Cập nhật Covid-19 ngày 5/12: Hơn 66,2 triệu ca nhiễm bệnh toàn cầu, các nước ráo riết lên kế hoạch tiêm vaccine, WHO cảnh báo đừng nghĩ dịch qua nhanh

Chu Văn
TGVN. Theo trang thống kê Worldometers.info, cập nhật đến 8h30 ngày 5/12 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng hơn 66,2 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, trong đó hơn 1,5 triệu ca tử vong. Hơn 45,7 triệu ca phục hồi và hiện còn hơn 18,8 triệu ca đang phải điều trị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 5/12: Hơn 66,2 triệu ca nhiễm bệnh toàn cầu, các nước ráo riết lên kế hoạch tiêm vaccine, WHO cảnh báo đừng nghĩ dịch qua nhanh
Toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng hơn 66,2 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó hơn 1,5 triệu ca tử vong.

Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nhất của đại dịch Covid-19, với tổng số ca nhiễm là 14.772.534 ca, trong đó 285.545 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới và đứng đầu khu vực châu Á, với 9.608.418 ca mắc, trong đó 139.736 ca tử vong. Brazil đứng thứ ba thế giới và đứng đầu khu vực Nam Mỹ về số ca nhiễm, với 6.534.951 ca mắc, trong đó 175.981 ca tử vong.

* Tại châu Mỹ, Bộ Y tế Chile ngày 4/12 cho biết, nước này ghi nhận thêm 1.729 ca nhiễm mới, mức cao nhất kể từ đầu tháng 11, nâng tổng số ca mắc lên 557.135 ca. Trong vòng 24 giờ qua, nước này cũng có thêm 39 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi lên 15.558 người.

Tại Mỹ, Giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia (UNIAID), Tiến sĩ Anthony Fauci ngày 4/12 cảnh báo Mỹ vẫn chưa trải qua “đỉnh dịch hậu kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn” về mức độ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, ngay cả khi các bang trên khắp nước Mỹ đã ghi nhận số ca lây nhiễm tăng kỷ lục trong tuần qua.

Phát biểu với hãng tin NBC News, Tiến sĩ Fauci nêu rõ: “Chúng ta vẫn chưa trải qua đỉnh dịch hậu kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn” và cho biết thêm rằng Mỹ sẽ có thể không nhận thấy ảnh hưởng đầy đủ do các cuộc tụ họp và đi lại vào kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn gây ra cho đến khoảng 2-3 tuần sau kỳ nghỉ này. Ông Feuci cho rằng, đó là một điều gây lo ngại, bởi vì số ca lây nhiễm sẽ ở mức đáng báo động bởi tình trạng này sẽ diễn ra khi sắp đến kỳ nghỉ Lễ Giáng sinh, khi mọi người bắt đầu đi lại và mua sắm cũng như tụ tập. Do đó, ông Fauci kêu gọi người dân đeo khẩu trang, duy trì giãn cách xã hội một cách tốt nhất có thể, tránh những đám đông trong các cuộc tụ tập, đặc biệt là tụ tập trong không gian kín và ở trong không gian kín thì phải luôn đeo khẩu trang.

Mexico hiện là một trong những quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19. Tính tới thời điểm hiện tại, Mexico đã ghi nhận hơn 1,15 triệu ca nhiễm, trong đó có trên 108.000 ca tử vong, đứng thứ 11 thế giới về số ca bệnh và thứ 4 thế giới về số ca tử vong.

Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador cùng ngày 4/12 đã kêu gọi người dân cả nước và đặc biệt là tại thủ đô Mexico City ở nhà, không ra đường khi không có việc quan trọng và tránh hội họp, tụ tập đông người dịp Giáng sinh và Năm mới để tránh lây lan dịch bệnh. Phát biểu trong cuộc họp báo thường ngày, Tổng thống Lopez Obrador đã đưa ra khuyên cáo người dân nên gọi điện thoại, chat video với người thân nhân dịp lễ cuối năm, không tổ chức tiệc và gặp gỡ đông người; khi có triệu chứng bệnh cần tới các cơ sở y tế để xét nghiệm.

Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Mexico Martha Delgado cho biết, nước này sẽ bắt đầu tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ vào cuối tháng 12 và y, bác sỹ là những đối tượng ưu tiên hàng đầu. Bộ Y tế Mexico thông báo bệnh viện tại nhiều bang đang chạm ngưỡng với 95% giường bệnh kín chỗ. Thủ đô Mexico City là một trong những ổ dịch lớn nhất nước, khi ghi nhận gần 220.000 ca bệnh, trong đó gần 18.000 ca tử vong.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus gần đây đánh giá tình hình dịch Covid-19 tại Mexico là đáng quan ngại và khuyến cáo các nhà lãnh đạo Mexico cần triển khai các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn số ca nhiễm và tử vong tiếp tục tăng.

Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 657 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 175.964. Số người nhiễm Covid-19 tăng 46.452 trong 24 giờ qua, lên 6.533.968. Số ca nhiễm mới trung bình tại Brazil đã tăng từ 10.000 ca/ngày hồi đầu tháng 11 lên hơn 50.000/ngày, trong khi số người chết mỗi ngày tăng gấp gần 9 lần chỉ trong một tuần.

Các thống đốc bang và chính trị gia đối lập đang thúc giục chính phủ Tổng thống Jair Bolsonaro lập kế hoạch tiêm chủng quốc gia. Việc ông Bolsonaro tuyên bố "sẽ không sử dụng vaccine Covid-19" làm dấy lên lo ngại hàng triệu người ủng hộ ông cũng sẽ không chịu tiêm, khiến Brazil không thể đạt được mục tiêu tối thiểu 70-75% dân số được tiêm chủng để ngăn đại dịch.

* Tại châu Âu, Nga là vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 27.403 ca nhiễm Covid-19 và 569 người chết trong vòng 24 giờ, nâng tổng số lên lần lượt 2.402.949 và 42.176. Nga dự kiến tiêm vaccine cho khoảng hai triệu người vào tháng 12.

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, đại dịch vẫn khá nghiêm trọng tại nhiều vùng trên cả nước, đáng lo ngại nhất là Kaliningrad và Saint Peterburg. Thay vì áp dụng các lệnh phong tỏa trong làn sóng lây nhiễm thứ hai, Nga chọn phương án hạn chế theo từng khu vực. Saint Petersburg yêu cầu các quán cà phê, nhà hàng, bảo tàng, nhà hát và phòng hòa nhạc của thành phố đóng cửa trong kỳ nghỉ đón năm mới, từ 30/12 đến 10/1.

Trong cuộc họp chính phủ về tình hình dịch bệnh ngày 4/12, Phó Thủ tướng Nga, bà Tatyana Golikova cho biết, tất cả các chủ thể của nước này sẽ bắt đầu tiêm chủng quy mô lớn ngừa Covid-19 vào cuối tuần tới. Bà Golikova thông báo: "Tôi muốn nói rằng, việc tiêm chủng đã bắt đầu với quân đội Nga, ở thành phố Moscow. Và vào cuối tuần, tất cả các vùng miền trên cả nước sẽ tiến hành đợt tiêm chủng này". Theo bà Golikova, 168.000 liều vaccine Sputnik V đã được đưa vào lưu hành dân sự.

Vaccine đầu tiên trên thế giới ngừa Covid-19 Sputnik V do Trung tâm Gamaleia phát triển đã được đăng ký tại Nga ngày 11/8. Các nhà phát triển đánh giá hiệu quả của Sputnik V là hơn 95%. Ngày 14/10, vaccine EpiVacCorona của Trung tâm Vector tiếp tục được đăng ký.

Pháp là vùng dịch lớn thứ 5 thế giới, báo cáo 2.268.552 ca nhiễm và 54.767 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 11.221 và 397 ca. Tổng thống Pháp tuần trước nói rằng nước này đã qua đỉnh làn sóng lây nhiễm thứ hai.

Anh báo cáo thêm 14.879 ca nhiễm và 414 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.674.134 và 60.113. Chính phủ Anh tái phong tỏa toàn quốc từ ngày 31/10, áp đặt một trong những lệnh hạn chế nghiêm ngặt nhất tại nước này từ sau Thế chiến II.

Đức ghi nhận 23.541 ca nhiễm và 431 ca tử vong mới, nâng tổng số lên lần lượt 1.152.283 và 18.691. Các cuộc tụ tập riêng tư bị giới hạn xuống còn 5 người từ ngày 1/12, số lượng khách được vào các cửa hàng cũng giảm xuống. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho rằng nước này có thể bắt đầu tiêm chủng muộn nhất vào tháng một năm sau.

Slovenia ngày 4/12 cho biết, số ca tử vong do Covid-19 trong vòng 24 giờ qua tăng thêm 61 người, mức tăng theo ngày cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số ca tử vong lên 1.653 ca. Cùng ngày, nước này cũng có thêm 1.784 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc lên 83.133 ca.

* Tại châu Á, Ấn Độ - vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 35.852 ca nhiễm và 487 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 9.607.632 và 139.714.

Thủ đô New Delhi đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch, với nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải. Giới chức New Delhi đã tăng gấp 4 lần tiền phạt với người không đeo khẩu trang, lên 2.000 Rupee (27 USD).

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cuối tuần trước tới thăm các cơ sở sản xuất vaccine, nhấn mạnh tầm quan trọng của vaccine Covid-19 trong công tác kiểm soát đại dịch. Hồi tháng 10 ông cho biết chính phủ sẵn sàng tiêm chủng cho từng người dân ngay khi vaccine sẵn sàng. Tuy nhiên, Rajesh Bhushan, quan chức cấp cao của Bộ Y tế Ấn Độ, giải thích thêm rằng, họ chỉ cần tiêm cho một số lượng người nhất định để phá vỡ chuỗi lây truyền, thay vì tiêm chủng toàn quốc.

Hàn Quốc, sau một thời gian ổn định, đang phải đối mặt làn sóng Covid-19 thứ ba khi ca nhiễm mới hàng ngày liên tục tăng mạnh. Nước này báo cáo thêm 629 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 36.332, trong đó 536 trường hợp tử vong, tăng 7 ca so với một ngày trước. Đây là mức tăng ca nhiễm trong một ngày cao nhất trong 9 tháng. Từ 5/12, thủ đô Seoul áp đặt hạn chế chưa từng có tiền lệ, đóng cửa hầu hết các cơ sở và cửa hàng lúc 21h.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 563.680 ca nhiễm, tăng 5.803, trong đó 17.479 người chết, tăng 124. Tổng thống Indonesia Joko Widodo hồi giữa tháng 11 thông báo, nước này dự định tiêm chủng hàng loạt cho nhân viên y tế và các nhân viên trên tuyến đầu khác từ tháng 12, nhằm kiềm chế dịch bệnh và hỗ trợ phục hồi kinh tế. Indonesia sẽ sử dụng một số loại vaccine Covid-19 tiềm tăng như Sinovac của Trung Quốc.

Philippines báo cáo 436.345 ca nhiễm và 8.509 ca tử vong, tăng lần lượt 934 và 63 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực. Trong đó, Manila là một trong những "điểm nóng" Covid-19 tại Philippines. Người vi phạm quy tắc giãn cách xã hội có thể bị đánh roi.

* Về vấn đề vaccine Covid-19, ngày 4/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo chỉ riêng việc triển khai tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 sẽ không thể đẩy lùi đại dịch.

WHO kêu gọi thế giới tránh tự mãn, lầm tưởng rằng cuộc khủng hoảng sẽ qua đi khi các loại vaccine phòng bệnh hiệu quả đang dần được tìm ra. Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO Michael Ryan khẳng định, có vaccine không đồng nghĩa với việc đại dịch sẽ bị đẩy lùi. Việc có vaccine và tiến hành chủng ngừa sẽ chỉ là bổ sung một công cụ quan trọng và sắc bén cho bộ các công cụ cần thiết để đối phó với đại dịch này.

Trong khi đó, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng, việc tìm ra vaccine giúp cả thế giới cảm thấy nhẹ nhõm hơn và có hy vọng tìm được lối thoát khỏi đại dịch. Tuy nhiên, WHO lo ngại rằng, thế giới đang hình thành một tâm lý chủ quan, tự mãn rằng đại dịch đang qua đi. Nhiều nơi tỷ lệ lây nhiễm virus rất cao, khiến các bệnh viện, các đơn vị điều trị tích cực và nhân viên y tế chịu thêm nhiều áp lực.

Ông Tedros cảnh báo thế giới sẽ tiếp tục phải chiến đấu với đại dịch thêm một thời gian dài nữa và tình hình dịch bệnh trong ngắn hạn cũng như thời điểm dịch bệnh kết thúc sẽ phụ thuộc vào những quyết định mà các nhà lãnh đạo, cũng như người dân đưa ra trong những ngày tới. Quan chức WHO chuyên trách đại dịch Covid-19 Maria Van Kerkhove nhấn mạnh, "những quyết định đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống và cái chết của bạn cũng như của gia đình bạn".

WHO cho biết, hiện có khoảng 51 vaccine Covid-19 đang được thử nghiệm trên người, 13 trong số này đã đến giai đoạn thử nghiệm cuối trên quy mô lớn. Trong khi đó, còn khoảng 163 vaccine đang được nghiên cứu và phát triển tại các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới. Sau khi chứng kiến các loại vaccine đã thay đổi thế giới và xoay chuyển cục diện các dịch bệnh trong quá khứ, ông Michael Ryan hoàn toàn tin tưởng những vaccine Covid-19 mới được chứng minh là hiệu quả và cả những vaccine đang phát triển sẽ làm được điều đó.

Đưa thêm gần 300 công dân Việt Nam từ Nga về nước vào dịp cuối năm

Đưa thêm gần 300 công dân Việt Nam từ Nga về nước vào dịp cuối năm

TGVN. Trong hai ngày 4-5/12, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng Nga đưa gần 300 ...

Covid-19: Mỹ liên tiếp lập lại kỷ lục buồn, Canada cảnh báo quá tải hệ thống y tế

Covid-19: Mỹ liên tiếp lập lại kỷ lục buồn, Canada cảnh báo quá tải hệ thống y tế

TGVN. Số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng và đã lên mức kỷ lục mới trong 24h qua trong khi đó ...

Phục hồi kinh tế và củng cố vị thế: Hai bài toán khó thách thức người đứng đầu nước Mỹ

Phục hồi kinh tế và củng cố vị thế: Hai bài toán khó thách thức người đứng đầu nước Mỹ

TGVN. Phục hồi kinh tế và củng cố vị thế chắc chắn là phương châm lớn nhất mà bất cứ nhà lãnh đạo nào của ...

(theo AFP,Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4 ghi nhận đồng USD tăng sau khi một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ được công bố.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

Tin không vui đến với đội tuyển U23 Việt Nam khi Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nặng và nhiều khả năng sẽ chia tay giải bóng đá U23 ...
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Chiến thắng 1-0 ở trận lượt về là không đủ giúp Liverpool đi tiếp tại Europa League 2023/24.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động