Sửa gene cho cây giúp năng suất cao và làm sạch không khí. (Nguồn: Adobe) |
Đây cũng là biện pháp cả thế giới hướng đến. Các nhà khoa học, chính trị gia, thậm chí các tỷ phú đang nỗ lực làm xanh thế giới bằng cách trồng ngày càng nhiều cây xanh với hy vọng khí carbon sẽ bị “nhốt” trong thân cây và đất trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, mọi thứ không đơn giản như vậy. Nhiều nghiên cứu cho thấy các chiến dịch trồng cây không phải lúc nào cũng đem lại những kết quả tích cực. Nếu những khu rừng mới trồng không được chăm sóc và theo dõi đúng cách, cây cối chết kéo theo lượng carbon chúng tích trữ sẽ được thải trở lại bầu khí quyển.
Do vậy, việc quan trọng là phải chọn giống cây lưu trữ carbon tốt.
Năm 2019, nhà khoa học thực vật Amanda Cavanagh tại Đại học Essex (Anh) và các đồng nghiệp đã nghiên cứu và cho biết, bằng cách chèn một vài gene mới vào cây thuốc lá có thể giúp tái chế chất thải của quá trình quang hợp trở thành nguyên liệu mà cây có thể sử dụng để phát triển. Những cây thuốc lá đã qua biến đổi gene của Cavanagh cho năng suất cao hơn 40%.
Living Carbon, một công ty khởi nghiệp ở California (Mỹ) đã áp dụng cách tiếp cận tương tự, nhưng với cây dương. Bằng cách chèn các gene mới vào cây dương, họ có thể làm cho cây phát triển nhanh hơn 53%. Họ đã thử nghiệm trồng 468 cây biến đổi gene tại bang Oregon.
Như vậy, cuộc tranh luận giữa nhân giống tự nhiên và kỹ thuật di truyền vốn đã nổ ra từ lâu trong lĩnh vực nông nghiệp nay đã lan sang lĩnh vực lâm nghiệp.
Ông Richard Buggs, nhà sinh học tiến hóa tại Kew Gardens cho rằng “chúng ta nên tìm kiếm loại cây có năng suất cao và khả năng hút carbon nhanh ngoài thiên nhiên, để tránh ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên”.
| Người giàu và biến đổi khí hậu Một số chuyên gia cho rằng, những người giàu có thể đóng góp hiệu quả để góp phần hạn chế những tác động của biến ... |
| Biến đổi khí hậu: Chủ đề 'nóng' năm 2022 Các chuyên gia cảnh báo mức độ nguy hiểm cao nhất nếu con người không nỗ lực cải thiện vấn đề biến đổi khí hậu ... |