Nhỏ Bình thường Lớn

Cập nhật Covid-19 ngày 31/3: Brazil lại tăng vọt số ca nhiễm, Hàn Quốc chung 'cảnh ngộ', Đức điều chỉnh liên quan vaccine AstraZeneca

Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận xấp xỉ 128,8 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 2,81 triệu ca tử vong và hơn 103,92 triệu bệnh nhân bình phục.
Cập nhật Covid-19 ngày 31/3: Brazil lại tăng vọt số ca nhiễm, Hàn Quốc chung 'cảnh ngộ', Đức điều chỉnh liên quan vaccine AstraZeneca

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do Covid-19 vẫn là Mỹ với 564.138 ca tử vong trong xấp xỉ 31,1 triệu ca nhiễm.

Brazil đứng thứ 2 về số ca nhiễm bệnh và tử vong, với 317.936 ca tử vong trong số 12.664.058 ca bệnh. Trong 24 giờ qua, Brazil lại ghi nhận số ca nhiễm mới tăng vọt so với 2 ngày trước, đó, lên hơn 86.700 ca bệnh, tăng gấp đôi so với ngày 30/3.

Tính theo tỷ lệ dân số, CH Czech là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 245 người tử vong. Tiếp đến là Hungary với 209 người và Montenegro 200 người/100.000 dân.

Xét theo khu vực, châu Âu đang là tâm dịch của thế giới với hơn 43,2 triệu người mắc Covid-19, trong đó có hơn 949.200 ca tử vong. Tiếp đến là các nước Mỹ Latinh và Caribbean, với hơn 772.900 ca tử vong trong hơn 24,5 triệu ca nhiễm.

Bắc Mỹ có hơn 572.900 ca tử vong trong hơn 31,3 triệu ca nhiễm. Châu Á ghi nhận hơn 270.800 ca tử vong trong hơn 17,7 triệu ca nhiễm. Trung Đông có hơn 113.400 ca tử vong, châu Phi có hơn 112.200 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là 986 người.

* Tại châu Á, Hàn Quốc ghi nhận dấu hiệu tình trạng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 đang gia tăng trên toàn quốc khi hoạt động đi lại của người dân tăng lên trong mùa Xuân.

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết, ngày 31/3 đã ghi nhận thêm 506 ca mới mắc Covid-19, trong đó 491 ca lây nhiễm trong nước, nâng tổng số người mắc bệnh ở Hàn Quốc lên 103.088 ca.

Đây cũng là số ca nhiễm mới cao nhất trong 4 ngày qua ở Hàn Quốc. Ngoài ra, có thêm 2 trường hợp tử vong do Covid-19, nâng tổng số người không qua khỏi đại dịch ở nước này lên 1.731 người.

Hàn Quốc đang trong làn sóng lây nhiễm thứ ba, bắt đầu từ giữa tháng 11/2020. Số ca mắc ghi nhận theo ngày ở mức khoảng 400 ca trong tuần qua.

Trước lễ Phục sinh và các cuộc bầu cử bổ sung ở Hàn Quốc vào tuần tới, giới chức y tế kêu gọi người dân tuân thủ các quy tắc về giãn cách xã hội.

Lệnh cấm tụ tập từ 5 người trở lên sẽ tiếp tục được áp dụng, trong khi các nhà hàng và các cơ sở công cộng khác ở khu vực Seoul và vùng phụ cận chỉ được phép mở cửa đến 10 giờ tối.

Cùng ngày, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo, trong 24 giờ qua, Trung Quốc đại lục ghi nhận 6 trường hợp lây nhiễm nội địa và 5 trường hợp nhập cảnh.

Như vậy, tính đến hết ngày 30/3, Trung Quốc đại lục có 90.201 ca mắc Covid-19, trong đó 180 bệnh nhân vẫn đang được điều trị và 4.636 người không qua khỏi đại dịch.

Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) có tổng cộng 11.461 ca mắc, trong đó 205 trường hợp tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macau có 48 ca mắc.

Tại Israel, Bộ Y tế xác nhận tồn tại một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ nước này, nhưng cho rằng biến thể không quá nguy hiểm.

Biến thể có tên gọi P681H này xuất hiện tại Israel từ tháng 7/2020, nhưng gần đây mới được lập hồ sơ và đến nay đã có 181 trường hợp được phát hiện lây nhiễm tại nhiều khu vực khác nhau của Israel. Ở nước ngoài, biến thể này đã lan tới Nigeria và Hawaii (Mỹ).

* Ở châu Âu, 24 giờ qua, Đức ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất kể từ hôm 12/1. Theo số liệu của các cơ quan y tế, trong 24 giờ qua, nước Đức ghi nhận thêm 232 ca tử vong và 12.399 ca nhiễm mới.

Đã có 11/16 bang gia tăng chỉ số lây nhiễm trung bình 7 ngày/100.000 dân và 14 bang có chỉ số lây nhiễm ít nhất 100, trong đó bang Thüringen hiện là bang duy nhất có chỉ số vượt ngưỡng 200 (237,5).

* Tại châu Phi, chính phủ Algeria đã quyết định gia hạn thêm 15 ngày, kể từ ngày 1/4, đối với lệnh giới nghiêm từng phần tại 9 tỉnh, thành từ 23h-4h.

Chính phủ Algeria cũng nhắc lại lời kêu gọi người dân chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh do cơ quan chức năng ban hành, đặc biệt là đeo khẩu trang bắt buộc và giữ khoảng cách tiếp xúc an toàn.

Tính đến tối 30/3, Algeria đã ghi nhận tổng cộng 117.061 ca mắc Covid-19 và 3.089 ca tử vong. Hiện Algeria xếp thứ 9 trong nhóm 10 quốc gia châu Phi ghi nhận số ca mắc bệnh nhiều nhất, sau Nam Phi, Morocco, Tunisia, Ethiopia, Ai Cập, Nigeria, Libya và Kenya.

* Liên quan tình hình tiêm chủng vaccine Covid-19, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia thông báo sẽ tiêm chủng cho người nước ngoài sinh sống tại Campuchia trên cơ sở tự nguyện.

Theo bộ trên, để thực hiện chiến dịch tiêm chủng quốc gia ngừa Covid-19 một cách có trật tự và hiệu quả, Campuchia thông báo cho tất cả các đại sứ quán và cơ quan ngoại giao nước ngoài tại nước này cung cấp danh sách công dân mỗi nước đang sinh sống tại Campuchia.

Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen khẳng định mục tiêu tiêm chủng cho 1 triệu người tại Campuchia mỗi tháng. Trong ngày 31/3, dự kiến Campuchia sẽ nhận được thêm 700.000 liều vaccine Sinopharm viện trợ của chính phủ Trung Quốc.

Theo thống kê của Bộ Y tế Campuchia, nước này đã tiến hành chiến dịch tiêm chủng từ ngày 10/2 và đến ngày 26/3 đã chủng ngừa được cho hơn 366.000 người.

Cho đến nay, Campuchia đã tiếp nhận 3 loại vaccine ngừa Covid-19, gồm 600.000 liều vaccine Sinopharm (từ Trung Quốc vào tháng 2), 324.000 liều vaccine AstraZeneca (loại do Ấn Độ sản xuất có tên thương hiệu Covishield thông qua cơ chế COVAX vào tháng 3) và 1,5 triệu liều vaccine Sinovac (tháng 3).

Israel cũng đã "bật đèn xanh" cho chiến dịch quốc tế nhằm tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho khoảng 7.000 thương nhân Palestine tại Dải Gaza thường xuyên qua lại biên giới với Israel và qua Bờ Tây.

Chiến dịch này nhận được sự ủng hộ của cả hai phía Israel và Hamas, lực lượng hiện đang kiểm soát Gaza, bởi không chỉ giúp làm giảm tốc độ lây nhiễm dịch Covid-19 mà còn hỗ trợ phục hồi nền kinh tế của Palestine vốn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Các thương nhân Palestine sẽ được tiêm vaccine của hãng Pfizer, cùng loại Israel đang sử dụng cho người dân trong nước, với mục đích khi tiêm xong sẽ được cấp chứng nhận “Thẻ Xanh” phục vụ cho việc đi lại và tham gia các sự kiện. Lô vaccine gồm 14.000 liều sẽ được Qatar tài trợ.

Tại Đức, những người từ 60 tuổi trở lên sẽ được tiêm chủng vaccine AstraZeneca. Đây là quyết định được chính phủ liên bang và các bang ở Đức nhất trí sau cuộc tham vấn tối 30/3 theo khuyến nghị của Ủy ban Tiêm chủng thường trực (STIKO) thuộc Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức.

Trước đó, STIKO đã báo cáo về các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng khi người được tiêm bị huyết khối tĩnh mạch não trong thời gian từ 4-16 ngày sau khi tiêm, chủ yếu ở những người dưới 60 tuổi và đa phần là phụ nữ, trong đó có một số trường hợp tử vong.

Trước khi chính quyền trung ương và địa phương ở Đức đưa ra quyết định trên, một số bang và phòng khám ở Đức đã đình chỉ việc tiêm AstraZeneca cho người dưới 60 tuổi.

Liên quan vấn đề trên, công ty bào chế vaccine AstraZeneca cho biết sẽ hợp tác chặt chẽ với giới chức Đức để làm sáng tỏ mọi vấn đề liên quan tới chế phẩm ngừa Coivd-19 này.

AstraZeneca cũng cho biết sẽ tiếp tục phân tích các dữ liệu để có những thông tin cụ thể hơn, đồng thời nhấn mạnh cả giới chức Anh và Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cho tới nay đều chưa phát hiện có mối liên quan nào giữa vaccine AstraZeneca với các sự cố đông máu.

Thủ tướng Italy Mario Draghi và phu nhân cũng đã tiêm liều đầu tiên của vaccine Astrazeneca tại thủ đô Roma.

Tính đến ngày 30/3, số người được tiêm liều thứ hai vaccine ngừa Covid-19 tại Italy là 3.037.122 người.

Hiện Italy đang triển khai các biện pháp cần thiết để thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng để hướng đến 500.000 lượt tiêm chủng mỗi ngày vào cuối tháng 4.

Trong khi đó, Áo sẽ mua 1 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga và công tác bàn giao sẽ diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay.

Dự kiến lô 300.000 liều vaccine Sputnik V đầu tiên sẽ tới Áo trong tháng 4, sau đó, nước này sẽ nhận thêm 500.000 liều vào tháng 5, trong khi số còn lại sẽ nhận vào đầu tháng 6.

Chile đã ký một thỏa thuận mới với hãng dược Trung Quốc Cansino Biologics để mua thêm một loại vaccine ngừa Covid-19 đơn liều do hãng này bào chế nhằm đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng trên cả nước.

Theo thỏa thuận, hãng dược Cansino đã đồng ý cung cấp 1,8 triệu liều vaccine cho Chile vào tháng 5 và tháng 6 tới.

Thỏa thuận mới sẽ đưa tổng số vaccine mà Chile có được từ nhiều nguồn cung cấp lên khoảng hơn 35 triệu liều, với mục tiêu đủ để chủng ngừa cho 18 triệu người dân trong năm 2021.

* Liên quan cuộc điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2, sau khi báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không đáp ứng được kỳ vọng của Mỹ và các đồng minh, Mỹ cùng 13 quốc gia đã ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại cũng như kêu gọi WHO thực hiện thêm nhiều biện pháp khác.

TIN LIÊN QUAN
Nguồn gốc Covid-19: Mỹ, EU và 13 nước phản ứng về 'sự chậm trễ' của báo cáo điều tra, WHO muốn 'đào sâu' về giả thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm
3 nhà lãnh đạo Nga, Pháp, Đức hội đàm về nhiều vấn đề 'nóng', định đưa vaccine Sputnik V về EU
Tàu chiến Mỹ từng đi qua Biển Đông phóng thành công tên lửa chống hạm
Covid-19 ở Việt Nam sáng 31/3: Không ca mắc mới, thêm 1.840 người được tiêm vaccine
Tin thế giới 30/3: Nga ấm ức về sự xúc phạm chưa từng có; Đại sứ Mỹ sắp sang Đài Loan; Trung Quốc 'duyệt' thay đổi liên quan Hong Kong; Bố già sa lưới

(tổng hợp)

Tin cũ hơn

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp' Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực? Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu' Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'