Cậu bé trúng pháo kích năm ấy

Ông Phạm Văn Tịch đến với nước Mỹ trong một hoàn cảnh rất đặc biệt của chiến tranh. Đến nay, dù đã trải qua gần 50 năm nhưng ký ức về Việt Nam cùng những ngày tháng cũ vẫn vẹn nguyên trong tâm trí ông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cau be trung phao kich nam ay Gặp mặt thân mật các cựu giáo viên kiều bào Thái Lan
cau be trung phao kich nam ay Tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp Việt kiều

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo bên dòng sông Thu Bồn thuộc Đại Lộc (Quảng Nam) trong vùng kiểm soát của quân giải phóng, ông Phạm Văn Tịch từng được tham gia đội thiếu niên hoạt động bảo vệ thôn làng. Rủi ro là ông đã bị thương nặng ở cả hai chân trong một trận pháo kích của quân đội Mỹ vào năm 1967 khi 15 tuổi. Ông được dân làng đưa vào vùng B Đại Lộc tại rừng Trường Sơn để điều trị. Do cuộc chiến càng ngày càng ác liệt, tỷ lệ thương vong ngày càng nhiều, thuốc men ở rừng sâu khan hiếm nên ông được gia đình đưa về điều trị tại nhà. Trong một trận càn quét vào làng để truy lùng bộ đội giải phóng, quân Mỹ đã đưa ông ra bệnh viện Đà Nẵng để điều tra rồi bỏ lơ chờ chết.

Khi Chiến dịch tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968 diễn ra, bom đạn Mỹ đánh phá các vùng quê ác liệt khiến bệnh viện Đà Nẵng bị quá tải. Ông Tịch tiếp tục được đưa đến bệnh viện điều dưỡng quân đội Mỹ ở Tuy Hoà, Phú Yên. Khi chiến trận dịu xuống, ông được đưa trở lại bệnh viện Đà Nẵng. Tại đây, ông may mắn gặp gỡ một nhóm bác sĩ và nhà thiện tâm yêu chuộng hòa bình ở Mỹ có tên là The Committee of Responsibility COR. Mục tiêu của họ là đưa một số trẻ em 12 tuổi trở xuống bị thương nặng sang Mỹ điều trị trong 6 tháng đến một năm. Ông Tịch là một trong số gần 100 đứa trẻ may mắn được lọt vào danh sách chọn đi Mỹ chữa bệnh dù ông 16 tuổi.

Cuộc hội ngộ của những người yêu nước

Khi đến Mỹ, một khung trời mới mẻ, bình yên đã mở ra trước mắt ông Tịch khác hẳn với những gì ông chứng kiến ở làng quê hẻo lánh khi lính Mỹ càn quét. Lúc ấy, ông được điều trị chăm sóc trong một môi trường sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi với các bác sĩ, nhân viên y tế lịch sự, ân cần đầy tình người. Thương tật của ông ngày càng ổn định, có thể đi lại bằng nẹp sắt và đôi nạng gỗ. Và ông được một gia đình người Mỹ thương yêu, tình nguyện đưa về nuôi dưỡng và cho ăn học.

cau be trung phao kich nam ay
Ông Phạm Văn Tịch (người chống nạng) và Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc Hà Văn Lâu (hàng hai, thứ tư từ phải sang) năm 1981.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, hình ảnh làng quê nghèo chìm trong khói lửa chiến tranh vẫn thường xuyên ngự trị và đau đáu trong ông. Hàng ngày, qua tivi và báo chí Mỹ, ông Tịch vẫn dõi theo để tìm hiểu tin tức quê nhà. Đây cũng là thời gian ông Tịch được chứng kiến hàng loạt phong trào thanh niên sinh viên Mỹ xuống đường ở thành phố Berkeley đòi hoà bình, chấm dứt chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam. Là nạn nhân và là người trực tiếp chứng kiến cuộc chiến khốc liệt và tàn bạo của quân đội Mỹ ở Việt Nam, ông không thể dửng dưng ngồi yên chịu đựng trước cảnh tang tóc ở quê nhà.

Đó là thời điểm năm 1972, quân Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc Việt Nam khiến làn sóng phản chiến ở Mỹ lên cao. Trước tình hình đó, một số anh chị em du học sinh Việt Nam ở Mỹ đã cùng nhau xuống đường biểu tình phản đối Mỹ can thiệp vào Việt Nam. Ông Tịch cho biết, thời đó, số du học sinh rất ít, ở rải rác khắc nơi trên nước Mỹ nên việc tìm đến nhau không dễ dàng. Để tăng thêm sức mạnh tiếng nói của người Việt tại Mỹ phản đối chiến tranh, về sau, một số sinh viên đã tập hợp lại và thành lập Hội Liên hiệp Việt Nam tại Mỹ do ông Nguyễn Văn Lũy làm Chủ tịch. Đến năm 1975, khi miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, Hội đổi tên thành Hội Việt kiều yêu nước tại Mỹ. Thời gian sau, Hội đổi tên một lần nữa thành Hội người Việt Nam tại Mỹ và vẫn do ông Nguyễn Văn Lũy làm Chủ tịch danh dự.

Sau năm 1975, Hội người Việt Nam tại Mỹ tiếp tục vận động các phong trào vì hoà bình phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam và quyên góp các sách báo khoa học gửi về Việt Nam. Một số anh chị em tích cực tham gia vận động thành lập các trung tâm chuyển thuốc men, tiền, quà tặng về giúp thân nhân, bà con ở quê nhà đang gặp khó khăn. Hội đã tiếp đón các phái đoàn ngoại giao của Việt Nam tại Liên hợp quốc như Đại sứ Đinh Bá Thi, Đại sứ Hà Văn Lâu, Đại sứ Hoàng Bích Sơn... Ngoài ra, Hội còn đón tiếp các phái đoàn khoa học Việt Nam như GS Nguyễn Văn Hiệu - Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam đầu tiên sang thăm nước Mỹ, các cố GS. BS. Tôn Thất Tùng, cố GS Võ Thị Hồng Anh... và các phái đoàn dân sự khác.

Gặp gỡ người bạn lớn trong đời

Điều đặc biệt là trong những năm tháng ấy, ông Tịch đã may mắn gặp được một người tri kỷ. Ông nhớ lại, những ngày đầu đến Mỹ, ông ngơ ngác nằm cạnh hai người bạn Việt có cùng hoàn cảnh là nạn nhân chiến tranh đến Mỹ cùng một chuyến, tiếng Anh cả 3 một chữ bẻ đôi không biết giữa bao khuôn mặt xa lạ. Thi thoảng cũng có khuôn mặt Á châu đến thăm và dạy Anh văn nhưng họ là người Mỹ gốc Á không nói được tiếng Việt. Đến một ngày, có một người đàn ông tuổi cỡ trung niên, giọng nói nghe ra tiếng Việt dù khác với giọng quê Quảng Nam của ông, đến thăm. Sau khi chào hỏi, người đàn ông ấy nhấc túi xách để lên giường bệnh ông đang nằm, rồi bấm vào chiếc casset đặt trong đó rồi bài hát vang lên “Giải phóng Miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước…” khiến ông Tịch sững sờ ngạc nhiên.

cau be trung phao kich nam ay
Ông Phạm Văn Tịch trong lần về thăm quê hương năm 1995.

Người đàn ông đó là ông Nguyễn Văn Lũy – người đã thường xuyên tới bệnh viện thăm hỏi, động viên và đưa ông về nhà chơi. Từ đó, hai người gắn bó như anh em ruột thịt. Với ông Tịch, ông Lũy giống như một người cha, một người thầy giúp ông trau dồi nhiều thêm về lòng yêu nước. Hai ông còn sát cánh với nhau trong suốt chặng đường xuống đường chống chiến tranh ở Mỹ cho đến khi ông Lũy chọn trở về Việt Nam trút hơi thở cuối cùng vào năm 2003.

Ông Tịch cho biết, ông Nguyễn Văn Lũy là người Việt ở Mỹ đầu tiên một mình dám đứng lên phản đối chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam. Ông Lũy cũng đã vượt qua nhiều âm mưu hãm hại và nhục mạ với lòng vị tha hiếm có. Năm 1983, ông Lũy và vợ là bà Phạm Thị Lựu còn bị nhóm người Việt cực đoan ở Mỹ sát hại khiến ông Lũy bị thương nặng và bà Lựu chết trên đường đến cấp cứu. Vì ông Lũy không có con nên ông Tịch đã đưa ông về nhà bảo vệ và chăm sóc. Theo ông Tịch, vụ hạ sát vợ chồng ông Nguyễn Văn Lũy là một cú sốc kinh hoàng cho cả cộng đồng người Việt ở Mỹ lúc đó.

Nơi ấm cúng của sinh viên Việt

Ông Tịch luôn tin, là người Việt Nam dù sống ở đâu, không có ai muốn quên đi nguồn cội văn hóa của mình. Ở Mỹ, cộng đồng người Việt tuy còn khiêm tốn so với các cộng đồng khác nhưng văn hoá Việt rất phong phú, đặc biệt có nhiều món ăn như phở, bánh mì, bánh xèo, gỏi cuốn rất phổ biến và được người bản xứ rất ưa thích. Về đời sống tinh thần, mỗi năm Xuân về khắp nơi đều có hội chợ Tết, pháo hoa, mứt, bánh tét, bánh chưng, áo dài, khăn đóng khoe sắc màu dân tộc trên đất người...

Thế nhưng, trăn trở lớn nhất của thế hệ những người như ông Tịch là thế hệ trẻ có còn tiếp tục duy trì và giữ gìn văn hoá Việt không. Thực tế, nhiều bậc cha mẹ đã nhìn thấy con em mình sinh ra và lớn lên ở Mỹ bị tản mát và hụt hẫng về văn hóa gốc. Theo ông Tịch, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn nếu như trong nước tăng cường thúc đẩy và duy trì văn hoá Việt ở nước ngoài bằng cách xuất khẩu văn hoá phẩm ra nước ngoài nhiều hơn, rộng hơn và đa dạng hơn. Đồng thời, trong nước cũng cần chú trọng đến việc tăng tính hấp dẫn trong phát triển dịch vụ văn hoá để thu hút con em người Việt ở Mỹ trở về du lịch tại quê cha đất tổ, cũng như có kế hoạch giúp đỡ các em tìm hiểu về nguồn gốc của mình...

Hiện tại, một trong những niềm vui của ông Tịch đến từ những sinh viên Việt Nam học tập và nghiên cứu ở trường đại học gần nhà ở Berkeley (California, Mỹ). Không có con, tuổi cao, bệnh tật nhưng ngôi nhà của ông Tịch lại là nơi ấm cúng để thi thoảng các em sống xa gia đình lui tới tụ tập và vui chơi. Ông cho biết, mỗi năm vào dịp Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, các sinh viên lại tụ tập bên ông đón Tết, cùng nhau gói bánh, nấu bánh chưng, làm đèn lồng...

cau be trung phao kich nam ay Gặp "ông Tây" thích nói lái ở đất Quảng

Hơn 20 năm sinh sống tại Việt Nam, giỏi tiếng Việt và hiểu văn hóa Việt hơn rất nhiều người Việt, lấy vợ Việt, ở ...

cau be trung phao kich nam ay Người nối nhịp cầu văn hóa cho tiếng Việt

Trong số những học viên tiêu biểu được lựa chọn về nước tham gia Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người ...

cau be trung phao kich nam ay Đảng viên người Việt ở Nga quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng 12

BCH Đảng bộ tại LB Nga vừa tổ chức Hội nghị Học tập, Quán triệt, Triển khai Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng.

Thuận Vũ

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động