Châu Âu ráo riết 'mở chiến dịch’ chip, đuổi theo Mỹ và Trung Quốc, tìm bình minh mới cho tương lai?

Minh Anh
Mùa Hè ở châu Âu thường là thời gian nghỉ ngơi và thư giãn để chuẩn bị tâm thế tiến vào một mùa Thu và mùa Đông bận rộn. Tuy nhiên, mọi thứ đã rất khác trong năm nay, khi ngành công nghiệp điện tử châu Âu đang nóng lòng đón làn sóng đầu tư khủng vào sản xuất chất chip bán dẫn, nhằm bắt kịp cuộc đua của "hai người khổng lồ" Mỹ và Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
EU ráo riết khởi động ‘chiến dịch’ chip, bình minh mới hay sa mạc công nghệ? (Nguồn: https: eetimes.eu)
EU ráo riết khởi động ‘chiến dịch’ chip, bình minh mới hay sa mạc công nghệ? (Nguồn: https: eetimes.eu)

Chip bán dẫn là “bộ não” của các thiết bị điện tử, được sử dụng trong mọi thứ từ đồ chơi trẻ em, thiết bị gia dụng, điện thoại thông minh, đến ôtô điện và các loại vũ khí tinh vi.

Tin liên quan
Các tên tuổi mới xuất hiện, Các tên tuổi mới xuất hiện, 'vị thế thống trị' chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc có thật đang bị đe dọa?

Châu Âu đang ở đâu?

Hiện gần như toàn bộ nguyên vật liệu thô cần thiết để chế tạo chip đều được sản xuất tại Trung Quốc. Đài Loan (Trung Quốc), nơi có nhiều nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới, đang chiếm hơn một nửa sản lượng chip toàn cầu, trong khi nhiều công ty thiết kế chip tên tuổi như Nvidia, cùng với các nhà sản xuất thiết bị như Apple, lại đến từ Mỹ.

Hiệp hội ngành bán dẫn, một tổ chức thương mại của Mỹ, cho biết, các công ty Mỹ chiếm 48% ngành chip toàn cầu trong năm ngoái. Hàn Quốc, quê hương của “gã khổng lồ” Samsung, đứng ở vị trí thứ hai với 14%. Và châu Âu đang ở vị trí thứ ba với thị phần 9%.

Chuỗi cung ứng chất bán dẫn bị thiếu hụt chưa từng có, do ảnh hưởng lâu dài từ sự gián đoạn trong giai đoạn Covid-19 hoành hành. Cuộc khủng hoảng này đã hối thúc chính phủ các nước hành động, trong đó, Mỹ và Trung Quốc đã sớm vào cuộc cạnh tranh gay gắt để giữ vị thế thống trị và đưa ra các biện pháp ngày càng cứng rắn để đảm bảo chuỗi cung ứng của mình.

Còn châu Âu, sau những hỗn loạn trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu hậu đại dịch, họ đã nhận thấy sự phụ thuộc của các nhà sản xuất điện tử châu Âu vào hệ sinh thái của các nhà sản xuất chất bán dẫn châu Á, xa hơn nữa là nguy cơ ngày càng gia tăng đối với các rủi ro địa chính trị… Châu Âu đã bắt đầu hành động với các kế hoạch hàng tỷ USD.

Với mục đích củng cố hệ sinh thái bán dẫn và tự chủ trong chuỗi cung ứng của châu Âu trong thập kỷ này, tất cả 22 quốc gia thành viên EU đã thông qua tuyên bố chung về công nghệ bán dẫn vào tháng 12/2020. Sáng kiến này đã dẫn đường cho Đạo luật chip châu Âu, được đề xuất lần đầu vào tháng 2/2022 và được thông qua thành luật vào ngày 25/7 vừa qua.

Đạo luật chip châu Âu nhằm mục đích tăng gấp đôi sản lượng của khu vực này trong tỷ trọng sản xuất chất bán dẫn toàn cầu từ 10% lên 20% vào năm 2030. Khoản tiền trị giá 43 tỷ Euro đến từ các khoản tiền đầu tư trực tiếp của EU, các quốc gia thành viên và hợp tác công tư và một khoản 11 tỷ Euro khác sẽ được rót từ Đạo luật chip châu Âu.

Mới đây nhất, ngày 10/8, Ủy viên châu Âu về thị trường nội khối Thierry Breton cho biết, EU đang có kế hoạch đầu tư hơn 100 tỷ Euro (110 tỷ USD) vào phát triển ngành sản xuất chất bán dẫn để giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu.

Phát biểu trên đài phát thanh RTL, ông Breton nêu rõ: “Tôi thông báo rằng chúng tôi dự định đầu tư hơn 100 tỷ Euro vào ngành sản xuất chất bán dẫn của EU để đáp ứng nhu cầu của chúng ta, cũng như xuất khẩu”.

Ông Breton nhắc lại rằng, châu Âu hiện chỉ sản xuất 9% tổng số chất bán dẫn trên toàn cầu và để tự chủ, cũng như đáp ứng nhu cầu của khối, EU phải tăng tỷ trọng sản xuất lên 20% trước năm 2030.

"Bình minh mới" cho ngành chip châu Âu?

Mục tiêu của Đạo luật chip châu Âu có đạt được hay không? Tháng 11/2022, Công ty Tư vấn quản lý toàn cầu Deloitte đã xuất bản một báo cáo độc lập, nêu bật một số vấn đề quan trọng mà EU phải nhanh chóng quyết định.

Báo cáo lưu ý, châu Âu là một trong nhiều quốc gia đầu tư cho mục tiêu tự chủ chất bán dẫn. Để làm được điều đó phải có các quyết định công nghệ quan trọng, từ vấn đề nhỏ nhất là kích thước wafer (đĩa bán dẫn) nào - 200 mm hay 300 mm như thế nào để tập trung đầu tư. Trong khi, bản chất phức tạp của sản xuất chất bán dẫn còn phụ thuộc vào một hệ sinh thái phức hợp, gồm các đối tác, chuyên gia trong ngành.

Báo cáo của Deloitte đánh giá mục tiêu mà Đạo luật chip châu Âu đặt ra là “táo bạo”. Vì với dự báo sản lượng ngành công nghiệp bán dẫn trên toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030, thì để đạt được mục tiêu 20% sản lượng toàn cầu từ mức 10% hiện nay, EU cần phải tăng sản lượng lên gấp 4 lần.

Tất nhiên, có nhiều con đường dẫn đến thành công, nhưng mỗi con đường đều có sự đánh đổi đáng kể… Châu Âu nên tập trung vào công nghệ bán dẫn nào? Phần nào của chuỗi giá trị có ý nghĩa nhất đối với sự phát triển của châu Âu? Nếu các nhà máy được xây dựng, nhu cầu và nhân lực, tài lực sẽ đến từ đâu?...

Một trong những bài toán lớn của châu Âu hiện nay là quyết định tập trung vào thế hệ công nghệ bán dẫn nào. Deloitte tin rằng, chất bán dẫn tiên tiến sẽ rất quan trọng trong tương lai, nhưng những con chip được sản xuất bằng các quy trình cũ hơn vẫn rất quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp cốt lõi, bao gồm giao thông vận tải, sản xuất ô tô, chăm sóc sức khỏe và các nhà máy nói chung.

Bài toán lớn thứ hai là xác định phần nào nên ưu tiên, vì không một quốc gia hoặc khu vực riêng lẻ nào có thể tự cung tự cấp hoàn toàn tất cả các loại chất bán dẫn và các bộ phận của chuỗi cung ứng vào năm 2030.

Cuối cùng, châu Âu sẽ cần tìm ra điểm cân bằng giữa nội địa hóa chuỗi cung ứng và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Không phải tất cả mọi thứ phải là châu Âu, những nơi khác như Nhật Bản, Singapore hoặc Mỹ đều là những lựa chọn thay thế đáng tin cậy, vẫn giúp đa dạng hóa nguồn cung bên ngoài, thay vì tập trung quá mức như hiện nay vào Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).

Với tiêu đề “Bình minh mới cho ngành chip châu Âu”, Deloitte đã vạch ra 4 kịch bản có thể xảy ra đối với lĩnh vực công nghệ châu Âu trong thập kỷ tới. Các kịch bản dài hơi và lạc quan nhưng có thể xảy ra, chẳng hạn như các công ty công nghệ thuần châu Âu đạt được mức định giá nghìn tỷ USD, đến kịch bản khó xảy ra là khu vực này trở thành sa mạc công nghệ.

“Ai muốn trở thành tỷ phú nghìn tỷ” là kịch bản tốt nhất, trong đó một công ty có trụ sở chính ở châu Âu được định giá nghìn tỷ USD. Trên thực tế, đến quý III/2022, chưa có công ty bán dẫn thuần túy nào trên toàn cầu đạt mức định giá nghìn tỷ USD, nhưng đã xuất hiện một số công ty có vốn hóa thị trường vài trăm tỷ USD.

Kịch bản thứ hai là “Sự vĩ đại bị phân chia” ít xuất sắc hơn. Khi đó, châu Âu sẽ chỉ được sở hữu một số công ty hàng đầu thế giới, chuyên biệt trong từng lĩnh vực nhất định. Kịch bản này được cho có thể xảy ra ở châu Âu vào cuối thập kỷ này.

Trong 'Kịch bản con bò sữa hèn nhát', các công ty châu Âu vẫn là những người mua và sử dụng công nghệ được tạo ra bên ngoài khu vực. Khi đó, đến năm 2023, châu Âu vẫn là nhà nhập khẩu ròng bán thành phẩm, bất chấp những nỗ lực của Đạo luật chip châu Âu. Giống như hiện tại, châu Âu là nhà nhập khẩu ròng chip bán dẫn, tiêu thụ khoảng 20% nguồn cung chip toàn cầu nhưng chỉ sản xuất khoảng 9%.

Cuối cùng, kịch bản ‘Sa mạc công nghệ’ khó xảy ra nhất do tầm quan trọng chiến lược của chất bán dẫn, nhưng không phải không thể tạo ra. Khi đó, với các quy định nhằm hạn chế các đối thủ quá mức, châu Âu có thể trở thành nơi khó tiếp cận nguồn cung công nghệ và đầy rẫy hạn chế trong các ứng dụng

Trở lại thực tế, Đức đang trở thành một điểm nóng về sản xuất chất bán dẫn ở châu Âu. Infineon, một trong những nhà sản xuất và cung cấp chip lớn nhất khu vực, đang đổ hàng tỷ USD vào một địa điểm mới ở Dresden.

Công ty sản xuất chip của Đài Loan TSMC ngày 8/8 cũng đã nhất trí với một thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD để xây dựng một nhà máy ở Đức, trong nỗ lực đưa châu Âu trở thành trung tâm của ngành bán dẫn toàn cầu.

Intel cũng đang đầu tư hàng tỷ USD vào hệ sinh thái bán dẫn châu Âu trong thập kỷ tới, với kỳ vọng bao trùm toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm nghiên cứu và phát triển, sản xuất và công nghệ đóng gói. Tháng trước, Tập đoàn này đã công bố khoản đầu tư hơn 30 tỷ Euro vào Đức, để mở rộng năng lực sản xuất ở châu Âu. Intel cho biết dự án sẽ giúp EU thúc đẩy mục tiêu xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn linh hoạt hơn.

Bên cạnh đó, công ty cũng có kế hoạch xây dựng một địa điểm chế tạo wafer hàng đầu ở Magdeburg, Đức. Thủ tướng Olaf Scholz gọi động thái này là “tin tốt cho Đức và cho toàn châu Âu”.

Ngoài ra, công ty Mỹ đang chi khoảng 4,3 tỷ Euro cho một địa điểm gần Wrocław, Ba Lan, để tạo ra một cơ sở thử nghiệm và lắp ráp chất bán dẫn.

Đây đều là những bước đi đầy hứa hẹn, nhưng các cơ sở sản xuất chip này sẽ khó có thể giao hàng trước nửa sau của thập kỷ này. Vì thế, châu Âu không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục kiên trì với các kế hoạch dài hơi. Còn mục tiêu tự chủ, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các quốc gia khác sẽ còn mất nhiều thời gian và khó có thể biết trước tương lai trong một sớm, một chiều.

Giá vàng hôm nay 11/8/2023: Giá vàng tăng vững chắc, kim loại quý sẽ phục hồi bền vững khi Fed làm điều này

Giá vàng hôm nay 11/8/2023: Giá vàng tăng vững chắc, kim loại quý sẽ phục hồi bền vững khi Fed làm điều này

Giá vàng hôm nay 11/8/2023 đang giữ mức tăng vững chắc, nhưng không có phản ứng lớn, do lạm phát giảm nhẹ hơn dự kiến ...

Giá cà phê hôm nay 11/8/2023: Giá cà phê tiếp tục giảm, bớt lo thiếu hụt nguồn cung, lạm phát tại Mỹ tăng trở lại

Giá cà phê hôm nay 11/8/2023: Giá cà phê tiếp tục giảm, bớt lo thiếu hụt nguồn cung, lạm phát tại Mỹ tăng trở lại

Hàng loạt thông tin về dữ liệu xuất khẩu từ các nguồn cà phê chính đã làm giảm bớt mối lo thiếu hụt nguồn cung ...

Các tên tuổi mới xuất hiện, 'vị thế thống trị' chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc có thật đang bị đe dọa?

Các tên tuổi mới xuất hiện, 'vị thế thống trị' chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc có thật đang bị đe dọa?

Giới quan sát bình luận rằng, nhân tố chính trị và kinh tế đang thúc đẩy điều chỉnh chuỗi cung ứng toàn cầu, địa vị ...

Tình hình Ukraine: Nhật Bản không tài trợ vũ khí, nhưng đi ‘nước cờ cao’, Hàn Quốc phá thông lệ

Tình hình Ukraine: Nhật Bản không tài trợ vũ khí, nhưng đi ‘nước cờ cao’, Hàn Quốc phá thông lệ

Không trực tiếp gửi vũ khí cho Kiev, nhưng cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã có cách hỗ trợ và tái thiết Ukraine ...

‘Vũ khí nông nghiệp’ Nga phát tác, kế hoạch B của Ukraine tắc ngay từ lối ra châu Âu

‘Vũ khí nông nghiệp’ Nga phát tác, kế hoạch B của Ukraine tắc ngay từ lối ra châu Âu

Việc Điện Kremlin tuyên bố rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen (ngày 17/7) được giới quan sát bình luận là một bất ngờ ...

(theo eetimes.eu, Sputniknews)

Đọc thêm

Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập quốc tế

Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập quốc tế

Baoquocte.vn. Các doanh nghiệp và chuyên gia đã trao đổi để tìm giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, tham gia vào thị trường quốc ...
Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ tại tọa đàm Chuyển đổi xanh trong Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024

Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ tại tọa đàm Chuyển đổi xanh trong Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024

Ngày 20/12/2024, được mời chia sẻ tại phiên tọa đàm về Chuyển đổi Xanh trong khuôn khổ Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024 ...
Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/12/2024: Giá vàng vững bước đi lên, căng thẳng địa chính trị 'thổi lửa', thị trường 'sáng cửa' tăng

Giá vàng hôm nay 27/12/2024: Giá vàng vững bước đi lên, căng thẳng địa chính trị 'thổi lửa', thị trường 'sáng cửa' tăng

Giá vàng hôm nay 27/12/2024 ghi nhận thị trường thế giới được thúc đẩy bởi căng thẳng địa chính trị.
Cục Lễ tân Nhà nước tiếp nhận bản sao Ủy nhiệm thư bổ nhiệm Đại sứ Zimbabwe tại Việt Nam

Cục Lễ tân Nhà nước tiếp nhận bản sao Ủy nhiệm thư bổ nhiệm Đại sứ Zimbabwe tại Việt Nam

Ngày 25/12, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ ...
Trung Quốc phát hiện tàn tích con đường trong thành phố cổ niên đại hơn 3.000 năm

Trung Quốc phát hiện tàn tích con đường trong thành phố cổ niên đại hơn 3.000 năm

Các nhà khảo cổ học phát hiện ra tàn tích của một con đường cổ có niên đại hơn 3.000 năm tại di tích Yin, ở tỉnh Hà Nam, miền ...
Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ tại tọa đàm Chuyển đổi xanh trong Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024

Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ tại tọa đàm Chuyển đổi xanh trong Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024

Ngày 20/12/2024, được mời chia sẻ tại phiên tọa đàm về Chuyển đổi Xanh trong khuôn khổ Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024 diễn ra tại Tokyo (Nhật ...
Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.
Để thành phố Hạ Long vươn mình trong kỷ nguyên mới

Để thành phố Hạ Long vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hội thảo 'Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc' đã diễn ra sáng 26/12.
Giá cà phê hôm nay 26/12/2024: Giá cà phê có thể điều chỉnh trong ngắn hạn, chuyên gia dự báo thế nào?

Giá cà phê hôm nay 26/12/2024: Giá cà phê có thể điều chỉnh trong ngắn hạn, chuyên gia dự báo thế nào?

Giá cà phê hôm nay 26/12/2024: Giá cà phê có thể điều chỉnh trong ngắn hạn, chuyên gia dự báo thế nào?
Giá heo hơi hôm nay 26/12: Giá lợn hơi bình quân cả nước 66.600 đồng/kg cao hơn Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia

Giá heo hơi hôm nay 26/12: Giá lợn hơi bình quân cả nước 66.600 đồng/kg cao hơn Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay biến động trái chiều tại các khu vực. Hiện tại, heo hơi trên cả nước đang được giao dịch trong khoảng 63.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 26/12: Thế giới chững; trong nước chiều nay giá xăng sẽ tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 26/12: Thế giới chững; trong nước chiều nay giá xăng sẽ tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 26/12, do giá thế giới tuần trước giảm và giá những phiên vừa qua biến động nhẹ nên nhiều khả năng giá xăng dầu trong nước cũng sẽ giảm.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12: USD thấy động lực tăng giá trong ngắn hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12: USD thấy động lực tăng giá trong ngắn hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12: Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12: Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12, tăng nhẹ trong phiên giao dịch vừa qua bởi dự kiến ​​lộ trình cắt giảm lãi suất chậm hơn của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12 ghi nhận đồng USD đã phục hồi đạt trên mốc 108, trong khi đồng EUR giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Phiên bản di động