Cập nhật Covid-19 ngày 8/3: Số ca mắc ở Campuchia vượt 1.000 người; Hơn 300 triệu dân đã tiêm vaccine; Xuất hiện thuốc làm giảm mạnh mật độ virus

Thế Việt
TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 117,4 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có 2,6 triệu ca tử vong và xấp xỉ 93 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 8/3: Số ca mắc ở Campuchia vượt 1.000 người; Hơn 300 triệu dân đã tiêm vaccine; Xuất hiện thuốc làm giảm mạnh mật độ virus

* Tại châu Mỹ, đến nay ghi nhận tổng cộng hơn 51,6 triệu ca mắc bệnh Covid-19, trong đó có hơn 1,2 triệu ca tử vong. Châu Mỹ hiện là khu vực có số ca nhiễm cao nhất thế giới, chiếm hơn 44% tổng số ca bệnh toàn cầu.

Bộ Y tế Mexico cho biết đã ghi nhận thêm 2.734 ca mắc mới và 247 ca tử vong, nâng tổng số ca lần lượt lên 2.128.600 ca và 190.604 ca.

Nhà sản xuất dược phẩm Mỹ Merck&Co Inc cho biết, loại thuốc kháng virus mang tên molnupiravir mà họ đang phối hợp phát triển cùng với công ty công nghệ sinh học Ridgeback cho thấy có tác dụng làm giảm nhanh chóng mật độ virus SARS-CoV-2 trong giai đoạn nghiên cứu 2a ở những người tham gia thử nghiệm mới mắc Covid-19.

Thuốc molnupiravir đang được thử nghiệm ở giai đoạn 2 và 3 vốn được dự kiến hoàn tất vào tháng 5.

* Đến nay, châu Âu ghi nhận hơn 35,1 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó 835.001 ca tử vong.

Anh ghi nhận thêm 5.177 ca mắc trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 4.218.520 ca. Số ca tử vong tại Anh tăng thêm 82 ca lên 124.501 ca.

Pháp công bố 21.825 ca mắc mới ngày 7/3, giảm so với 23.306 ca mắc mới một ngày trước đó, nâng tổng số ca mắc lên 3.904.233 ca.

Quốc gia Tây Âu này cũng ghi nhận thêm 130 ca tử vong, nâng tổng số ca không qua khỏi tại đây lên 88.574 ca. Đến nay, đã có 3.772.579 người tại Pháp được tiêm mũi vaccine đầu tiên ngừa Covid-19.

Bộ Y tế Italy thông báo, 207 ca tử vong cùng ngày, tăng so với 307 ca một ngày trước trong khi số ca mắc mới trong ngày đã giảm từ 23.641 ca một ngày trước xuống 20.765 ca. Như vậy, đến nay Italy đã ghi nhận tổng cộng 3.067.486 ca mắc, trong đó có 99.785 ca tử vong.

Hãng tin Bloomberg cảnh báo, Liên minh châu Âu (EU) có thể mất tới 100 tỷ Euro do chậm tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Cụ thể, bài viết của Bloomberg nhận định: “Theo tính toán của Bloomberg Economics, việc trì hoãn mở lại kinh doanh trong 1 hoặc 3 tháng có thể khiến nền kinh tế EU thiệt hại từ 50 đến 100 tỷ Euro”.

Các nhà đầu tư lo ngại sự chậm trễ trong tiêm chủng có thể làm trì hoãn quá trình phục hồi nền kinh tế, cũng như hoạt động kinh doanh ở châu Âu.

* Tại châu Á, khu vực ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao thứ 3 thế giới, đến nay đã có hơn 25,5 triệu bệnh nhân, trong đó có 404.212 ca tử vong.

Ấn Độ, quốc gia có số ca bệnh cao nhất khu vực, đến nay ghi nhận gần 11,23 triệu ca nhiễm bệnh.

Chính quyền thành phố Aurangabad thuộc bang miền Tây Maharashtra của Ấn Độ thông báo, bắt đầu từ ngày 11/3 tới sẽ áp đặt lệnh phong tỏa một phần vào các ngày trong tuần và phong tỏa hoàn toàn vào các ngày cuối tuần do số ca mắc tại đây tăng mạnh.

Đến nay, thành phố Aurangabad - điểm đến du lịch nổi tiếng với nhiều địa điểm lịch sử, trong đó có Di sản văn hóa thế giới là các hang động Ajanta và Ellora - ghi nhận 37.637 ca mắc với 938 ca tử vong. Hiện chính quyền thành phố đang áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm từ 23h-6h.

Ngày 8/3, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo, Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 19 ca mắc mới ngày 7/3, đều là các ca nhập cảnh và không có thêm ca tử vong.

Trong khi đó, nước này cũng công bố thêm 9 bệnh nhân được chữa khỏi bệnh và xuất viện. Tính đến hết ngày 7/3, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 89.994 ca mắc, trong đó có 4.636 ca tử vong, 85.175 người bình phục.

Cùng ngày, số ca mắc mới trong ngày ở Hàn Quốc đã giảm trở lại mức dưới 400 ca, có thể là do số lượng mẫu bệnh phẩm được xét nghiệm ít hơn vào cuối tuần.

Cụ thể, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (KDCA) công bố thêm 346 ca mắc, trong đó có 335 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 92.817 ca. Trước đó, số ca mắc mới đã tăng lên trên 400 ca/ngày trong 2 ngày liên tiếp, với 418 ca ngày 6/3 và 416 ca ngày 7/3.

Cũng theo KDCA, số ca tử vong tại Hàn Quốc tăng thêm 8 ca lên 1.642 ca. Tỷ lệ tử vong tại nước này hiện là 1,77%.

Tại Campuchia, đến nay, số ca mắc Covid-19 đã nhanh chóng vượt ngưỡng 1.000 người hơn hai tuần sau "Sự kiện lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2".

Trong thông điệp chiều 7/3, Thủ tướng Campuchia Hun Sen thông báo dừng hoạt động cách ly quy mô lớn tại khu vực biên giới Campuchia-Thái Lan và trả về các làng, xã để quản lý vì tình hình lây nhiễm cộng đồng tại nước láng giềng đã được kiểm soát.

Hiện nay, nhiều địa phương tại Campuchia đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 sau khi "Sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2" ở thủ đô Phnom Penh chính thức lan ra 5 tỉnh gồm Preah Sihanouk, Kandal, Svay Rieng, Kampong Thom và Prey Veng.

Trong ngày 7/3, Bộ Y tế Campuchia đã phải cho tạm ngừng chiến dịch tiêm chủng vaccine Astra Zeneca tại thủ đô Phnom Penh và hai tỉnh Kandal, Preah Sihanouk do quá tải về số lượng người muốn tiêm chủng.

Bộ Y tế cho biết, đến ngày 10/3 sẽ nối lại kế hoạch tiêm chủng này sau khi chính quyền mỗi địa phương thu thập đủ danh tính những người trên 60 tuổi và sẽ lập kế hoạch triển khai theo từng ngày, tránh tình trạng người đổ xô về các trung tâm tiêm chủng.

* Liên quan tình hình tiêm chủng vaccine Covid-19, theo ước tính của hãng TASS dựa trên các báo cáo truyền thông, chính phủ và chuyên gia, đến nay, khoảng 301,4 triệu người đã được tiêm chủng, tương ứng 3,8% dân số, cao hơn 2,5 lần so với số ca mắc Covid-19.

Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, khoảng 70% dân số toàn cầu nên được tiêm chủng để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Tỷ lệ tiêm chủng đã tăng lên 7,4 triệu lượt tiêm mỗi ngày trong tuần này, so với 4,4 triệu lượt tiêm chủng hàng ngày vào thời điểm cuối tháng 2 vừa qua.

5 quốc gia hàng đầu chiếm tới 50% tổng số cá nhân được tiêm chủng. Hơn 90 triệu người đã được tiêm vaccine ở Mỹ, 52,5 triệu ở Trung Quốc, khoảng 23 triệu ở Vương quốc Anh, 20,7 triệu ở Ấn Độ và 10,6 triệu ở Brazil.

Israel đứng đầu danh sách về tỷ lệ dân số được tiêm chủng (hơn 97%). Seychelles giữ vị trí thứ hai (84,5%) và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đứng thứ ba (65%).

Trong khi đó, Nhật Bản cho biết, có thể sẽ cấp phép lưu hành vaccine khác vào tháng 5 và sẵn sàng xem xét việc cấp phép lưu hành vaccine 1 liều của Johnson & Johnson, nếu hãng nộp đơn lên các cơ quan chức năng của nước này.

Ngày 7/3, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc thông báo, một loại vaccine tái tổ hợp do nước này phát triển mới được cấp phép sử dụng tại Uzbekistan, hứa hẹn trở thành một công cụ hữu hiệu khác nhằm giúp đẩy lùi đại dịch Covid-19.

* Về thuốc điều trị Covid-19, ngày 6/3, nhà sản xuất dược phẩm Mỹ Merck&Co Inc cho biết, loại thuốc kháng virus mang tên molnupiravir mà họ đang phối hợp phát triển cùng với công ty công nghệ sinh học Ridgeback có tác dụng làm giảm nhanh chóng mật độ virus SARS-CoV-2 trong giai đoạn nghiên cứu 2a ở những người tham gia thử nghiệm mới mắc bệnh Covid-19.

Thuốc molnupiravir hiện đang được thử nghiệm ở giai đoạn 2/3, dự kiến hoàn tất vào tháng 5.

TIN LIÊN QUAN
Đề cao vai trò phụ nữ trong lãnh đạo trước tình hình Covid-19 trên thế giới
Ảnh ấn tượng tuần (1-7/3): Việt Nam chiến thắng Covid-19, căng thẳng Myanmar, ông Trump tái xuất và Triều Tiên lộ bí mật
Covid-19 ở Việt Nam sáng 8/3: Không có ca mắc mới, thông tin liên quan bệnh nhân tái dương tính ở Thái Bình
Cựu Thủ tướng Mahathir trở thành người già nhất Malaysia tiêm vaccine ngừa Covid-19
Covid-19 ở Việt Nam chiều 7/3: Thêm 1 ca mới tại Hải Dương và 2 ca nhập cảnh từ Philippines được cách ly ngay
(tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về công nghệ sắp thăm Việt Nam, thúc đẩy quản trị trí tuệ nhân tạo (AI)

Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về công nghệ sắp thăm Việt Nam, thúc đẩy quản trị trí tuệ nhân tạo (AI)

Ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về công nghệ thăm Việt Nam từ ngày 5-6/1.
Những sai lầm về dinh dưỡng và nguy cơ đột quỵ

Những sai lầm về dinh dưỡng và nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc cho thấy người dân khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á thuộc "top 5" về nguy cơ đột quỵ ...
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch UBND 2 tỉnh Kiên Giang và Hà Giang

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch UBND 2 tỉnh Kiên Giang và Hà Giang

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và Hà Giang.
Đức: Kinh tế suy thoái và sức ép với thị trường lao động

Đức: Kinh tế suy thoái và sức ép với thị trường lao động

Kinh tế suy thoái ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường lao động của Đức, và nỗi lo không tìm được việc làm vẫn hiện hiện trong năm 2025.
Người cao tuổi nhất thế giới qua đời ở tuổi 116 tại Nhật Bản

Người cao tuổi nhất thế giới qua đời ở tuổi 116 tại Nhật Bản

Cụ bà Tomiko Itooka, được kỷ lục thế giới Guinness công nhận là người già nhất thế giới, đã qua đời tại miền tây Nhật Bản, hưởng thọ 116 tuổi.
Không để thua Trung Quốc, tập đoàn công nghệ Mỹ chi tiền để giành chỗ đứng trong sân chơi trí tuệ nhân tạo (AI)

Không để thua Trung Quốc, tập đoàn công nghệ Mỹ chi tiền để giành chỗ đứng trong sân chơi trí tuệ nhân tạo (AI)

Cạnh tranh với Trung Quốc, tập đoàn công nghệ Mỹ Microsoft đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để nắm bắt vị trí tiên phong.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động