Câu chuyện hòa nhập của người Việt tại Mỹ

Mỗi người có một cơ duyên, một con đường riêng đến Mỹ nhưng tất cả họ đều đang ngày càng hòa nhập sâu vào nước sở tại cũng như để khẳng định bản sắc Việt của mình....
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cau chuyen hoa nhap cua nguoi viet tai my Người Việt và bạn bè quốc tế tại Myanmar tưởng nhớ nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải
cau chuyen hoa nhap cua nguoi viet tai my Cộng đồng người Việt tại Myanmar tưng bừng đón Xuân Mậu Tuất 2018
cau chuyen hoa nhap cua nguoi viet tai my
Giáo sư Ngô Thanh Nhàn

Tiềm năng ở những người Việt trẻ

Từng tham gia sáng lập “Hội Người Việt Nam tại Mỹ”, tôi nhận thấy người Việt tại Mỹ sau hơn 40 năm vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại của chiến tranh, nhưng đã bớt đi những vấn đề chính trị thời Chiến tranh Lạnh. Gần đây, những người trẻ trong cộng đồng có khuynh hướng tiến bộ, bắt đầu đặt câu hỏi và muốn tìm hiểu về Việt Nam... Đặc biệt, họ đã bắt đầu nghiên cứu về Hội Việt kiều Yêu nước tại Mỹ và Hội Người Việt Nam tại Mỹ, coi đó là một phần lịch sử tiến bộ của cộng đồng.

Ngày nay, người dân Việt Nam có thể đi bất cứ đâu, làm những gì mình muốn - đó là một điều thật vui. Nhưng tôi cho rằng, các bạn trẻ có thể bớt coi việc định cư tại Mỹ là một cái đích phải hy sinh tất cả. Theo tôi, nhập cư vào nước Mỹ cần có “phường” để xây dựng kinh tế cộng đồng và “tự vệ” khi kinh tế khó khăn và kỳ thị chủng tộc tăng lên.

cau chuyen hoa nhap cua nguoi viet tai my
Giáo sư Đại học California Davis Kiều Linh Valverde

Cuộc sống là những trải nghiệm quý giá

Tôi đến Mỹ khi chưa đầy 5 tuổi. Có thể nói, tôi đã xa và “bị bỏ lỡ” Việt Nam kể từ đó. Tuy nhiên, tôi luôn cảm thấy tò mò về cách thức người Việt thích nghi với ngôi nhà mới ở Mỹ và sự tò mò này theo tôi tới lúc trưởng thành.

Lớn lên trong thời Chiến tranh Lạnh và hiện đang sống trong thời đại toàn cầu hóa, tôi đã được chứng kiến ​​một số chuyển đổi đáng kinh ngạc trên toàn thế giới trong việc tạo nên những thay đổi đi cùng những thích ứng của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Thế giới quan của tôi được định hình bởi những kinh nghiệm quốc tế như đi du lịch qua châu Âu, châu Á và châu Phi...

Với trải nghiệm cá nhân của một người Mỹ lai gốc châu Á (mẹ Việt lai Tây Ban Nha và Pháp, cha Việt lai Anh), tôi có được cái nhìn sâu sắc vào các mối quan hệ xã hội phức tạp. Những trải nghiệm cá nhân trong suốt thời gian sau này đã giúp tôi ghi lại tiến trình kết nối của người Việt ở nước ngoài thông qua cuốn sách Transnationalizing Viet Nam (Chuyển đổi Việt Nam xuyên quốc gia) của mình.

cau chuyen hoa nhap cua nguoi viet tai my
Gia đình Giáo sư Nguyễn Thanh Tùng

Chỉ có tham vọng và kiên trì

Tôi đang làm việc tại trường Đại học Bang Utah (Utah State University) và sinh sống tại thành phố Logan (bang Utah) cùng vợ và hai con trai nhỏ. Theo quan sát và cảm nhận của tôi, Mỹ là một đất nước coi trọng năng lực thực sự (một xã hội coi trọng tài năng - meritocracy). Dù bạn là người nhập cư hay người bản xứ, da trắng hay da màu, chỉ cần bạn có khả năng, bạn sẽ tìm được một vị trí thích hợp trong xã hội.

Sống và làm việc tại đây, bí quyết của tôi là hai từ tham vọng và kiên trì. Do xuất phát điểm rất thấp nên tôi thường đặt ra mục tiêu cao hơn năng lực hiện tại của mình. Vì thế tôi thường xuyên thất bại. Còn kiên trì là quá trình cố gắng đứng dậy sau thất bại, nâng cao năng lực và điều chỉnh mục tiêu để có thể thành công.

cau chuyen hoa nhap cua nguoi viet tai my
Tiến sĩ Ngô Thị Minh Thùy

Cái giá của khó khăn và thử thách

Tôi đang làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại khoa Kỹ thuật Sinh học, Trường Đại học Stanford. Với tôi, Mỹ là một thế giới thu nhỏ. Ở đây, mỗi người sống theo một cách riêng và có rất nhiều lựa chọn từ môi trường làm việc, công việc, cho đến lối sống và thẩm mỹ.

Môi trường làm việc ở Mỹ rất năng động và cũng thường xuyên có thể thay đổi. Vì thế, người dân ở đất nước này không ngại thay đổi về công việc, ngành nghề và chỗ ở. Chẳng hạn như chồng tôi (cũng là người Việt Nam) rất thích làm kỹ thuật và muốn một công việc có nhiều thử thách về chuyên môn nên vị trí kỹ sư nghiên cứu và phát triển của tập đoàn Intel rất phù hợp với anh ấy. Bản thân tôi muốn một công việc tự do và có cơ hội khám phá nên rất phù hợp nghiên cứu.

Một thuận lợi nữa là chất lượng giáo dục và chăm sóc y tế ở Mỹ rất tốt. Chúng tôi thấy an tâm với hệ thống giáo dục luôn coi trọng sự phát triến sáng tạo toàn diện cũng như tinh thần trách nhiệm ở trẻ được đặt lên hàng đầu. Ở Mỹ cũng luôn cạnh tranh và thu hút nhân tài nên tôi phải cố gắng nếu không muốn bị đào thải. Sự đa dạng về văn hóa rất thú vị nhưng đôi khi làm cho tôi cảm thấy lạc lõng và nhớ quê hương.

cau chuyen hoa nhap cua nguoi viet tai my
Du học sinh Nguyễn Khánh Huyền

Cần suy nghĩ cởi mở

Hiện tại, tôi đang theo học chương trình thạc sỹ ngành Khoa học máy tính, chuyên về Trí tuệ nhân tạo tại Đại học Stanford. Theo tôi, để hoà nhập ở nước sở tại, trước hết bạn cần phải có suy nghĩ cởi mở, tôn trọng những luồng tư tưởng khác nhau.

Ở Mỹ, môi trường đại học rất dễ để kết bạn bởi trường đại học nào cũng có nhiều câu lạc bộ chuyên về những sở thích, kỹ năng khác nhau. Các sinh viên có thể tham gia các câu lạc bộ để có cơ hội gặp gỡ những người có chung sở thích, đam mê với mình.

Bản thân tôi có thể quan sát cái gì hay thì học, cái gì dở thì không học, nhưng nhất định không được phép đánh giá người khác.

cau chuyen hoa nhap cua nguoi viet tai my
Người nhập cư - Ông Phạm văn Tịch

Hòa nhập nhưng đừng hòa tan

Tôi được đưa đến Mỹ năm 1968 khi 16 tuổi. Là người Việt Nam, dù sống ở đâu trong bất cứ hoàn cảnh nào tôi thấy không có ai muốn quên nguồn cội văn hóa của mình. Mỹ là một nước đa chủng tộc, đa văn hoá và người Việt Nam là một trong những cộng động mới nhất chỉ trên 40 năm so với các cộng đồng khác lâu đời hơn nhiều. Thế nhưng, văn hoá Việt rất phong phú, có nhiều món ăn như phở, bánh mì, gỏi cuốn rất phổ biến và được ưa thích với người bản xứ.

Tôi ở đây trước làn sóng di dân 1975, thời điểm đó không có thực phẩm Việt Nam, còn bây giờ hầu như không thiếu thứ gì. Ngoài ra, mỗi năm Xuân về khắp nơi ở Mỹ đều có hội chợ Tết, pháo, hoa, mứt, bánh tét, bánh chưng, áo dài, khăn đóng... khoe sắc màu dân tộc trên xứ người.

Điều này nói lên cộng đồng người Việt đã hòa nhập rất mạnh. Tuy nhiên, nỗi lo lớn của thế hệ tuổi 50 như chúng tôi trở lên là không biết các thế hệ nối tiếp có còn tiếp tục duy trì, giữ gìn bản sắc văn hoá nước Việt được không. Bởi vì nhiều bậc cha mẹ đã nhìn thấy thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ ngày nay bị thiết hụt về văn hóa gốc. Có lẽ, Nhà nước nên có những chính sách chú trọng về duy trì và phát triển văn hoá Việt bằng cách đưa văn hoá phẩm ra nước ngoài nhiều, rộng và đa dạng hơn.

cau chuyen hoa nhap cua nguoi viet tai my Bão tan, còn lại tình người

Chia sẻ với phóng viên TG&VN về tình hình người Việt sau siêu bão Harvey, ông Lương Quốc Huy - Tổng Lãnh sự Việt Nam ...

cau chuyen hoa nhap cua nguoi viet tai my Thành công nào cũng qua nhiều thất bại

Với ông Thuận Phạm - Tổng Giám đốc công nghệ (CTO - Chief Technology Officer) Uber toàn cầu, một người Mỹ gốc Việt danh tiếng ...

cau chuyen hoa nhap cua nguoi viet tai my Nghề cắt cỏ của người Việt tại Mỹ

Tình hình làm ăn của người Việt tại Nga vẫn ổn định tuy có khó khăn hơn trước. Nghề nail (làm móng) của người Việt ...

AN BÌNH (ghi)

Đọc thêm

Kiều bào tại Pháp xuống đường ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Kiều bào tại Pháp xuống đường ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Khoảng hơn 200 bạn bè Pháp và bà con kiều bào đã tập hợp cùng các tổ chức hội đoàn bày tỏ sự ủng hộ với bà Trần Tố Nga ...
Bảo Anh khoe khoảnh khắc chơi đùa cùng con gái hồi một tháng tuổi

Bảo Anh khoe khoảnh khắc chơi đùa cùng con gái hồi một tháng tuổi

Ca sĩ Bảo Anh khoe khoảnh khắc cưng nựng, chơi đùa bên con gái Misumi hơn một năm trước.
Tiết kiệm 'bộn tiền', Ấn Độ không ngừng mua mặt hàng này từ Nga

Tiết kiệm 'bộn tiền', Ấn Độ không ngừng mua mặt hàng này từ Nga

Trong tháng 4/2024, Ấn Độ đã nhập khẩu nhiều dầu của Nga, song lại giảm nhập khẩu từ Iraq và Saudi Arabia.
Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Từ tháng 5, Cuba triển khai hệ thống thị thực điện tử mới dành cho du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Cục Biển và Hải đảo Việt Nam tăng cường phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam bảo vệ biển đảo quê hương

Cục Biển và Hải đảo Việt Nam tăng cường phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam bảo vệ biển đảo quê hương

Cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phối hợp bảo vệ biển đảo ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Phiên bản di động