccine Sputnik V chứng minh hiệu quả cao ở Belarus; Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán mua

Covid-19: Vaccine Sputnik V chứng minh hiệu quả cao ở Belarus; Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán mua

TGVN Trả lời phỏng vấn kênh tin tức Rossiya’24, ông Dmitry Mezentsev - Đại sứ Nga tại Minsk ngày 27/11 cho biết các thử nghiệm ...

Cập nhật Covid-19 ngày 26/11: Mỹ 'nguy cấp', số ca tử vong cao nhất từ tháng 5; Hàn Quốc lần đầu tiên vượt ngưỡng 500 ca trong 8 tháng

Cập nhật Covid-19 ngày 26/11: Mỹ 'nguy cấp', số ca tử vong cao nhất từ tháng 5; Hàn Quốc lần đầu tiên vượt ngưỡng 500 ca trong 8 tháng

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận 60.719.936 người mắc bệnh Covid-19, trong đó có 1.426.823 trường hợp tử vong ...

Cập nhật Covid-19 ngày 19/11: Toàn cầu tiếp 'kỷ lục chết chóc'; Dịch hoành hành, Mỹ 'sắp cấp phép' vaccine; Nhật-Hàn cảnh giác tối đa

Cập nhật Covid-19 ngày 19/11: Toàn cầu tiếp 'kỷ lục chết chóc'; Dịch hoành hành, Mỹ 'sắp cấp phép' vaccine; Nhật-Hàn cảnh giác tối đa

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, toàn cầu đã ghi nhận 56.558.222 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.354.616 ca tử vong và 39.349.808 bệnh ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Xe điện Mazda EZ-6 chính thức ra mắt, thay thế Mazda 6 tại Trung Quốc

Xe điện Mazda EZ-6 chính thức ra mắt, thay thế Mazda 6 tại Trung Quốc

Hãng xe Nhật Bản chính thức ra mắt Mazda EZ-6 tại Triển lãm Ô tô Bắc Kinh 2024, mẫu xe điện này sẽ thay thế Mazda 6 tại thị trường ...
Cách thêm ảnh nổi bật trên iPhone iOS 16 đẹp mặt cực đơn giản

Cách thêm ảnh nổi bật trên iPhone iOS 16 đẹp mặt cực đơn giản

Thêm ảnh nổi bật trên iPhone iOS 16 là thủ thuật được khá nhiều người tìm kiếm, bởi iOS 16 tích hợp nhiều tính năng mới và thú vị, trong ...
Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực hòa giải hướng tới một giải pháp bền vững, lâu dài cho cuộc xung đột đang diễn ra và tiến trình hòa bình ...
Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Đại diện Việt Nam khẳng định nguồn vốn nhà nước và nguồn lực tư nhân cùng đóng vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu tài chính cho thực hiện ...
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp ...
Con gái 13 tuổi được khen là bản sao nhan sắc của diễn viên Nicole Kidman

Con gái 13 tuổi được khen là bản sao nhan sắc của diễn viên Nicole Kidman

Faith gây ấn tượng ở sân bay với gương mặt thanh tú, làn da trắng sứ, gợi nhớ hình ảnh thời trẻ của minh tinh Nicole Kidman.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động