Châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm sông hồ trầm trọng, đe doạ an ninh nguồn nước. (Nguồn: AP) |
Theo Chỉ thị khung về nước (WFD) của EU, vào năm 2017, các nước thành viên EU phải đảm bảo tất cả nguồn nước đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, hiện chỉ có 37% sông, hồ đạt tiêu chuẩn sinh thái, hơn 2/3 nguồn nước bị ô nhiễm hóa chất nghiêm trọng và gần 1/4 nguồn nước ngầm không đạt chuẩn về chất lượng. Nguyên nhân chính đến từ hợp chất nitrat và thuốc trừ sâu đến từ các hoạt động nông nghiệp.
Tháng 8/2024, sau khi Ủy ban châu Âu (EC) tạm dừng sáng kiến phục hồi nguồn nước, EEA cảnh báo châu Âu đang phải đối mặt với "những thách thức an ninh nguồn nước nghiêm trọng", ảnh hưởng đến 20% lãnh thổ và 30% dân số.
Bà Sara Johansson, chuyên gia phòng chống ô nhiễm nước tại EEA, cho rằng thực tế còn tồi tệ hơn những con số thống kê này.
“Chúng ta mới chỉ đánh giá tình hình dựa trên một lượng hạn chế các chất gây ô nhiễm", bà Johansson khẳng định.
Tin liên quan |
Nhiều người dân Cameroon đối mặt với tình trạng không quốc tịch do thiếu giấy khai sinh |
Nối tiếp đánh giá nguồn nước năm 2019, báo cáo ngày 15/10 của EEA cho thấy tiến độ cải thiện nguồn nước của các quốc gia châu Âu diễn ra rất chậm. Trước tình hình này, các tổ chức môi trường đã kêu gọi EU phải đảm bảo thực thi luật pháp hiện hành, bao gồm cả Luật phục hồi thiên nhiên.
Theo ông Andras Krolopp, Giám đốc bộ phận chính sách đa dạng sinh học tại Tổ chức bảo tồn thiên nhiên châu Âu, “việc khôi phục ít nhất 25.000 km sông về trạng thái tự nhiên không chỉ là yêu cầu về môi trường, mà còn là cam kết về đa dạng sinh học và tương lai của nhân loại". Để đạt được mục tiêu này, EU đã cam kết làm theo Công ước đa dạng sinh học và Luật phục hồi thiên nhiên.
Song song với vấn đề ô nhiễm, ngành công nghiệp nước châu Âu cũng đang đối mặt với thách thức lớn về khoản đầu tư khổng lồ để giải quyết vấn đề khan hiếm nước do biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu công bố ngày 14/10 của Water Europe, cần phải đầu tư tới 255 tỷ Eeuro trong 6 năm tới để đảm bảo thành viên EU tuân thủ các quy định của liên minh.
Ông Durk Krol, Giám đốc Water Europe, khẳng định khoản đầu tư này là cần thiết để EU hướng tới các mục tiêu công nghiệp và Thỏa thuận Xanh.
“Chúng tôi hướng tới mục tiêu đảm bảo nguồn nước cho thiên nhiên, phục vụ các hoạt động kinh tế và xây dựng một xã hội sử dụng nước thông minh", ông Krol chia sẻ.
Ngoài ra, 13 công ty lớn trong ngành công nghiệp nước, bao gồm Siemens, Suez và Veolia, cũng kêu gọi EU áp dụng công nghệ số để cải thiện quản lý nguồn nước. Các ông lớn này cho rằng, việc thiếu các dữ liệu đáng tin cậy đang cản trở quy trình thực hiện WFD cùng các chương trình hành động cụ thể khác.
Trước tình hình cấp bách này, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đã giao bà Jessica Roswall, Ủy viên phụ trách môi trường, hoàn thiện chiến lược phục hồi nguồn nước.
Chiến lược này sẽ tập trung vào vấn đề sử dụng nước hiệu quả, giải quyết tình trạng khan hiếm và ô nhiễm, đồng thời thúc đẩy đổi mới trong ngành công nghiệp nước, phát triển công nghệ sạch, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, đưa ra đề xuất số hóa trong quản lý nguồn nước.
| Biến đổi khí hậu: Nghề thu mật ong truyền thống lâu đời ở Nepal bị đe doạ Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến sự phát triển về số lượng và nguồn thức ăn của loài ong, gián tiếp khiến những ... |
| Meta có thể đối mặt với án phạt hàng tỷ USD tại châu Âu Meta - công ty mẹ của Facebook đang phải đối mặt với án phạt hàng tỷ USD sau khi bị Liên minh châu Âu cáo ... |
| Nhật Bản đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học trầm trọng Số lượng người cao tuổi ở Nhật Bản chạm mức kỷ lục 36,25 triệu người, chiếm gần 1/3 dân số. |
| Giá cà phê hôm nay 22/9/2024: Giá cà phê trong nước mất 4.000 đồng, vấn đề nguồn cung trầm trọng hơn, giá sẽ còn tăng? Tình hình thiếu nguồn cung vẫn chưa được giải quyết, thậm chí trầm trọng hơn khi biến đổi khí hậu vẫn đang tác động mạnh ... |