Cập nhật Covid-19 ngày 9/8: 'Bóng ma' chết chóc đeo đẳng Indonesia; cuộc truy quét khổng lồ của Trung Quốc; tình hình tiêm mũi 3 của Israel

Việt Hà
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 203,4 triệu người mắc Covid-19, trong đó có gần 4,31 triệu trường hợp tử vong và gần 182,8 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 9/8: 'Bóng ma' chết chóc đeo đẳng Indonesia; cuộc 'truy quét' khổng lồ của Trung Quốc; Tình hình tiêm mũi 3 của Israel?

Tình hình đại dịch Covid-19

Xét theo khu vực, châu Á là nơi có số ca nhiễm cao nhất với hơn 64,1 triệu trường hợp, tiếp đó là châu Âu với hơn 52,4 triệu ca, Bắc Mỹ gần 43,7 triệu ca và Nam Mỹ xấp xỉ 36 triệu người mắc.

Số ca bệnh tại châu Phi hiện đã vượt ngưỡng 7 triệu trường hợp sau khi số ca mắc mới tăng mạnh. Cuối cùng là châu Đại Dương với 117.044 ca.

Theo quốc gia, hiện Mỹ vẫn là nước có số ca bệnh và ca tử vong cao nhất thế giới, lần lượt là 36.543.338 và 633.116 ca. Ấn Độ tiếp danh sách với xấp xỉ 32 triệu ca nhiễm, 428.339 ca tử vong. Brazil đứng thứ 3 thế giới về số ca mắc với 20.165.672 ca nhưng đứng thứ 2 về số ca tử vong với 563.470 ca.

Trong số 10 quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh còn có Nga, Pháp, Anh (mỗi nước có hơn 6 triệu ca nhiễm), Thổ Nhĩ Kỳ (5,9 triệu ca), Argentina (5 triệu ca), Colombia và Tây Ban Nha (mỗi nước hơn 4 triệu ca).

Xét theo dân số, Peru là nước có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất với 597 ca/100.000 dân, tiếp theo là Hungary (311 ca), Bosnia-Herzegovina (295 ca), Czech (284 ca) và Brazil (265 ca).

Đông Nam Á vẫn là điểm nóng của dịch Covid-19 trên thế giới. Tại Indonesia, trong 24 giờ qua ghi nhận 26.415 người mắc bệnh, trong đó có 1.498 ca tử vong. Indoneia liên tục ghi nhận số người tử vong ở mức trên 1.000 ca mỗi ngày trong vòng một tháng qua.

Đáng chú ý, số ca tử vong mới ghi nhận ở Indonesia trong 24 giờ qua là cao nhất thế giới. Đến nay, quốc gia này có hơn 3,66 triệu bệnh nhân Covid-19, trong đó có 107.097 trường hợp không qua khỏi.

Ngày 8/8, Malaysia ghi nhận số ca tử vong cao nhất từ đầu dịch với 360 trường hợp, trong khi Philippines cũng ghi nhận số ca tử vong cao nhất kể từ tháng 4 với 287 ca. Về số ca mắc mới, Malaysia tăng thêm 18.688 ca lên 1,26 triệu, Philippines tăng 9.671 ca lên 1,66 triệu, Thái Lan tăng 19.983 ca lên 756.505 ca.

Tại Malaysia, những người đã tiêm chủng đủ liều được nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Cụ thể, từ ngày 10/8, những người trở về từ nước ngoài nếu đã tiêm chủng đầy đủ có thể cách ly tại nhà với điều kiện họ có nhà ở Malaysia, những cặp vợ chồng có thể đi lại giữa các bang để thăm nhau và các bậc phụ huynh có thể đi thăm con dưới 18 tuổi.

Bên cạnh đó, những người đã hoàn thành tiêm chủng còn được phép cầu nguyện ở các địa điểm thờ tự, vào nhà hàng ăn uống...

Đáng chú ý, tại Brunei, các ca nhiễm trong cộng đồng bùng phát trở lại sau hơn 1 năm đã buộc chính phủ nước này phải áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt như đóng cửa tất cả các địa điểm tôn giáo, trung tâm giải trí, rạp chiếu phim, hủy các sự kiện xã hội, các sự kiện lớn chỉ được giới hạn 30 người, các trường học chuyển sang học trực tuyến, các nhà hàng chỉ được bán mang về trong 2 tuần.

Ngoài ra, tất cả người dân phải đeo khẩu trang, kể cả những người đã hoàn thành tiêm vaccine phòng Covid-19.

Tại khu vực Đông Bắc Á, ngày 8/8, giới chức thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc đã hoàn thành xét nghiệm Covid-19 cho hơn 11,28 triệu người trong vòng 5 ngày, từ 3/8, trừ nhóm trẻ dưới 6 tuổi và các sinh viên đại học đang nghỉ Hè.

Hoạt động xét nghiệm đại trà này được triển khai sau khi Vũ Hán phát hiện các trường hợp lây nhiễm dịch Covid-19 ở các lao động ngoại tỉnh một ngày trước đó.

Cùng ngày, nước này phát hiện thêm 81 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến nay, Trung Quốc ghi nhận 93.701 ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó 1.507 bệnh nhân vẫn đang phải điều trị, 44 bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch.

Cũng trong ngày 7-8/8, Trung Quốc đã tiến hành kỷ luật bằng nhiều hình thức với hơn 30 quan chức ở 4 tỉnh đang bùng phát dịch Covid-19 vì phản ứng chậm chạp và quản lý yếu kém trong việc đối phó với làn sóng dịch mới nhất trên khắp nước này.

Trong số này có một Phó Thị trưởng, nhiều lãnh đạo huyện, người đứng đầu các ủy ban y tế địa phương, nhân viên quản lý bệnh viện, các quan chức sân bay và ngành du lịch.

Tình hình dịch cũng diễn biến phức tạp tại Nhật Bản. Ngày 8/8, thêm 8 tỉnh siết chặt các biện pháp phòng dịch, theo đó các nhà hàng phải cắt giảm thời gian mở cửa và ngừng phục vụ đồ uống có cồn.

Như vậy, tính tới nay, có tất cả 13 tỉnh, thành tại Nhật Bản đang áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn dịch lây lan, trong khi thủ đô Tokyo và 5 tỉnh khác cũng đang áp đặt tình trạng khẩn cấp.

Tại Tokyo nói riêng, có 4.066 ca mới được ghi nhận trong ngày 8/8, ngày thi đấu cuối cùng tại Olympic Tokyo 2020. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca mắc mới Covid-19 tại Tokyo vượt ngưỡng 4.000 ca.

Khu vực Trung Đông, Iran lần đầu tiên ghi nhận hơn 500 ca tử vong vì Covid-19 (542 ca), trong khi số ca mới theo ngày cũng ở mức cao chưa từng thấy với 39.619 trường hợp, nâng tổng số ca tử vong và mắc bệnh lên lần lượt 94.015 ca và 4.158.729 ca.

Bờ Tây, người đứng đầu lĩnh vực y tế của Palestine Mai al-Kaila thông báo, biến thể Delta chiếm tới 95% số ca bệnh tại đây. Tuy nhiên, bà cho rằng tình hình dịch tễ tại Bờ Tây chưa cần thiết phải phong tỏa.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Saudi Arabia đưa tin, nước này sẽ cho phép tất cả những người nước ngoài đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 tham dự hành hương Umrah tại Mecca.

Vaccine và tiêm chủng

Ngày 8/8, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu virus và công nghệ sinh học Vecto của Nga Rinat Maksyutov lưu ý, không có bất cứ cơ sở nào cho thấy sau khi hoàn tất các thử nghiệm lâm sàng thì cần bắt đầu tiêm chủng đại trà cho trẻ em.

Bên cạnh đó, ông cho rằng, điều quan trong là phải có một công cụ để bảo vệ trẻ em khỏi dịch Covid-19.

Tại Mỹ, người đứng đầu Hiệp hội giáo viên Randi Weingarten khẳng định, việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 phải là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên tại nước này để bảo vệ các em học sinh, vốn chưa đến tuổi được tiêm phòng, trong bối cảnh có ngày càng nhiều em nhỏ phải nhập viện vì mắc Covid-19 do biến thể Delta dễ lây sang trẻ em hơn.

Trong khi đó, bác sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế của Tổng thống Joe Biden, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, khẳng định, điều đặc biệt quan trọng là để trẻ em được bảo vệ trong môi trường gồm những người đã được tiêm phòng và đeo khẩu trang đầy đủ tại trường học và những nơi khác cho đến khi chúng được phép tiêm.

Tại Hàn Quốc, từ ngày 9/8, tất cả các công dân trên 18 tuổi ở Hàn Quốc có thể đặt trước vaccine phòng Covid-19 trong bối cảnh Hàn Quốc đang nỗ lực ngăn chặn sự gia tăng các ca nhiễm mới mà nhiều người trong số đó thuộc nhóm trẻ tuổi chưa được tiêm vaccine.

Tính đến hết ngày 8/8, khoảng 45% trong tổng số 52 triệu dân Hàn Quốc đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19 và chỉ có 15% được tiêm đủ 2 mũi.

Hàn Quốc đặt mục tiêu tiêm chủng cho hơn 70% dân số trưởng thành của nước này trong tháng 9 tới. Những người trong độ tuổi 18-49 ở Hàn Quốc được tiêm vaccine phòng Covid-19 của Moderna hoặc Pfizer. Chương trình tiêm chủng cho nhóm đối tượng này sẽ bắt đầu từ ngày 26/8 tới và dự kiến kéo dài đến ngày 30/9.

Liên quan việc tiêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường cho những người đã tiêm đủ số mũi cần thiết, một khảo sát ban đầu tại Israel cho thấy, hầu hết những người được tiêm mũi thứ ba của Pfizer đều có các tác dụng phụ tương tự hoặc ít hơn so với khi tiêm mũi thứ hai.

Israel bắt đầu tiêm mũi tăng cường cách đây 10 ngày cho những người trên 60 tuổi trong nỗ lực làm giảm tốc độ lây lan của biến thể Delta, qua đó cơ bản đưa nước này trở thành nơi thử nghiệm cho Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) trước khi Washington phê duyệt mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ ba.

Nhiều nước như Đức, Pháp, Mỹ... sẽ tổ chức tiêm liều vaccine bổ sung từ tháng 9 năm nay để bảo vệ người dân trước làn sóng lây nhiễm bệnh Covid-19 mới do biến thể Delta gây ra.

Chuyên gia Lê Quốc Vinh: 'Truyền thông thời chiến phải quyết liệt, minh bạch hơn; công chúng phải tìm cách tự miễn dịch với tin giả'

Chuyên gia Lê Quốc Vinh: 'Truyền thông thời chiến phải quyết liệt, minh bạch hơn; công chúng phải tìm cách tự miễn dịch với tin giả'

Trước hiện tượng ‘tin giả’ xuất hiện nhan nhản trong đại dịch Covid-19, chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh (Chủ tịch Công ty Le ...

Nỗ lực dập dịch Covid-19 trong thời gian ngắn nhất, Vũ Hán xét nghiệm 11 triệu dân trong 5 ngày

Nỗ lực dập dịch Covid-19 trong thời gian ngắn nhất, Vũ Hán xét nghiệm 11 triệu dân trong 5 ngày

Các nhà chức trách ở Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, cho biết họ đã hoàn thành việc xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ hơn ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Theo Đại học Bowling Green State, uống nước và ngủ sẽ không đẩy nhanh quá trình giảm nồng độ cồn.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Với nhan sắc xinh đẹp, lối diễn tự nhiên, Tăng Thanh Hà từng là nữ diễn viên được yêu thích của màn ảnh Việt.
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động