Châu Phi và chặng đường gian nan để tự chủ nguồn vaccine Covid-19

Hà Nam
Châu Phi đang thực hiện một bước đi táo bạo trong việc tự sản xuất vaccine Covid-19 và rất có thể là cả vaccine cho những bệnh nguy hiểm khác.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch Covid-19, châu Phi đã trở thành khu vực chịu nhiều “thiệt thòi” nhất khi hoàn toàn không có khả năng tự cung về nguồn vaccine.

Gần 99% nguồn vaccine phục vụ tiêm chủng định kỳ tại các quốc gia có được là nhờ nhập khẩu và hiện tại, đây vẫn là khu vực có mức độ tiêm chủng phòng ngừa Covid-19 thấp nhất thế giới. Theo số liệu của WHO, chỉ 1,5% dân số châu Phi được tiêm chủng đầy đủ.

Châu Phi hiện là nơi có tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 thấp nhất thế giới. (Nguồn: Getty)
Châu Phi hiện là nơi có tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 thấp nhất thế giới. (Nguồn: Getty)

Bước tiến lịch sử?

Nhằm giải quyết tình trạng trên, trong một phiên họp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 10/2020, Ấn Độ và Nam Phi đã đưa ra đề xuất được miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với bản quyền vaccine phòng Covid-19. Theo đề xuất này, các nước thu nhập trung bình và thấp sẽ được phép sản xuất vaccine mà không lo ngại về vấn đề vi phạm bản quyền.

Đề xuất lúc đó đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của Liên minh châu Âu (EU). Nhưng quan trọng hơn, nó không giải quyết được một vấn đề cốt lõi: làm thế nào để châu Phi có thể tự sản xuất vaccine?

Do đó, ngày 21/7 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra lựa chọn thay thế, đó là thành lập một trung tâm chuyển giao công nghệ mRNA giúp các nhà sản xuất tại châu Phi nắm bắt được toàn diện phương thức sản xuất.

Hai hãng dược phẩm có trụ sở tại Nam Phi là Afrigen Biologics và Viện Sinh học và Vaccine Nam Phi (Biovac) đã được chọn làm đầu mối trung gian để tiếp nhận và chuyển giao công nghệ này tới các nhà sản xuất khác trong khu vực, cho phép nâng cao năng lực sản xuất vaccine, đồng thời tăng cường an ninh y tế cho khu vực châu Phi.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã gọi sự việc trên là một “bước tiến lịch sử” trong quá trình tiến tới tự lực sản xuất vaccine của châu lục.

Tham vọng của các ‘ông lớn

Việc WHO thúc đẩy các biện pháp hỗ trợ vaccine cho châu Phi không phải là điều mới mẻ. Năm 2007, tổ chức này đã xây dựng một chương trình chuyển giao công nghệ vaccine phòng cúm, giúp châu Phi có thêm hàng triệu liều vaccine mỗi năm mà không cần phải dựa vào nước ngoài.

Tuy nhiên, do công nghệ mRNA còn mới và rất ít hãng dược thử nghiệm thành công, chu trình tiếp nhận và chuyển giao công nghệ này có thể kéo dài tới một năm và cần sự giúp đỡ rất lớn từ phía Big Pharma, tức các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới, tờ Politico nhận định.

Cả hai hãng dược phẩm đã sản xuất được vaccine Covid-19 bằng công nghệ mRNA là Pfizer và Moderna đều đã tỏ thái độ ngần ngại và thiếu thiện chí trong việc hợp tác với trung tâm. Điều này hoàn toàn dễ hiểu trong bối cảnh tiềm năng khai thác thương mại và phát triển thêm của công nghệ đột phá này vẫn còn rất lớn.

Do các hãng dược phẩm lớn đều mong muốn bảo toàn quyền sở hữu trí tuệ cũng như những “lợi ích trực tiếp”, họ sẽ không dễ dàng đồng ý thực hiện chu trình chuyển giao công nghệ trực tiếp cho phía trung tâm này.

Thay vào đó, các Big Pharma sẽ ký kết các hợp đồng song phương và trực tiếp với một số nhà sản xuất vaccine nước ngoài nhất định. Đồng thời, bên tiếp nhận cũng cần đảm bảo sẽ không chuyển giao cho bên thứ ba cũng như chỉ được phép thương mại hóa trong một khu vực lãnh thổ nhất định. Đơn cử, vaccine mRNA do Nam Phi sản xuất sẽ không được phép xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh.

Người dân Kenya xếp hàng chờ tiêm vacicne ngừa Covid-19. (Nguồn: AP)
Người dân Kenya xếp hàng chờ tiêm vacicne ngừa Covid-19. (Nguồn: AP)

Vào ngày 21/7 vừa qua, Pfizer đã công bố kế hoạch mở rộng sản xuất tại thị trường châu Phi. Theo đó, hãng này đã ký kết hợp đồng với tập đoàn Biovac của Nam Phi. Tuy nhiên, Biovac sẽ chỉ được tham gia vào khâu “fill and finish” (tạm dịch: chiết rót và đóng nắp) - tức bước cuối cùng trong quy trình sản xuất vaccine.

Thay vì phải chuyển giao công nghệ trực tiếp cho phía trung tâm, các bản hợp đồng song phương béo bở này sẽ giúp các hãng dược phẩm phương Tây đảm bảo lợi ích của mình.

Theo đó, dù đi vào hoạt động, những nhà máy sản xuất vaccine tại châu Phi sẽ tiếp tục phụ thuộc nặng nề vào những "ông lớn", do thiếu vắng nguồn nguyên liệu cũng như bí quyết sản xuất cần thiết.

Bên cạnh đó, vấn đề thời gian cũng là một bài toán khó. Như đã đề cập ở trên, chu trình chuyển giao công nghệ sẽ mất tới 1 năm và thêm 6 tháng nữa trước khi đi vào sản xuất hàng loạt phục vụ cho chương trình tiêm chủng.

Nói cách khác, liều vaccine đầu tiên do Châu Phi tự sản xuất sẽ ra đời vào khoảng giữa năm 2022 và phải tới ít nhất năm 2023 chúng mới có thể được sử dụng để tiêm chủng cho người dân của châu lục.

Nhiều chuyên gia cũng nghi ngại về khả năng của WHO trong việc vận hành trung tâm này. Tổng Giám đốc Liên đoàn các Nhà sản xuất và Hiệp hội Dược phẩm Quốc tế (IFPMA) Thomas Ceuni cho rằng, tổ chức này vẫn còn thiếu vắng kinh nghiệm cần thiết trong vấn đề chuyển giao công nghệ dược phẩm.

Tầm nhìn của Nam Phi

Dù nhận thức được các khó khăn, ngành y tế Nam Phi vẫn tỏ rõ quyết tâm thực hiện ý tưởng này.

Theo ông Petro Terblanche, giám đốc điều hành của hãng dược phẩm Afrigen, không chỉ sử dụng trong phòng chống Covid-19, việc tiếp cận với công nghệ mRNA còn có thể mở ra những tia hy vọng mới đối với các loại virus nguy hiểm khác như lao, HIV, Ebola,...

Thậm chí, khi phát biểu về tiềm năng của sáng kiến trên, Tổng thống Nam Phi Ramaphosa còn đi xa hơn khi khẳng định “chúng sẽ thay đổi định kiến về một châu Phi luôn chìm đắm trong nghèo đói và bệnh tật”.

Mặc dù các cơ hội vẫn luôn rộng mở, chặng đường nâng cao năng lực tự chủ vaccine của Nam Phi nói riêng và toàn châu Phi nói chung được dự đoán sẽ còn phải đương đầu với nhiều trắc trở.

Tác động tiêu cực của khủng hoảng di cư đối với châu Phi

Tác động tiêu cực của khủng hoảng di cư đối với châu Phi

Kyle Hiebert, cựu Phó Tổng biên tập của Africa Conflict Monitor có bài phân tích những tác động tiêu cực đối với Hiệp định Thương ...

Đại dịch Covid-19 khiến khủng hoảng nhân đạo tại khu vực Sừng châu Phi thêm trầm trọng

Đại dịch Covid-19 khiến khủng hoảng nhân đạo tại khu vực Sừng châu Phi thêm trầm trọng

Ngày 21/6, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) công bố báo cáo chung cho hay, khu ...

(theo Politico/Al Jazeera)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Taylor Swift giữ vị trí quán quân tuần thứ 2 trên bàng xếp hạng Billboard 200

Taylor Swift giữ vị trí quán quân tuần thứ 2 trên bàng xếp hạng Billboard 200

Taylor Swift ghi dấu ấn với 'The Tortured Poets Department' khi album giữ vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Billboard 200 trong tuần thứ 2.
Champions League: Xem trực tiếp 'trận đấu trong mơ' Real Madrid và Bayern Munich trên kênh nào?

Champions League: Xem trực tiếp 'trận đấu trong mơ' Real Madrid và Bayern Munich trên kênh nào?

Trận cầu tâm điểm của bóng đá thế giới vào sáng 9/5 chính là màn so tài giữa Real Madrid và Bayern Munich tại bán kết Champions League 2023/24.
Hoa hậu Đỗ Thị Hà phản hồi thông tin sắp cưới chồng thiếu gia

Hoa hậu Đỗ Thị Hà phản hồi thông tin sắp cưới chồng thiếu gia

Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà lần đầu lên tiếng về tin sắp lấy chồng, đã chụp ảnh cưới với một thiếu gia.
Vạc giữ lửa của Olympic Paris 2024 có gì đặc biệt?

Vạc giữ lửa của Olympic Paris 2024 có gì đặc biệt?

Vạc giữ lửa Thế vận hội Olympic 2024 đúc từ thép không gỉ và nhôm, hình tròn nặng 95kg được thắp sáng lần đầu tiên tại thành phố Marseille.
Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Cơ quan An ninh Ukraine đã bắt giữ 2 nghi phạm liên quan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky và các quan chức cấp cao
Quan chức G7 thừa nhận không còn bàn đến vấn đề tịch thu tài sản Nga; IMF lên tiếng nhắc nhở

Quan chức G7 thừa nhận không còn bàn đến vấn đề tịch thu tài sản Nga; IMF lên tiếng nhắc nhở

Phó Tổng giám đốc điều hành IMF nhắc nhở các nước phương Tây về kế hoạch sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine.
Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Cơ quan An ninh Ukraine đã bắt giữ 2 nghi phạm liên quan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky và các quan chức cấp cao
Rộng cửa đón những cơ hội vàng từ AUKUS, Australia ráo riết hành động để bảo vệ bí mật quân sự

Rộng cửa đón những cơ hội vàng từ AUKUS, Australia ráo riết hành động để bảo vệ bí mật quân sự

Australia thắt chặt việc bảo vệ bí mật quân sự, trong bối cảnh ngành công nghiệp quốc phòng nước này đang mở rộng do AUKUS.
Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận thường niên quy mô lớn ở nhiều nước châu Phi, có tên gọi 'Sư tử châu Phi 2024', kéo dài đến ngày 31/5.
Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

3 tàu Hải quân Ấn Độ đã đến Singapore, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày trong khuôn khổ hoạt động của Hạm đội miền Đông ở Biển Đông.
Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Sau lễ nhậm chức, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu quốc gia phát triển đất nước đến năm 2030, triển vọng 2036.
Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Israel cho hay, việc tấn công vào Rafah giúp gây áp lực buộc Hamas phải chấp nhận thỏa thuận và thúc đẩy mục tiêu tiêu diệt phong trào Hồi giáo.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Phiên bản di động