Châu Á hào hứng ngắm nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ

Hàng triệu người dân Châu Á đang được chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ - một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú hiếm khi xảy ra. Sáng sớm nay, hiện tượng nhật thực toàn phần đã khiến một số nơi ở Ấn Độ và Trung Quốc chìm trong bóng tối.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Những hình ảnh được truyền hình trực tiếp cho thấy mặt trời đã hoàn toàn bị mặt trăng che lấp ở Taregna, một ngôi làng phía Đông Ấn Độ, lúc khoảng 6h24 (tức khoảng 07h54 sáng theo giờ Hà Nội). Theo các nhà khoa học, đây là nơi tốt nhất để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên thú vị này. Hiện tượng nhật thực toàn phần ở làng Taregna kéo dài trong khoảng 3 phút 48 giây.

Sau đó, từ Ấn Độ, nhật thực toàn phần chuyển dần về phía bắc và đông, sang Nepal, Myanmar, Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc và Thái Bình Dương. Hiện tượng nhật thực cũng sẽ diễn ra tại một số đảo ở phía Nam Nhật Bản và điểm cuối cùng có thể nhìn thấy hiện tượng đặc biệt này là ở đảo Nikumaroro và quốc gia Kiribati ở Nam Thái Bình Dương. Những nơi khác ở Châu Á sẽ chỉ được ngắm hiện tượng nhật thực một phần.

Hiện tượng nhật thực toàn phần kéo dài trong khoảng 6 phút, 39 giây này chỉ có thể được ngắm nhìn ở Châu Á.

Hàng ngàn nhà khoa học và những người yêu thích thiên nhiên đã đổ về làng Taregna – nơi được cho là có thể ngắm nhìn rõ nhất hiện tượng nhật thực toàn phần. "Sự thú vị và hiếm có của hiện tượng nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ đã thôi thúc chúng tôi đến Taregna. NASA đã tuyên bố đây là nơi lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng trọn vẹn sự kiện này," anh Michel Vancaster, một người yêu thích thiên văn học đến từ Bỉ, cho biết.

Trong khi đó, hàng ngàn người dân làng Taregna đã leo lên mái nhà hoặc đổ về những nơi đất trống để ngắm nhìn nhật thực toàn phần. Người dân ở những ngôi làng xung quanh đã đi bộ đến Taregna từ lúc 4h sáng.

Những hình ảnh truyền hình trực tiếp từ Ấn Độ còn cho thấy hàng ngàn người dân tập trung ở thành phố Kurukshetra để sẵn sàng ngâm mình xuống dòng sông ở đó khi hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra. Những người theo đạo Hindu của Ấn Độ tin rằng điều đó sẽ giúp họ tẩy rửa mọi tội lỗi.

Trong khi nhiều người hoan hỉ vì đã được chiêm ngưỡng trong một thời gian khá dài hiện tượng nhật thực toàn phần thì nhiều người ở các nơi khác của Ấn Độ lại thất vọng vì những đám mây dầy đặc đã không cho họ cơ hội được ngắm nhìn hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đó.

Tuy vậy, vẫn có hàng triệu người Ấn Độ trốn trong nhà vì sợ những câu chuyện hoang đường xung quanh hiện tượng này. Những phụ nữ mang bầu ở Ấn Độ được khuyên ở trong nhà vì người ta cho rằng nhật thực toàn phần sẽ gây hại cho đứa trẻ. 

"Mẹ tôi và dì tôi đã gọi điện bảo tôi phải ở trong phòng tối, kéo rèm cửa lại, nằm trên giường và cầu nguyện," cô Krati Jain, một nhân viên phần mềm đang mang bầu đứa con đầu tiên ở thủ đô New Delhi, cho hay. 

Thậm chí ở khu vực không thể nhìn thấy hiện tượng nhật thực toàn phần, phụ nữ mang bầu ở Ấn Độ cũng được khuyên nằm trong nhà. 

Ở bang Punjab, phía Bắc Ấn Độ, các quan chức đã ra lệnh đóng cửa trường học trong một giờ đồng hồ để tránh không cho trẻ chạy ra ngoài và nhìn lên mặt trời. Những người khác xem đây là một cơ hội làm ăn. Một công ty du lịch ở Ấn Độ đã tổ chức một chuyến bay để ngắm hiện tượng nhật thực toàn phần trên không và những chiếc ghế đối diện với mặt trời được bán với cái giá cao ngất ngưởng. 

Cơ hội đặc biệt

Không chỉ người dân háo hức đón xem nhật thực toàn phần mà các nhà khoa học cũng đổ xô đến Ấn Độ và Trung Quốc để đón chờ một cơ hội mà họ miêu tả là hết sức đặc biệt, phải chờ đợi vài trăm năm mới có.

Alphonse Sterling, một nhà vật lý học thiên thể của NASA đang theo dõi hiện tượng nhật thực ở Trung Quốc, cho biết các nhà khoa học hy vọng thu thập được các dữ liệu giúp họ giải thích các tia sáng mặt trời và các cấu trúc khác của mặt trời cũng như việc tại sao mặt trời lại phát ra những tia sáng đó. 

"Chúng ta sẽ phải đợi vài trăm năm nữa mới có một cơ hội khác để chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực toàn phần kéo dài lâu như thế. Vì vậy, đây là một cơ hội hết sức đặc biệt," Shao Zhenyi, một nhà thiên văn học ở Đài quan sát Thiên văn học Thượng Hải, Trung Quốc, cho hay. 

Tại ngôi làng Taregna của Ấn Độ, các nhà khoa học thậm chí còn đặt kính thiên văn và các thiết bị khác từ trước một ngày để có thể tận dụng tối đa cơ hội được chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ.

"Chúng tôi hy vọng sẽ có được nhiều sự quan sát quý giá về việc hình thành những hành tinh nhỏ xung quanh mặt trời," ông Pankaj Bhama, một nhà khoa học Ấn Độ, nói.

Một đoàn các nhà khoa học gồm 10 thành viên từ Viện Vật lý học thiên thể Ấn Độ ở Bangalore và Không quân Ấn Độ đã thực hiện một chuyến bay để quay phim về hiện tượng này. 

Trong khi đó, bà Lucie Green - một nhà khoa học người Anh chuyên nghiên cứu về mặt trời, đã đi tàu đến một khu vực gần đảo Iwo Jima của Nhật Bản. Đây được cho là nơi bóng của mặt trăng đến gần sát trái đất nhất. 

"Ánh nắng mặt trời có nhiệt độ là 2 triệu độ C nhưng chúng ta không thể giải thích tại sao nó lại nóng đến mức độ thế. Điều chúng tôi muốn tìm kiếm là sóng điện từ trong quầng sáng của mặt trời. Sóng điện từ có thể tạo ra nhiệt đốt nóng mặt trời. Điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu được thêm một phần về mặt trời," bà Green nói thêm. 

Với thời gian kéo dài 6 phút 39 giây, hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra trong sáng nay là dài nhất kể từ ngày 11/71991. Khi đó, nhật thực toàn phần kéo dài 6 phút, 53 giây và có thể nhìn thấy từ Hawaii đến Nam Mỹ. Sẽ không có thêm hiện tượng nhật thực toàn phần nào dài hơn lần này cho đến năm 2132.

Theo VnMedia

Đọc thêm

Mong muốn Viện TBI hỗ trợ Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế

Mong muốn Viện TBI hỗ trợ Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế

Chiều 16/4, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp ông Tony Blair, cựu Thủ tướng Anh, Chủ tịch điều hành Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu.
Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng lần thứ 5 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Tây Ban Nha

Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng lần thứ 5 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Tây Ban Nha

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Quốc vụ khanh về Ngoại giao và các vấn đề toàn cầu Tây Ban Nha Diego Martínez Belío trao đổi về ...
Phong tỏa tài sản của nữ diễn viên Trung Quốc Triệu Vy

Phong tỏa tài sản của nữ diễn viên Trung Quốc Triệu Vy

Tài sản của diễn viên Trung Quốc Triệu Vy, thuộc công ty cổ phần Hợp Bảo, bị phong tỏa giữa lúc tin đồn cô chuẩn bị tái xuất được lan ...
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Quốc vụ khanh Tây Ban Nha Diego Martinez Belío

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Quốc vụ khanh Tây Ban Nha Diego Martinez Belío

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy hợp tác với Tây Ban Nha, đối tác chiến lược đầu ...
Nhận định, soi kèo Barcelona vs PSG, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo Barcelona vs PSG, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Barcelona vs PSG tại vòng tứ kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4.
Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng hủy bỏ các biện pháp đối phó Nga liên quan Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong ngày cuối cùng nhà lãnh đạo quốc gia châu Âu thăm Bắc Kinh.
Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel trong tuần này, sau nhiều tháng trì hoãn.
Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên thể hiện quan điểm về tình hình khu vực, thế giới.
Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Tổng thống Mỹ khẳng định, quan hệ đối tác giữa nước này và Iraq có ý nghĩa then chốt với cả hai bên, với Trung Đông và thế giới.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động