Châu Âu ‘khát’ khí đốt khi Nga khóa nguồn cung, ‘cuộc chiến’ LNG toàn cầu khốc liệt bắt đầu, phép màu có đến?

Chu An
Kể từ khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine, lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng EU nhập tăng khoảng 60%, đặc biệt từ Mỹ. Những biến động lớn về năng lượng đang cho thấy thực tế rằng, “cuộc chiến” toàn cầu về nhiên liệu này đã bắt đầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
‘Cuộc chiến’ khí hóa lỏng toàn cầu khi mùa Đông đến gần
Sau xung đột Nga-Ukraine, lượng khí đốt LNG châu Âu nhập từ Mỹ tăng mạnh. Trong ảnh: Cơ sở LNG Cameron ở bang Louisiana, Mỹ. (Nguồn: Sempra Infrastructure)

Báo Le Monde (Pháp) mới đây có bài viết Khi mùa Đông đến gần, cuộc chiến toàn cầu về khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) bắt đầu, trong đó cho rằng, LNG được vận chuyển bằng đường biển có thể giúp châu Âu thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào khí đốt Nga và vượt qua mùa Đông giá lạnh.

Nhưng khi sự chuyển hướng của châu Âu đã trở thành chiến lược, các nước sẽ phải cạnh tranh nhau để có nguồn tài nguyên hữu hạn này.

Châu Âu chấp nhận trả giá cao để có hàng

Theo bài báo, kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng nổ, các tàu chở LNG đã xuất hiện nhiều hơn trên các bờ biển của châu Âu.

Những con tàu chở LNG, hay còn gọi là nhà máy nổi với những bồn chứa lạnh lớn được dùng để vận chuyển khí đốt trên một quãng đường dài, vốn quen các tuyến đường biển đến châu Á, giờ đây bắt đầu chuyển hướng đến châu Âu, nơi đang rất “khát” khí đốt sau khi bị Nga khóa gần như tất cả nguồn cung.

Theo những thống kê sơ bộ, kể từ khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine, lượng LNG mà Liên minh châu Âu (EU) nhập khẩu đã tăng khoảng 60%, đặc biệt từ Mỹ. Những biến động lớn về năng lượng này đang cho thấy một thực tế rằng, “cuộc chiến” toàn cầu về LNG đã bắt đầu.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/9): GDP Nga sụt giảm ít hơn dự báo, Fed-ECB quyết ‘cắt rễ’ lạm phát, Đức ‘sống khỏe’, không cần khí đốt Moscow Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/9): GDP Nga sụt giảm ít hơn dự báo, Fed-ECB quyết ‘cắt rễ’ lạm phát, Đức ‘sống khỏe’, không cần khí đốt Moscow

Giáo sư Thierry Bros, một chuyên gia về năng lượng thuộc cơ quan nghiên cứu Sciences Po, cho biết: "Sau thảm kịch hạt nhân Fukushima năm 2011, LNG đã làm giảm nhẹ cú sốc. Châu Âu sau đó đã chở khí đốt hóa lỏng đến Nhật Bản và sử dụng khí đốt nhập khẩu từ Nga để thay thế.

Và bây giờ, đang có một tiến trình đảo ngược. Nếu châu Âu có thể bổ sung lượng khí đốt dự trữ nhanh như hiện nay thì đó chính là nhờ lượng LNG được chuyển hướng khỏi châu Á.

Để có được kết quả này, châu Âu đã chấp nhận trả một cái giá cao hơn, thậm chí bất chấp việc gây ra tình trạng ‘mất điện’ ở các nơi khác, chẳng hạn như Ấn Độ và Pakistan".

Khi mùa Đông đến gần, các nước châu Á cũng cần bổ sung kho dự trữ quốc gia và chắc chắn điều này sẽ làm cho cuộc chạy đua quốc tế trở nên gay cấn hơn. Hàn Quốc, nơi buộc phải bơm đầy 90% kho dự trữ vào cuối tháng 10 theo luật định, sẽ phải nhập khẩu nhiều hơn.

Về phần mình, Nhật Bản là nước "hay lo xa", đã bơm đầy trên mức trung bình trong suốt 5 năm qua. Nhưng còn nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc thì sao?

Theo Vincent Demoury, tổng đại diện của Nhóm các nhà nhập khẩu LNG quốc tế, thì "đó là một ẩn số lớn, bởi mọi thứ sẽ phụ thuộc vào thời tiết mùa Đông có ôn hòa hay không, cũng như vào tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền công nghiệp".

Ngoài ra, điều này cũng phụ thuộc vào hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than. "Không loại trừ trường hợp khi giá cả có lợi, Trung Quốc sẽ quyết định hạn chế sử dụng các nhà máy nhiệt điện than để nhập khí đốt từ Trung Á và Nga như đã làm trong những tháng qua", ông Demoury nhận định.

Bởi nếu như Mỹ đã xuất khẩu nhiều khí đốt hơn, chủ yếu lấy từ nguồn khí đá phiến, thì quốc gia hưởng lợi thực sự trong cuộc khủng hoảng này chắc chắn sẽ là Trung Quốc.

Nước này có thể bán lại cho châu Âu - với một mức giá cao ngất ngưởng - một phần khối lượng LNG mà họ mua được theo hợp đồng dài hạn.

Chờ đợi LNG mang đến sự màu nhiệm?

Các nguồn cung góp phần giúp châu Âu thoát khỏi sự ràng buộc của Nga này đã "chắp cánh" cho người châu Âu. Bằng chứng là các dự án cơ sở hạ tầng mà EU đang xây dựng xuất hiện khắp nơi. Điều này diễn ra bất chấp nguy cơ châu Âu phải dấn thân vào một chiến lược khí hậu tốn kém hơn nhiều.

Bởi vì việc khí hóa lỏng, tiếp theo là quá trình vận chuyển khí đốt, tiêu tốn nhiều năng lượng hơn và do đó tạo ra nhiều khí thải CO2 hơn so với vận chuyển bằng đường ống. LNG cũng thường có nguồn gốc từ khí đá phiến như đang được thấy tại Mỹ.

‘Cuộc chiến’ khí hóa lỏng toàn cầu khi mùa Đông đến gần
Mỹ cung cấp lô LNG đầu tiên cho Bulgaria. (Nguồn: Getty Iamges)

Riêng tại Đức, nền kinh tế đầu tàu EU từng phụ thuộc hoàn toàn vào việc nhập khẩu thông qua hệ thống đường ống dẫn, đã có 6 dự án trạm khí đốt nổi được lên kế hoạch xây dựng. Tây Ban Nha cũng đã có không dưới 6 trạm nhập khẩu LNG, trong khi một trạm thứ 7 ở Gijon cũng sẽ sớm đi vào hoạt động.

Về phần mình, Pháp đã có 4 trạm đang hoạt động và dự kiến sẽ đưa trạm thứ 5 ở Le Havre (Seine-Maritime) vào vận hành trong năm 2023. Căng thẳng khí đốt với Nga đang mang lại cho LNG một vai trò đặc biệt quan trọng tại châu Âu trong khuôn khổ đoàn kết khối.

Trong khi đó cho đến nay, Đức vẫn nước chưa có bất cứ trạm LNG lớn nào.

Liệu những cơ sở hạ tầng mới này có tìm được đủ nguồn cung để thay đổi tình hình tại châu Âu?

Theo chuyên gia Thierry Bros, cho đến nay, LNG đã giúp châu Âu thay thế phần lớn khí đốt nhập khẩu của Nga. Tuy nhiên, việc thay thế 10% còn lại sẽ không hề đơn giản do sự cạnh tranh của châu Á và do thiếu sản lượng bổ sung.

Các dự án quan trọng, chẳng hạn như LNG Canada (Shell) hoặc North Field East (Qatar), sẽ chỉ đi vào hoạt động sau năm 2024.

Tổng đại diện Vincent Demoury cho biết, một vài dự án khác cũng có thể đóng góp thêm cho nguồn cung tới châu Âu, trong đó có nhà máy nổi Coral South ở Mozambique của tập đoàn Eni, Grand Tortue ở Mauritania của BP, hoặc một dự án khác ở Cộng hòa Congo cũng của Eni.

Tuy nhiên, ngoài những dự án quy mô nhỏ này, nguồn sản xuất bổ sung hầu như sẽ không đáng kể trong vòng hai năm tới.

Thêm vào đó là những nguy cơ tiềm ẩn trong toàn bộ chuỗi sản xuất. Vụ hỏa hoạn hồi tháng 6 tại trạm Freeport LNG ở Texas, một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất sang châu Âu, đã cho thấy hậu quả lớn thế nào.

Ngoài ra, còn phải kể đến đội tàu vận chuyển LNG ngày càng yếu, hoặc do chi phí tăng cao, hoặc do một số tàu bị loại bỏ vì không còn đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường.

Những thực tế này cho thấy một điều rằng, khi nói đến vấn đề năng lượng hiện nay, ngay cả đối với lĩnh vực LNG, cũng không phải là điều gì quá màu nhiệm.

Nếu xung đột Nga-Ukraine kết thúc trong năm 2022, giá dầu 'chảy' theo kịch bản nào?

Nếu xung đột Nga-Ukraine kết thúc trong năm 2022, giá dầu 'chảy' theo kịch bản nào?

Trong bối cảnh có diễn biến mới trong khủng hoảng Nga-Ukraine, câu hỏi được đặt ra là, cuộc xung đột kết thúc sớm hơn dự ...

Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/9): GDP Nga sụt giảm ít hơn dự báo, Fed-ECB quyết ‘cắt rễ’ lạm phát, Đức ‘sống khỏe’, không cần khí đốt Moscow

Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/9): GDP Nga sụt giảm ít hơn dự báo, Fed-ECB quyết ‘cắt rễ’ lạm phát, Đức ‘sống khỏe’, không cần khí đốt Moscow

Suy thoái kinh tế toàn cầu có thể kéo dài sang năm 2023, cộng đồng quốc tế chung tay ứng phó khủng hoảng lương thực, ...

Nga-EU: Khi người ta tranh cãi về tính chất ‘con dao 2 lưỡi’ của đòn trừng phạt

Nga-EU: Khi người ta tranh cãi về tính chất ‘con dao 2 lưỡi’ của đòn trừng phạt

Tổng thống Nga Putin cảnh báo, thay vì mang lại hiệu quả mà phương Tây mong muốn, các lệnh trừng phạt đang làm xói mòn ...

Xung đột Nga-Ukraine đẩy kinh tế thế giới đứng trước 'bờ vực thẳm', triển vọng phục hồi mịt mờ

Xung đột Nga-Ukraine đẩy kinh tế thế giới đứng trước 'bờ vực thẳm', triển vọng phục hồi mịt mờ

Cuộc xung đột Nga-Ukraine và những hậu quả đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, giá năng lượng và giá lương thực đang làm thui ...

Kinh tế Nga có ‘khô héo’ khi lợi thế ‘quả đấm thép’ năng lượng mờ dần?

Kinh tế Nga có ‘khô héo’ khi lợi thế ‘quả đấm thép’ năng lượng mờ dần?

Giới chuyên gia nhận định, việc Nga “phản đòn” các lệnh trừng phạt đang làm suy yếu nền kinh tế Nga và sẽ phá hủy ...

(theo Le Monde, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4 ghi nhận đồng USD tăng sau khi một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ được công bố.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

Tin không vui đến với đội tuyển U23 Việt Nam khi Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nặng và nhiều khả năng sẽ chia tay giải bóng đá U23 ...
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Chiến thắng 1-0 ở trận lượt về là không đủ giúp Liverpool đi tiếp tại Europa League 2023/24.
Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

ASEAN cần nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và hợp tác để bất kể môi trường nào đều thể làm tốt hơn cho người dân của mình.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Ngày 17/4, Bắc Ninh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới & Đề án thí điểm OCOP du lịch.
Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, giá dầu giảm hơn 3%, chịu áp lực bởi tồn kho thương mại của Mỹ tăng, kinh tế Trung Quốc.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động