Cập nhật Covid-19 ngày 29/4: Toàn cầu vượt mốc 150 triệu ca; dịch 'căng' tại Ấn Độ, các nước lo ngại siết quy định đi lại; Brazil tự sản xuất vaccine

Minh Nhật
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 150,2 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có xấp xỉ 3,16 triệu trường hợp tử vong và gần 127,74 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 29/4: Toàn cầu vượt mốc 150 triệu ca; Các nước siết quy định đi lại với Ấn Độ; Philippines tiếp tục phong tỏa thủ đô
Cập nhật Covid-19 ngày 29/4: Toàn cầu vượt mốc 150 triệu ca; dịch 'căng' tại Ấn Độ các nước lo ngại siết quy định đi lại; Brazil tự sản xuất vaccine.

* Cho đến nay, Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất, tuy nhiên với việc triển khai "thần tốc" và tốc độ tiêm vaccine được đẩy nhanh, số ca nhiễm và tử vong tại quốc gia này đã chững lại đáng kể. Trong vòng 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận 56.572 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 32.983.663 ca, trong đó có 588.337 ca tử vong.

Ngày 28/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden ca ngợi những thành công của chính quyền của ông đã đạt được trong việc triển khai vaccine ngừa Covid-19 trong thời gian vừa qua.

Trong bài phát biểu đầu tiên tại phiên họp chung trước Quốc hội Mỹ, ông Biden cho biết: "Tôi đã cam kết rằng chúng tôi sẽ cung cấp 100 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 trong 100 ngày, tuy nhiên chúng tôi sẽ cung cấp hơn 220 triệu liều trong 100 ngày đó".

Các nguồn tin tại New Delhi ngày 29/4 cho biết Chính phủ Mỹ cho rằng "khả năng tiếp cận với tất cả loại hình dịch vụ chăm sóc y tế đang trở nên hạn chế nghiêm trọng ở Ấn Độ" do làn sóng Covid-19, đồng thời khuyến cáo công dân Mỹ "không nên đến Ấn Độ hoặc rời đi ngay nhằm đảm bảo an toàn".

Trên trang Twitter, Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo "công dân Mỹ muốn rời Ấn Độ nên tận dụng các phương tiện giao thông thương mại đang hoạt động", đồng thời cho biết "vẫn đang có các chuyến bay trực tiếp hàng ngày đến Mỹ và các chuyến bay quá cảnh tại Paris và Frankfurt".

* Tại Ấn Độ, những kỷ lục không mong muốn về số ca mắc mới và tử vong theo ngày liên tiếp được xác lập. Chỉ trong vòng 24 giờ qua, quốc gia Nam Á này ghi nhận thêm 379.459 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 lên 18.368.096 ca, trong khi số ca tử vong được ghi nhận đến nay là 204.812 ca, tăng 3.647 ca trong vòng 24 giờ qua.

* Đứng thứ ba thế giới là Brazil, với 77.266 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia Nam Mỹ này lên 14.523.807 ca, trong đó 398.343 ca tử vong, đứng thứ hai thế giới về con số này.

Một thông tin vui với Brazil là ngày 28/4, Thống đốc bang Sao Paulo Joao Doria thông báo Viện Butantan, một trong những trung tâm nghiên cứu y tế hàng đầu của nước này, đã chính thức khởi động sản xuất vaccine ngừa Covid-19 mang tên Butanvac.

Đây là vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên được các nhà khoa học Brazil tự nghiên cứu và phát triển. Theo ông Doria, Viện Butantan sẽ sản xuất lô vaccine đầu tiên gồm 1 triệu liều hoàn toàn bằng nguyên liệu trong nước. Dự kiến đến ngày 15/6 sẽ có khoảng 18 triệu liều vaccine Butanvac được bàn giao cho các cơ quan y tế.

Trước đó, chính quyền bang Sao Paulo đề nghị Cơ quan Giám sát Y tế Quốc gia (Anvisa) - cơ quan y tế cao nhất của Brazil - cho phép triển khai thử nghiệm lâm sàng vaccine Butanvac trên người. Cho đến nay, loại vaccine này mới chỉ được thử nghiệm trên động vật.

Ngoài Butanvac thì Viện Butantan cũng đang sản xuất vaccine Coronavac do hãng dược phẩm Sinovac của Trung Quốc phát triển. Đây là loại vaccine được sử dụng nhiều nhất ở quốc gia này cho đến nay.

* Trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh tại Ấn Độ ngày càng trở nên phức tạp, nhiều nước trên thế giới đã siết chặt quy định đi và đến từ nước này.

Ngày 28/4, Bộ Ngoại giao Đan Mạch thông báo sẽ siết chặt các quy định đi lại đối với những người đến từ Ấn Độ, có hiệu lực từ ngày 29/4.

Bộ trên đã cập nhật hướng dẫn đi lại với Ấn Độ và nâng mức đánh giá nguy cơ từ "màu cam” lên “màu đỏ” - cấp độ cảnh báo cao nhất, đồng thời khuyến cáo người dân Đan Mạch hủy mọi kế hoạch tới quốc gia Nam Á, kể cả những chuyến đi công tác.

Do lo ngại về sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm Covid-19, cùng ngày, Kenya quyết định sẽ đình chỉ tất cả các chuyến bay theo lịch trình từ Ấn Độ trong 2 tuần. Một thành viên chính phủ Kenya cho biết quyết định trên sẽ chính thức có hiệu lực từ nửa đêm 1/5 đối với tất cả các chuyến bay chở khách.

Đối với những hành khách từ Ấn Độ đến Kenya trong 72 giờ tới, họ sẽ được yêu cầu kiểm tra kháng nguyên nhanh ở sân bay và tuân thủ thời gian cách ly 14 ngày dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế Kenya.

Cũng theo quan chức trên, các chuyến bay chở hàng từ Ấn Độ vẫn sẽ được duy trì nhưng phải đảm bảo tuân thủ các giao thức vận tải an toàn.

* Tại Đông Nam Á

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tối 28/4, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng đã tuyên bố vùng thủ đô Manila và 4 khu vực phụ cận sẽ tiếp tục duy trì lệnh phong tỏa nghiêm ngặt thêm 2 tuần, kể từ ngày 1/5.

Hiện chính phủ nước này đang tiếp tục những nỗ lực ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh Covid-19 và giải quyết tình trạng quá tải tại các bệnh viện.

Tổng thống Duterte đã hối thúc mọi công dân Philippines hợp tác và nghiêm túc tuân thủ các quy định y tế để tránh lây lan virus SARS-CoV-2.

Sáng 29/4, Philippines đã nhận thêm một lô vaccine CoronaVac ngừa Covid-19 từ Công ty công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc, cho phép quốc gia Đông Nam Á này tiếp tục chương trình tiêm chủng.

Trong khi đó, Chính phủ Malaysia đã quyết định áp đặt Lệnh hạn chế di chuyển tăng cường (EMCO) tại 9 địa phương thuộc 3 bang ở nước này trong 14 ngày, từ ngày 29/4-12/5.

Quyết định trên được đưa ra trên cơ sở khuyến nghị của Bộ Y tế Malaysia cũng như đánh giá rủi ro của Ủy ban Kỹ thuật về Lệnh Hạn chế di chuyển (MCO) nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan ở trường học và khu dân cư.

Các địa phương phải thực hiện EMCO gồm Maahad Tahfiz Al Azhari thuộc bang Kelantan và Kampung Bangkahulu thuộc bang Negeri Sembilan cùng 2 khu định cư ở Sungai Chalit, 5 khu định cư ở Sungai Klau thuộc bang Pahang.

Từ ngày 28/4, Malaysia tạm dừng tất cả các chuyến bay đến và đi từ Ấn Độ để phòng ngừa dịch bệnh. Malaysia cũng không tiếp nhận mọi công dân nước ngoài có thị thực lao động dài hạn tại Malaysia đến từ Ấn Độ.

TIN LIÊN QUAN
Bảy nguyên tắc ngôi thứ chính thức trong hoạt động đối ngoại (Phần 2)
Cái kết đẹp cho tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an
Những điều cần biết về Nghị quyết 2573 do Việt Nam xây dựng vừa được Hội đồng Bảo an thông qua
Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang: Cần lấy sự an toàn và sinh kế của người dân làm trung tâm
Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Người dân còn lại gì sau xung đột vũ trang?
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu Ngoại Anh vòng 36 - Man City vs Wolves; V-League - SLNA vs Hà Nội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu Ngoại Anh vòng 36 - Man City vs Wolves; V-League - SLNA vs Hà Nội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu V-League - CAHN vs Nam Định; Ngoại Anh vòng 36 - Arsenal vs Bournemouth...
Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Cuộc tập trận chung Mỹ-Saudi Arabia có mục đích tăng cường khả năng xử l‎ý các mối đe dọa nguy hiểm hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.
U23 Nhật Bản lần thứ hai vô địch giải U23 châu Á

U23 Nhật Bản lần thứ hai vô địch giải U23 châu Á

U23 Nhật Bản bất ngờ mở tỷ số ở phút bù giờ, U23 Uzbekistan thực hiện không thành công quả phạt đền, nhìn U23 Nhật Bản vô địch U23 châu ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ, gặp gỡ cộng đồng, bạn bè Pháp

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ, gặp gỡ cộng đồng, bạn bè Pháp

Ngày 3/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ và gặp mặt cộng đồng, sinh viên, hội hữu nghị và bạn bè ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm trụ sở OIF và gặp Tổng Thư ký Louise Mushikiwabo

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm trụ sở OIF và gặp Tổng Thư ký Louise Mushikiwabo

Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam trong đào tạo tiếng Pháp cho lực lượng gìn giữ hòa bình và cán bộ ...
Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Israel cho Hamas một tuần để đồng ý về thỏa thuận giải quyết vấn đề con tin, nếu không sẽ tiến hành cuộc tấn công vào thành phố Rafah tại ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động