Cụm công nghiệp Phương Trung đang là 'điểm sáng' trong bối cảnh thị trường bất động sản công nghiệp chuyển biến tích cực. (Nguồn: CCN Phương Trung) |
Hiện nay, theo Thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, tính đến hết tháng 9/2023 trên địa bàn thành phố có 70 CCN đang hoạt động với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.686 ha, thu hút được khoảng 3.864 hộ, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh với gần 80.000 lao động, nộp ngân sách bình quân khoảng 1.100 tỷ đồng/năm.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 về quản lý, phát triển CCN nhằm tạo hành lang pháp lý, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển CCN phục vụ di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực nội đô, khu dân cư hướng đến xây dựng cộng đồng doanh nghiệp sản xuất tập trung, xanh, sạch với môi trường.
Cùng đó, vào ngày 28/5/2022 Chính phủ cũng ban hành Nghị định 35/2022/NĐ-CP “Quy định về Quản lý KKT, KCN”, đề ra “phương hướng xây dựng, phương án phát triển hệ thống KCN, KKT; đầu tư hạ tầng, thành lập, hoạt động, chính sách phát triển và quản lý nhà nước đối với KCN, KKT”.
Nghị định đã định hướng xây dựng KKT, KCN, KCN-đô thị-dịch vụ, KCN sinh thái, giảm tiêu hao năng lượng, hạn chế khí phát thải nhà kính, chú trọng trách nhiệm xã hội và được quản trị theo mô hình chính phủ số. Đây chính là xu hướng mới trong phát triển các KCN ở nước ta hiện nay.
Với lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư thông thoáng, chính trị ổn định, kinh tế xã hội phát triển bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, Hà Nội đang là một trong những thành phố hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, những CCN đã được phê duyệt, hiện đang đưa vào hoạt động và có tiềm năng phát triển gần với trung tâm Thủ đô, hệ thống đường giao thông nội bộ được thiết kế đảm bảo cho các phương tiện di chuyển một cách dễ dàng và thuận tiện như cụm công nghiệp Phương Trung.
CCN được đầu tư hệ thống hạ tầng hiện đại, đồng bộ. (Nguồn: CCN Phương Trung) |
Là một trong những dự án CCN có quy mô vừa dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, CCN Phương Trung do Công ty CP Đầu tư Phát triển hạ tầng Liên Việt làm chủ đầu tư đang là “điểm sáng” trong bối cảnh thị trường bất động sản công nghiệp chuyển biến tích cực.
Đây là CCN được đầu tư hệ thống hạ tầng hiện đại, đồng bộ, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn thiện thi công hạ tầng, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy, giấy phép môi trường..; sẵn sàng đón nhận nhà đầu tư vào thuê đất cần diện tích vừa và nhỏ quanh Hà Nội từ tháng 11/2023.
Hiện nay, tại CCN Phương Trung, hệ thống nguồn điện 3 pha được cung cấp liên tục và ổn định từ 2 trạm biến áp: 2x1600kVA – 35(22)/0,4kV. Mạng lưới điện hạ áp được chạy dọc theo các đường giao thông nội bộ trong CCN và chờ đấu nối tới từng lô đất, doanh nghiệp mua điện trực tiếp từ lưới điện hạ áp này thông qua điện lực Thanh Oai.. Hệ thống lưới điện sản xuất đã đủ điều kiện bắt đầu đi vào phục vụ sản xuất, tổ chức sản xuất quy mô lớn, đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, nguồn nước tại CCN được lấy từ nhà máy nước sạch trên địa bàn; hệ thống cấp nước được dẫn đến tận chân hàng rào các lô đất, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước sạch cho toàn bộ các doanh nghiệp phát triển sản xuất.
Song song với đó, nhà máy xử lý nước thải công suất 310 m3/ngày đêm tại CCN được xây dựng hiện đại kết nối trực tuyến với Sở Tài Nguyên và Môi Trường đáp ứng tất cả các yêu cầu xử lý nước thải của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp. Chất thải rắn từ các nhà máy sẽ được phân loại, thu gom vận chuyển về bãi tập kết của CCN, sau đó vận chuyển đến các cơ sở tái chế để xử lý.
Hành lang cây xanh trong CCN Phương Trung. (Nguồn: CCN Phương Trung) |
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy thì hệ thống cấp nước và các họng cứu hoả cũng đã được bố trí dọc theo các tuyến đường trong khu vực với khoảng cách giữa các họng cứu hỏa tối đa 150m, đạt tiêu chuẩn tối đa quy chuẩn về phòng chống cháy nổ.
Nhìn chung tại thời điểm, Phương Trung là CCN đã và đang sẵn sàng đi vào hoạt động để đóng góp vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao kim ngạch xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô; đáp ứng nhu cầu về việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động; góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần tăng thu ngân sách thành phố trong giai đoạn tới.
Đầu tư vào KCN và khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố nói chung và tại CCN Phương Trung nói riêng là đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, với mục tiêu đạt được chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021-2030 là 10,2%/năm, từng bước cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
| Huyện Bến Lức: Phát triển bền vững theo hướng Công nghiệp hoá – Đô thị hoá Với vị trí kết nối giao thông thuận lợi, môi trường xã hội an toàn, cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư và ... |
| TP. Hồ Chí Minh cùng cộng đồng doanh nghiệp hướng đến tăng trưởng xanh, kinh tế xanh Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (HEF) 2023 sẽ khai mạc vào ngày 15/9 với sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ, ... |
| Doanh nghiệp Việt ‘hiến kế’ cho TP. Hồ Chí Minh phát triển xanh Bên lề Diễn đàn CEO 100 Tea Connect ngày 14/9 tại TP. Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp đã ‘hiến kế’ để thúc đẩy phát ... |
| OECD cam kết hỗ trợ các nước Đông Nam Á chuyển đổi xanh, chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững Chiều 26/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tham dự Diễn đàn Bộ trưởng OECD-Đông Nam Á năm 2023 ... |
| Chung tay lan tỏa dự án ‘Hành trình xanh - Môi trường xanh - Năng lượng xanh’ vì một Việt Nam phát triển bền vững Sáng 3/11 tại Hà Nội, Lễ ra mắt dự án “Hành trình xanh - Môi trường xanh - Năng lượng xanh” và lễ ký kết ... |