Phương Tây ra đòn với năng lượng Nga, Moscow vẫn thu lợi nhuận cao ngất ngưởng, khách hàng lớn châu Á ‘vô tình hay hữu ý’?

Hải An
Trong khi châu Âu gặp khó khăn trong việc xoay trục khỏi khí đốt Nga do hạn chế của cơ sở hạ tầng đường ống hiện có, Moscow lại thành công hơn trong việc duy trì và tăng doanh số bán dầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Châu Âu ra đòn với năng lượng, Nga vẫn thu lợi nhuận cao ngất ngưởng, khách hàng lớn châu Á ‘vô tình hay hữu ý’? (Nguồn: Reuters)
Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine (tháng 2/2022), EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow, làm tê liệt hệ thống tài chính và cấm nhập khẩu nhiều hàng hóa của nước này. (Nguồn: Reuters)

Ấn Độ, Trung Quốc chỉ đang tận dụng cơ hội

Theo thống kê, số lượng dầu Ấn Độ và Trung Quốc mua của Moscow đã bù đắp phần lớn sự sụt giảm trong các chuyến hàng từ Nga đến châu Âu.

Một phân tích của Financial Times về dữ liệu thống kê của hải quan Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy, trong quý II/2022, lượng dầu các quốc gia châu Á này nhập từ Nga tăng 11 triệu tấn so với quý đầu tiên, với kim ngạch tăng 9 tỷ USD.

Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine (tháng 2/2022), Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh, Canada và Nhật Bản đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow, làm tê liệt hệ thống tài chính và cấm nhập khẩu nhiều hàng hóa của nước này.

Nhưng các khách hàng ở Trung Quốc và Ấn Độ, những quốc gia đông dân nhất thế giới, vẫn tiếp tục mua dầu và nhiều mặt hàng khác, như than đá và phân bón, của Nga.

Trung Quốc, vốn là một khách hàng quan trọng đối với dầu thô của Nga trước xung đột ở Ukraine, đã mua 2 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2022, tăng 0,2-0,4 triệu thùng/ngày so với tháng 1 và tháng 2 năm nay.

Bằng chứng về việc gia tăng các lô hàng đến Ấn Độ và Trung Quốc diễn ra vào thời điểm Mỹ đang thúc đẩy các nhà nhập khẩu dầu của Nga, bao gồm cả New Delhi, tham gia Hội nghị Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) để ủng hộ việc nhóm này áp giá trần với dầu của Moscow.

Alexander Gabuev, thành viên cấp cao tại tổ chức tư vấn Carnegie Endowment for International Peace có trụ sở tại Mỹ, cho biết, Ấn Độ và Trung Quốc đang “tận dụng các cơ hội trên thị trường”.

Chuyên gia này nói: “Đó không phải là do các nước châu Á muốn giúp Nga. Nhưng thực tế, việc này tạo ra dòng tiền giúp Điện Kremlin trong bối cảnh sụt giảm doanh thu xuất khẩu sang châu Âu”.

Các cảng và nhà máy lọc dầu ven biển của Ấn Độ nằm trong tầm tiếp cận dễ dàng với các tuyến đường vận chuyển từ các quốc gia xuất khẩu dầu gần Nga hơn nhiều, bao gồm Saudi Arabia, Iraq và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Ông Biswajit Dhar, Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và lập kế hoạch tại Đại học Jawaharlal Nehru (New Delhi, Ấn Độ), cho biết: “Quan điểm của tôi về việc Ấn Độ tăng lượng dầu nhập khẩu từ Nga đó là do hiệu quả kinh tế. Trong tình hình áp lực lạm phát và tình trạng thiếu phân bón đang làm đảo lộn mọi tính toán, nguồn cung cấp của Moscow rất hữu ích”.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (2-8/9): Kinh tế Nga ‘đã tốt lên’, ông Putin dọa cúp hoàn toàn dầu và khí đốt cho châu Âu, chưa nới được ‘nút thắt’ Mỹ-Trung Kinh tế thế giới nổi bật (2-8/9): Kinh tế Nga ‘đã tốt lên’, ông Putin dọa cúp hoàn toàn dầu và khí đốt cho châu Âu, chưa nới được ‘nút thắt’ Mỹ-Trung

Giáo sư Dhar cho biết "yếu tố quan trọng" trong việc mua hàng của Ấn Độ là sự trung lập của nước này đối với xung đột ở Ukraine. Nga cũng là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của New Delhi.

Trong khi thông tin về thị trường nhập khẩu dầu của Ấn Độ không rõ ràng, các nhà phân tích cho biết, họ tin rằng nước này cũng đang tận dụng chiết khấu giá từ Nga.

Kể từ xung đột ở Ukraine, dầu của Nga đã được giảm giá tới 30 USD/thùng so với dầu thô Brent. Tuy nhiên, tổng doanh thu Moscow nhận được từ nhiên liệu này vẫn cao hơn so với năm 2021 do giá toàn cầu đã tăng quá mạnh trong năm.

Dữ liệu của hải quan Trung Quốc cũng cho thấy, giá dầu nước này nhập từ Nga gần bằng với giá thời điểm trước xung đột. Tuy nhiên, do giá dầu toàn cầu tăng mạnh trong thời gian từ tháng 2 đến nay, các số liệu ngụ ý rằng, giá dầu mua bán giữa hai nước thấp hơn giá thị trường.

Theo đó, trong quý II/2022, Trung Quốc nhập khẩu dầu thô từ Saudi Arabia, Iraq và Oman (những nguồn cung cấp dầu thô hàng đầu của Bắc Kinh, bên cạnh Nga) với giá 800 USD/tấn, trong khi con số này nếu mua hàng của Nga vẫn chỉ ở mức 700 USD/tấn.

Theo số liệu thống kê, Ấn Độ thậm chí còn được giảm giá khi mua hàng từ Nga so với thời kỳ trước xung đột. Dầu xuất khẩu từ Nga sang Ấn Độ có giá trung bình 790 USD/tấn trong quý đầu tiên nhưng đã giảm xuống còn 740 USD/tấn trong quý thứ hai. Trong khi đó, giá nhập khẩu dầu từ các nguồn cung khác ngoài Nga lại tăng.

Nga kiếm bộn tiền đến khi nào?

Ông Neil Crosby, nhà phân tích cấp cao của công ty nghiên cứu thị trường dầu mỏ OilX tại Vienna, Áo cho biết: “Mặc dù chúng tôi không biết con số chính xác, nhưng dường như xuất khẩu dầu của Nga đang giảm giá đáng kể”.

Công ty dầu Tatneft của Nga. (Nguồn: Tatneft.ru)
Nửa đầu năm 2022, lợi nhuận tại Tatneft, một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga, tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái. (Nguồn: Tatneft.ru)

Bà Elina Ribakova, nhà kinh tế tại Viện Tài chính quốc tế (Institute for International Finance) có trụ sở ở Mỹ, cho biết, bất chấp việc giảm giá, các công ty dầu mỏ của Nga vẫn có thể kiếm được lợi nhuận cao ngất ngưởng.

Nửa đầu năm 2022, lợi nhuận tại Tatneft, một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga, đã tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái.

Phát biểu tại một diễn đàn kinh tế hôm 7/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, nước này sẽ không gặp vấn đề gì khi bán năng lượng cho các khách hàng không phải là phương Tây.

Trong khi châu Âu gặp nhiều khó khăn trong việc xoay trục khỏi nguồn cung khí đốt Nga do cơ sở hạ tầng đường ống hiện còn nhiều hạn chế, Moscow vẫn thành công trong việc duy trì doanh số bán dầu.

Tổng thống Nga nói: “Nhu cầu (về khí đốt) rất lớn trên thị trường thế giới nên chúng tôi không gặp vấn đề gì khi bán hàng”.

Khẳng định Moscow sẽ từ bỏ các hợp đồng năng lượng và cắt nguồn cung nếu G7 áp giá trần đối với dầu Nga, đồng thời cảnh báo phương Tây sẽ bị "đóng băng", nhà lãnh đạo Nga nói: “Chúng tôi sẽ không cung cấp khí đốt, dầu mỏ, than đá… chúng tôi sẽ không cung cấp bất cứ thứ gì”.

Tuy nhiên, nhà kinh tế Ribakova cho biết: “Các nhà chức trách của Nga hiện có thể đang cười, nhưng họ sẽ trở nên phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc và Ấn Độ để xuất khẩu năng lượng khi châu Âu xoay trục khỏi khí đốt của Nga trong một đến hai năm tới.

Đây là lý do tại sao Nga đang sử dụng đòn bẩy của mình, vì họ sớm biết rằng, nó sẽ không còn hiệu quả trong các cuộc chiến năng lượng nữa”.

Kinh tế thế giới nổi bật (2-8/9): Kinh tế Nga ‘đã tốt lên’, ông Putin dọa cúp hoàn toàn dầu và khí đốt cho châu Âu, chưa nới được ‘nút thắt’ Mỹ-Trung

Kinh tế thế giới nổi bật (2-8/9): Kinh tế Nga ‘đã tốt lên’, ông Putin dọa cúp hoàn toàn dầu và khí đốt cho châu Âu, chưa nới được ‘nút thắt’ Mỹ-Trung

Mỹ giữ nguyên mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, Nga lạc quan, Tổng thống Nga Putin dọa cắt hoàn toàn nguồn cung dầu ...

Vụ dầu Nga bị áp trần giá: Czech nói đề xuất 'viển vông', Tổng thống Putin tuyên bố sẽ đáp trả

Vụ dầu Nga bị áp trần giá: Czech nói đề xuất 'viển vông', Tổng thống Putin tuyên bố sẽ đáp trả

Ngày 7/9, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt và dầu mỏ nếu giới hạn giá được áp dụng ...

Khi Nga dùng khí đốt làm 'đinh vít' thắt chặt vị thế địa chính trị, trừng phạt vẫn là ‘cơn gió ngược’ với châu Âu?

Khi Nga dùng khí đốt làm 'đinh vít' thắt chặt vị thế địa chính trị, trừng phạt vẫn là ‘cơn gió ngược’ với châu Âu?

Bất kể động cơ và thực tế của “trò chơi” trừng phạt Nga-EU là gì, việc Gazprom dừng hoạt động vô thời hạn đường ống ...

Gazprom: Trạm nén của Dòng chảy phương Bắc 1 đưa khí đốt sang Đức không đảm bảo an toàn

Gazprom: Trạm nén của Dòng chảy phương Bắc 1 đưa khí đốt sang Đức không đảm bảo an toàn

Trong khi Gazprom ngừng vô thời hạn hoạt động của Dòng chảy phương Bắc 1, Nga cũng cho biết sẽ giảm mạnh sản lượng khai ...

Ảnh ấn tượng tuần (29/8-4/9): Ukraine khai hỏa pháo tự hành 2S7-Pion, Tổng thống Mỹ Biden ra ‘đòn’ trước thềm bầu cử, tưởng nhớ Công nương Diana

Ảnh ấn tượng tuần (29/8-4/9): Ukraine khai hỏa pháo tự hành 2S7-Pion, Tổng thống Mỹ Biden ra ‘đòn’ trước thềm bầu cử, tưởng nhớ Công nương Diana

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Mỹ Biden lên án một bộ phận dân chúng ủng hộ người tiền nhiệm Donald Trump, lũ lụt kinh hoàng ...

(theo FT)

Xem nhiều

Đọc thêm

Điều gì đang diễn ra trên chính trường của 2 'anh cả' EU?

Điều gì đang diễn ra trên chính trường của 2 'anh cả' EU?

Cả Đức và Pháp, hai 'đầu tàu' của Liên minh châu Âu (EU), đều đang có những bất ổn chính trị có nguy cơ dẫn đến sự thay đổi chính ...
Hành trình hạnh phúc qua ống kính tại Happy Vietnam 2024

Hành trình hạnh phúc qua ống kính tại Happy Vietnam 2024

Ngày 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video ...
Phan Minh Huyền 'đốn tim' fan bởi vóc dáng gợi cảm

Phan Minh Huyền 'đốn tim' fan bởi vóc dáng gợi cảm

Diễn viên Phan Minh Huyền chuộng phong cách trang điểm ngọt ngào với tông tươi sáng, nhấn vào đôi mắt to tròn và cặp môi căng mọng.
Nga kiên quyết giữ 'bản lề' trong giải quyết vấn đề Ukraine, vẫn đang chờ đợi ông Trump

Nga kiên quyết giữ 'bản lề' trong giải quyết vấn đề Ukraine, vẫn đang chờ đợi ông Trump

Nga khẳng định sẵn sàng đàm phán với Mỹ về Ukraine cũng như xem xét các đề xuất từ Washington, song Moscow chưa nhận được bất kỳ kịch bản nào.
Nhiều tình tiết mới vụ thiết quân luật Hàn Quốc: Toàn bộ nội các phản đối, cuộc gọi ra mật lệnh của Tổng thống và quyết định bất tuân

Nhiều tình tiết mới vụ thiết quân luật Hàn Quốc: Toàn bộ nội các phản đối, cuộc gọi ra mật lệnh của Tổng thống và quyết định bất tuân

Hàn Quốc đang rốt ráo điều tra vụ việc Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật hôm 3/12.
Điểm tin thế giới sáng 12/12: Bộ trưởng Afghanistan thiệt mạng, Hàn Quốc tìm cách bắt giữ Tổng thống, khủng bố tại Niger

Điểm tin thế giới sáng 12/12: Bộ trưởng Afghanistan thiệt mạng, Hàn Quốc tìm cách bắt giữ Tổng thống, khủng bố tại Niger

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 12/12.
Giá tiêu hôm nay 12/12/2024: Xuất khẩu tiêu Việt Nam giảm về lượng, tăng về giá trị, người dân ‘chuộng’ trồng xen canh

Giá tiêu hôm nay 12/12/2024: Xuất khẩu tiêu Việt Nam giảm về lượng, tăng về giá trị, người dân ‘chuộng’ trồng xen canh

Giá tiêu hôm nay 12/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.
VIFTA mở chương mới trong đầu tư giữa Việt Nam với 'siêu cường' công nghệ nông nghiệp

VIFTA mở chương mới trong đầu tư giữa Việt Nam với 'siêu cường' công nghệ nông nghiệp

Chiều nay (11/12), chương trình giới thiệu Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Israel (VIFTA) đã diễn ra tại Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay 11/12: Tồn kho của Mỹ tăng, thế giới lao dốc; chiều mai, trong nước có thể giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 11/12: Tồn kho của Mỹ tăng, thế giới lao dốc; chiều mai, trong nước có thể giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 11/12, giá dầu giảm nhẹ do tồn kho xăng, dầu của Mỹ tăng. VPI dự báo giá xăng bán lẻ trong kỳ điều hành ngày 12/12 có thể giảm.
Giá cà phê hôm nay 11/12/2024: Giá cà phê vào đợt tăng mạnh và dài, những lầm tưởng về thị trường, cần thận trọng khi giao dịch

Giá cà phê hôm nay 11/12/2024: Giá cà phê vào đợt tăng mạnh và dài, những lầm tưởng về thị trường, cần thận trọng khi giao dịch

Giá cà phê hôm nay 11/12/2024: Giá cà phê vào đợt tăng mạnh và dài, những lầm tưởng về thị trường, cần thận trọng khi giao dịch...
Hiệu quả từ sử dụng đèn năng lượng mặt trời tại nông thôn Việt Nam

Hiệu quả từ sử dụng đèn năng lượng mặt trời tại nông thôn Việt Nam

Baoquocte.vn. Lắp đặt đèn năng lượng mặt trời tại nông thôn giúp tiết kiệm chi phí, cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường.
Trao giải cuộc thi viết về ngành Đồ uống Việt Nam

Trao giải cuộc thi viết về ngành Đồ uống Việt Nam

Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức trao giải cuộc thi viết 'Ngành Đồ uống Việt Nam phát triển bền vững, hưởng ứng kinh tế tuần hoàn'.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Dòng tiền đang ‘Nam tiến’, Bộ Tài chính ý kiến về đánh thuế khi sở hữu nhiều nhà đất, Hà Nội giao 30.000m2 đất để đấu giá

Bất động sản mới nhất: Dòng tiền đang ‘Nam tiến’, Bộ Tài chính ý kiến về đánh thuế khi sở hữu nhiều nhà đất, Hà Nội giao 30.000m2 đất để đấu giá

Bộ Tài chính có ý kiến về đánh thuế trường hợp sở hữu nhiều nhà đất, dòng tiền đang dịch chuyển vào phía Nam… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Dự án nào đang tạo sức hút cho thị trường bất động sản Đông Bắc Hà Nội?

Dự án nào đang tạo sức hút cho thị trường bất động sản Đông Bắc Hà Nội?

Cuối năm 2024, thị trường bất động sản Hà Nội chứng kiến làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ nguồn cung căn hộ từ khu vực Đông, Tây sang Đông Bắc. Đặc biệt, sự xuất hiện ...
Bất động sản mới nhất: Điểm danh loạt dự án phía Đông Hà Nội ‘bung hàng’ cuối năm, chung cư chiếm sóng thị trường Bình Dương

Bất động sản mới nhất: Điểm danh loạt dự án phía Đông Hà Nội ‘bung hàng’ cuối năm, chung cư chiếm sóng thị trường Bình Dương

Đề xuất triển khai gói ưu đãi nhà ở xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, loạt dự án tung hàng thời điểm cuối năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 17 hành vi môi giới không được phép thực hiện, Hà Nội duyệt quy hoạch khu vực trục không gian bán đảo Quảng An

Bất động sản mới nhất: 17 hành vi môi giới không được phép thực hiện, Hà Nội duyệt quy hoạch khu vực trục không gian bán đảo Quảng An

17 hành vi môi giới không được phép thực hiện, trường hợp vẫn được cấp sổ đỏ khi không có giấy phép xây dựng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý do chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ‘tuyệt chủng’ ở thành phố lớn, Hà Nội bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất

Bất động sản mới nhất: Lý do chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ‘tuyệt chủng’ ở thành phố lớn, Hà Nội bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất

Chung cư giá dưới 25 triệu đồng/m2 'tuyệt chủng' ở Hà Nội và TPHCM, bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/12: EUR, Yen Nhật cùng giảm, USD giữ đà tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/12: EUR, Yen Nhật cùng giảm, USD giữ đà tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/12 đồng USD tăng trước thềm dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố.
BIDV ra mắt công cụ tài chính mới để doanh nghiệp chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

BIDV ra mắt công cụ tài chính mới để doanh nghiệp chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Sản phẩm mới nằm trong chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm tài chính bền vững của BIDV, bên cạnh các sản phẩm Tín dụng xanh, Trái phiếu xanh...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/12: USD 'phi' vượt mốc 106

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/12: USD 'phi' vượt mốc 106

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/12 ghi nhận đồng USD tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động đầu tuần.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/12: USD giữ trên mốc 105,5, EUR được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/12: USD giữ trên mốc 105,5, EUR được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/12 ghi nhận đồng USD dao động quanh mức hỗ trợ quan trọng là 105,5.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/12: Đồng USD 'một mình một đường'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/12: Đồng USD 'một mình một đường'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/12 ghi nhận Bảng Anh, EUR, Yen Nhật bật tăng, USD giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/12: Fed 'lung lay', USD đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/12: Fed 'lung lay', USD đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ trong khi đồng EUR đi ngược chiều.
Phiên bản di động