Khủng hoảng khí đốt đang là vấn đề nghiêm trọng ở châu Âu. (Ảnh minh họa. Nguồn: AFP) |
Ông Blas nhận xét: "Cuộc khủng hoảng công nghiệp đang lan rộng khắp lục địa châu Âu (hoạt động công nghiệp ở Đức liên tiếp suy giảm trong 14 tháng gần đây) là liều thuốc giải độc tốt nhất cho tình trạng thiếu khí đốt. Với 'những người bạn' như vậy thì còn ai cần đến kẻ thù nữa?".
Nhà báo của Bloomberg cho biết, châu Âu đang "đánh bại" cuộc khủng hoảng năng lượng nhờ tác động của nó đối với trung tâm công nghiệp của mình: Trên khắp lục địa, các công ty sử dụng nhiều năng lượng không đối phó được với tình trạng giá năng lượng tăng cao đang phải đóng cửa hoặc giảm bớt hoạt động sản xuất.
Như Blas chỉ rõ, hãng Morgan Stanley dự đoán tổng nhu cầu khí đốt ở châu Âu sẽ thấp hơn 15% so với mức trung bình trong 5 năm.
“Cái giá phải trả để tránh được khủng hoảng năng lượng sẽ là sự sụt giảm nghiêm trọng trong lĩnh vực sản xuất và mất đi đà tăng trưởng kinh tế về quy mô dài hạn. Giá cao giải quyết được vấn đề tăng giá. Nhưng luôn luôn phải trả giá vì điều đó”, nhà quan sát này kết luận.
Hôm 28/8, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng 8% lên mức 420 USD/một nghìn mét khối.
Các chuyên gia cho rằng, động thái dẫn đến việc giá tăng là sự sụt giảm trong xuất khẩu khí đốt từ Na Uy qua đường ống và tâm lý lo ngại của những người tham gia thị trường về việc nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Australia có thể bị gián đoạn do khả năng xảy ra đình công tại các doanh nghiệp lớn sản xuất LNG ở nước này.
Tuy vậy, khi kết thúc phiên giao dịch hôm 29/8, giá khí đốt đã giảm gần 10%, xuống còn 387 USD/một nghìn mét khối.