Châu Âu “đau đầu” trước bài toán hồi hương tay súng IS

Vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi các quốc gia châu Âu (đặc biệt là Anh, Pháp và Đức) cần cho hồi hương những công dân của nước mình bị giam giữ tại Syria sau khi gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tuy nhiên, dường như các quốc gia này vẫn "chưa thống nhất" được quan điểm về việc có cho phép số người này hồi hương hay không.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20190219191502 ​Đức: Yêu cầu của ông Trump liên quan tới việc tiếp nhận lại các tay súng IS rất khó thực hiện
tin nhap 20190219191502 Nhóm thánh chiến Boko Haram chiếm giữ thị trấn ở Đông Bắc Nigeria

Ông Donald Trump đã tuyên bố rằng: "Không có lựa chọn nào khác, bởi chúng tôi sẽ buộc phải thả chúng ra". Trong khi đó, đại diện của chính quyền vùng Đông Bắc Syria nơi đang giam giữ những tay súng thánh chiến nước ngoài kể trên cũng cảnh báo rằng những phần tử này là những "quả bom hẹn giờ", đồng thời kêu gọi những quốc gia châu Âu có liên quan phải cùng "gánh vác trách nhiệm".

tin nhap 20190219191502
Bộ trưởng Tư pháp Pháp Nicole Belloubet. (Nguồn: AFP)

Pháp “bảo lưu” chính sách hồi hương

Phản ứng trước lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Bộ trưởng Tư pháp của Pháp Nicole Belloubet khẳng định cho đến nay Paris chưa có chính sách mới đối với việc hồi hương những công dân Pháp gia nhập IS ở Syria mà vẫn thực hiện hồi hương "từng trường hợp một". Theo các nguồn tin của Pháp, hiện có trên 150 công dân nước này, trong đó khoảng 50 người trưởng thành đã bị Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) bắt hoặc giam giữ ở Đông Bắc Syria. Ban đầu rất miễn cưỡng khi thấy những tay súng thánh chiến này trở lại lãnh thổ Pháp, Paris tỏ ra khá cứng rắn trong các tuyên bố liên quan từ nhiều tuần qua, song đến nay, nước này đã dần dần mở đường cho việc "hồi hương nhỏ giọt" những công dân của mình.

Anh phớt lờ sức ép từ Mỹ

Về phần mình, Anh đã thẳng thừng từ chối bất chấp mọi áp lực từ phía Mỹ. London cho rằng những chiến binh nước ngoài của tổ chức IS nên được xét xử ở nơi các tội ác đã được thực hiện. "Các chiến binh nước ngoài nên được đưa ra công lý theo quy trình pháp lý phù hợp trong khu vực tài phán phù hợp nhất. Khi có thể, nó sẽ diễn ra ở khu vực xảy ra tội ác", Người phát ngôn của Thủ tướng Anh nói.

tin nhap 20190219191502
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas. (Nguồn: AP)

Đức công nhận "quyền cơ bản" của công dân

Đức khẳng định những công dân nước này từng đứng trong hàng ngũ IS ở Syria có quyền trở về quê hương của họ. "Tất cả công dân Đức, bao gồm cả những người bị nghi ngờ là thành viên của IS, có quyền cơ bản để trở về Đức", Người phát ngôn Bộ nội vụ Đức cho biết. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas lại cho rằng để tổ chức một cuộc hồi hương ở giai đoạn hiện nay là việc làm "cực kỳ khó khăn". Theo ông Maas, việc hồi hương sẽ chỉ có thể được thực hiện nếu chính quyền Đức có thể đảm bảo rằng những người này sẽ được đưa ra xét xử ngay lập tức và phải bị giam giữ.

Áo lấy làm tiếc, Thụy Điển từ chối

Mặc dù có tới 30 công dân tham gia lực lượng thánh chiến của IS ở Syria, nhưng Áo lại “phân trần” về những khó khăn thực tế trong việc hồi hương theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thụy Điển cũng có khoảng 100 công dân tham gia IS song cũng không muốn "đón" họ trở lại nơi "chôn nhau cắt rốn". "Những công dân Thụy Điển tham gia tổ chức IS đã gây ra tội ác trước tiên phải được phán xét tại các quốc gia nơi họ đang ở", Bộ trưởng Nội vụ Thụy Điển Mikael Damberg tuyên bố. Một thực tế là Thụy Điển hiện chưa có cơ sở pháp lý chặt chẽ trong việc xét xử các phần tử khủng bố nên nếu cho hồi hương những công dân tham gia IS thì tòa án nước này cũng không có căn cứ để xét xử.

tin nhap 20190219191502
Số phận của hàng trăm tay súng IS đang bị giam giữ tại Syria là bài toán khó cho EU. (Nguồn: Reuters)

EU bế tắc về giải pháp

Phát biểu ngay sau cuộc họp bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels về tình hình ở Syria, người đứng đầu cơ quan ngoại giao châu Âu, Federica Mogherini cho biết, đến nay vẫn chưa có quyết định nào ở cấp độ của EU và vấn đề này thuộc thẩm quyền chính phủ của từng quốc gia thành viên.

Câu hỏi đặt ra là số phận của hàng trăm tay súng thánh chiến châu Âu từng chiến đấu ở Syria trong hàng ngũ của tổ chức IS đang bị giam giữ tại đây sẽ ra sao? Đây sẽ là một vấn đề lớn đối với một số quốc gia châu Âu khi Mỹ rút quân khỏi Syria. Rõ ràng nhiều rủi ro đang rình rập không chỉ với châu Âu mà là cả thế giới một khi các phần tử này trốn thoát trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào lãnh thổ Syria.

tin nhap 20190219191502
Libya tuyên bố tình trạng báo động cao sau tấn công đẫm máu của IS

Ngày 23/8, Chính phủ Libya được Liên hợp quốc (LHQ) ủng hộ đã tuyên bố tình trạng báo động cao trên toàn quốc ngay sau ...

tin nhap 20190219191502
​LHQ: Vẫn còn hàng chục nghìn tay súng IS ở Iraq và Syria

Theo một báo cáo do LHQ công bố hôm 13/8, hiện vẫn còn khoảng 20.000-30.000 tay súng của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự ...

tin nhap 20190219191502
Afghanistan: Không kích tiêu diệt 19 tay súng IS

Bộ Quốc phòng Afghanistan ngày 27/5 cho biết ít nhất 19 phiến quân thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, trong đó ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động