TIN LIÊN QUAN | |
Cải tiến công tác người Việt ở nước ngoài trong xu thế mới | |
Kiều bào trong vụ cháy ở Phnom Penh nhanh chóng ổn định cuộc sống |
Được tổ chức trước thềm Hội nghị Ngoại giao 30, Hội nghị do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NNVNVNONN) và Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đồng tổ chức ngày 7/8 nhằm đánh giá những kết quả đạt được kể từ Hội nghị Ngoại giao 29 đến nay và phương hướng công tác cho giai đoạn 2018-2020. Đây cũng là dịp để các Trưởng CQĐD gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tế, chỉ ra những thách thức và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác về NVNONN và bảo hộ công dân (BHCD) tại địa bàn.
Nguồn lực và động lực mới
Kể từ Hội nghị ngoại giao 29 đến nay, trên tinh thần ngoại giao phục vụ phát triển, công tác NVNONN đặt trọng tâm vào những nhu cầu cấp bách, thiết thực của đất nước. Theo xu thế tất yếu của hội nhập, giao lưu quốc tế, cộng đồng NVNONN cũng tiếp tục tăng về lượng và chất, đa dạng về thành phần với trên 4,5 triệu người Việt đang sinh sống và làm ăn ở 110 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Hồng Nam và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đồng chủ trì Hội nghị chuyên đề về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Báo cáo tại Hội nghị, ông Lương Thanh Nghị - Phó Chủ nhiệm Ủy ban NNVNVNONN cho biết, bên cạnh những nguồn lực “truyền thống” với tổng lượng kiều hối hai năm qua hơn 25 tỷ USD, tổng vốn đầu tư của NVNONN ước tính khoảng 4 tỷ USD được ghi nhận vào năm 2017, công tác thu hút nguồn lực kiều bào đã tập hợp được nhiều trí thức, doanh nhân đóng góp vào các vấn đề như khởi nghiệp, blockchain, chính phủ điện tử…
Có thể nhận thấy, một trong những nguồn lực mới của công tác về NVNONN chính là nhóm kiều bào trẻ - những người được đào tạo, năng động, sáng tạo, có nhiệt huyết với quê hương đất nước. Bước đột phá mới này đã bước đầu đoàn kết, tập hợp lực lượng thanh niên, trí thức trẻ NVONN hướng vào nhiệm vụ phát triển cụ thể của đất nước.
Đối với công tác lãnh sự và BHCD, mặc dù thời gian qua phát sinh nhiều vụ việc chưa từng có tiền lệ và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn nhưng công tác này đã kịp thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức VNONN.
Theo ông Phạm Hoàng Tùng - Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, từ sau Hội nghị ngoại giao 29 đến nay, Việt Nam đã bảo hộ 16.351 công dân và 608 tàu/5.197 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ và gặp khó khăn từ nước ngoài. Con số này tăng khoảng 57% số công dân và giảm 10,7 % số ngư dân so với từ sau Hội nghị Ngoại giao 28 (25.666 công dân và 726 tàu/5.752 ngư dân).
Những hướng đi trong tình hình mới
Chủ trì Hội nghị, Thứ trưởng Vũ Hồng Nam – Chủ nhiệm Ủy ban NNVNVNONN và Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đánh giá cao những thành tựu trong thời gian qua và đưa ra một số giải pháp mới đặc biệt trong bối cảnh thế giới có những biến đổi nhanh chóng và khó lường. Điều các Thứ trưởng quan tâm là làm sao phát huy mạnh mẽ hơn nữa mọi nguồn lực của NVNONN, cũng như đảm bảo tính chuẩn xác, kịp thời và hiệu quả trong công tác BHCD.
Cụ thể, đối với công tác về NVNONN, cần nâng cao hơn nữa vai trò của các CQĐD trong việc tiếp tục bám sát cộng đồng , nắm bắt tâm tư tình cảm của bà con NVNONN, từ đó có những đề xuất mới về phương pháp vận động, hỗ trợ cộng đồng củng cố vị trí pháp lý, ổn định cuộc sống, hội nhập vào xã hội sở tại nhưng vẫn duy trì được tiếng Việt, bản sắc văn hóa dân tộc.
Bên cạnh việc thu hút, vận động vào nhóm kiều bào trẻ, nhiều ý kiến cũng nhất trí công tác này cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin chính xác về các chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu đa dạng của bà con về thông tin. Ngoài ra, công việc cần thiết hiện nay là kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự và ngân sách làm công tác về NVNONN từ Trung ương đến địa phương và các CQĐD.
Đối với công tác BHCD, cần tích cực chủ động đảm bảo triển khai các công tác lãnh sự đúng quy trình của pháp luật, tránh để xảy ra các khiếu nại tố cáo, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính theo yêu cầu của Chính phủ hiện nay.
Một số giải pháp quan trọng khác cũng được các đại biểu tại Hội nghị lưu ý và nhất trí là: Thúc đẩy hình thành các cơ chế liên ngành bền vững, phát huy các hình thức trao đổi thông tin nhanh và kịp thời với các đơn vị trong và ngoài Bộ; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước, tăng cường đối thoại song phương và đa phương, tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo hộ quyền và lợi ích của pháp nhân và công dân Việt Nam ở nước ngoài; Chú trọng trao đổi, làm việc với các cơ quan tại nước sở tại, đồng thời tập trung huy động các nguồn lực xã hội, các tổ chức quốc tế trong công tác bảo hộ công dân; Tăng cường các biện pháp tuyền truyền, khuyến cáo phù hợp cho công dân khi đi ra nước ngoài, nhất là tuyên truyền Tổng đài BHCD, kịp thời cập nhật thông tin cần thiết cho công dân bằng nhiều hình thức như các trang thông tin điện tử, số đường dây nóng của cơ quan đại diện; Đẩy mạnh vai trò hiệu quả của Quỹ BHCD...
Trong suốt những năm qua, công tác về NVNONN và BHCD luôn được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Phát biểu kết thúc Hội nghị, Thứ trưởng Vũ Hồng Nam và Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đều đánh giá cao những nỗ lực của các CQĐD, đồng thời ghi nhận các đóng góp sâu sắc của Trưởng CQĐD, gợi ý về những cách làm mới, làm sao để chăm lo tốt hơn cho công tác kiều bào và bảo hộ công dân Việt Nam.
Mỗi Trại hè là một cảm xúc mới Thứ trưởng Vũ Hồng Nam – Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NNVNVNONN), Bộ Ngoại giao đã chia ... |
Hoạt động đầu tiên của Trại hè Việt Nam 2018 tại Hà Nội Ngày 11/7, tại Hà Nội, các bạn trẻ kiều bào về tham dự Trại hè Việt Nam 2018 đã đi tham quan khu di tích ... |
Khởi động Trại hè Việt Nam 2018 Trại hè Việt Nam 2018 do Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao phối hợp cùng các ... |