📞

Chieko Asakawa - Nữ tiến sĩ khiếm thị

10:42 | 19/04/2008
Trong thời gian tới đây, công nghệ IBM của Mỹ sẽ tung ra một trình duyệt multimedia đặc biệt, cho phép người khiếm thị truy cập các nội dung âm thanh và hình ảnh trực tuyến hết sức dễ dàng.

Với tên gọi Accessibility Browser, hay A-Browser cho phép người sử dụng có vấn đề về thị lực tận hưởng các nội dung multimedia hệt như người bình thường, thông qua một con chuột máy tính.

 

IBM cho biết công nghệ này sẽ được xuất xưởng vào cuối năm nay, và hãng hy vọng sẽ có thể cung cấp miễn phí cho những ai có nhu cầu. Điều gây ngạc nhiên là phần mềm này được thiết kế bởi Tiến sĩ Chieko Asakawa, nhân viên khiếm thị của hãng IBM Nhật Bản. Chieko đã được ghi tên vào danh sách "Những người phụ nữ nổitiếng trong ngành công nghệ thông tin thế giới", đồng thời được Bộ Y tế & Lao động Nhật Bản tặng bằng khen và những danh hiệu cao quý.

 

Phòng thí nghiệm của hãng máy tính IBM Nhật Bản vang động bởi một giọng nữ được tạo ra bởi máy tính: “Trang chủ", rồi nó đọc tiếp: “Liên hệ bên tay trái...." Những thông tin vừa rồi đối với bạn có thể không quá quan trọng, nhưng với người bị hỏng mắt, nó như một sơ đồ âm thanh, cung cấp lượng thông tin cần thiết cho người khiếm thị sử dụng đúng mục tin muốn tìm trên Internet. Chieko Asakawa chủ nhân của phần mềm này đã có 8 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và làm cho Internet trở nên thân thiện, dễ tiếp cận hơn cho những người khiếm thị.

 

Vào năm 1997, lần đầu tiên trên thế giới, nhóm nghiên cứu của cô tại IBM Nhật Bản đã đưa ra một trình duyệt web được thiết kế đặc biệt có khả năng phát âm nội dung của các trang web và phần mềm giúp cho những người thiết kế trang web chuyển đổi định dạng các trang web của mình sao cho phù hợp và “dễ đọc” đối với những người mắt kém, khiếm thị hay mắt không còn nhìn thấy gì nữa. Internet với sự hỗ trợ của phần mềm này cho phép người khiếm thị tự mình làm được nhiều điều mà lẽ ra trước đây họ phải cần rất nhiều đến sự giúp đỡ. Tiến sĩ Hiroshi Maruyama, Giám đốc IBM Nhật Bản nói:  "Chieko Asakawa quả là một người tuyệt vời, mặc dù là người khiếm thị, nhưng cô ấy luôn có những thành phẩm rất hữu ích. Tại IBM Nhật Bản, cô ấy thực sự là một động lực đối với các nhà nghiên cứu và các nữ nhân viên trẻ. Cô ấy làm việc chăm chỉ hơn những người không bị khiếm thị để khắc phục khuyết tật của mình nhưng điều tuyệt vời là cô ấy tỏ ra rất xuất sắc trong những việc mình làm”.

 

Sau một tai nạn năm 17 tuổi, Chieko Asakawa không bao giờ có cơ hội nhìn thấy ánh sáng. Cô bắt đầu cuộc sống của một người khiếm thị với việc làm quen với những kỹ năng cần thiết để có thể sống tự lập. Tuy nhiên ẩn giấu sau cái vẻ tưởng chừng như vô cảm với mọi vấn đề thì "Tôi thật sự bi quan và chán nản khi nghĩ đến ngày mai. Mọi thứ dường như quá khó đối với tôi, tôi không thể nào nhớ được những ký hiệu chữ nổi. Đã có những lúc tôi thật sự muốn buông xuôi, phó mặc số phận mình theo bóng tối"_Chieko tâm sự.

 

Tuy nhiên khi bình tâm lại, Chieko nghĩ rằng mình phải có một công việc để kiếm sống. Cô bắt đầu chuyên tâm học hệ chữ Braille ở trường trung học. So với các bạn đồng cảnh, cô học vất vả hơn, tốc độ đọc chậm hơn (đối với hệ chữ Braille, học từ nhỏ sẽ thuận lợi hơn). Tuy nhiên quãng thời gian khó khăn đó cuối cùng cũng kết thúc. Tấm bằng khá chuyên ngành Anh ngữ của trường Đại học Ottemonn chứng minh những nỗ lực của Chieko Asakawa đã được đền đáp.

 

Nhưng khó khăn vẫn chưa dừng ở đó, vào những năm cuối thập niên 80, người khiếm thị ở Nhật Bản không có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp, tấm bằng đại học cũng không thể giúp Chieko có được một chỗ làm ổn định. Cuộc sống của Chieko bấp bênh trong khoảng gần hai năm. Một lần tình cờ tìm tài liệu, cô đã được một người bạn nói về sự tiện ích của công nghệ thông tin trong việc tìm dữ liệu, Chieko nói: "Ngày đó, tôi không có nhiều kiến thức về công nghệ thông tin, nhưng dường như đó là số phận, tôi bị thế giới công nghệ hút hồn, ngày đêm ám ảnh, tôi thật sự muốn thử sức mình. Càng học càng say mê dù có nhiều khó khăn và cản trở vì quãng thời gian ban đầu đó không có phần mềm đọc màn hình, không có công cụ nhận dạng chữ Braille". 

 

Tiến sĩ Chieko đang làm việc

Một điều mà Chieko luôn phải suy nghĩ đó là phải có cách nào đó làm cho người khiếm thị dễ dàng tiếp cận với máy tính. Đây chính là cơ hội giúp thu hẹp khoảng cách giữa người khiếm thị và người bình thường. Trong lúc khó khăn, Chieko đã tự cho mình một niềm hi vọng rất lạc quan: sự khuyết tật có thể sẽ trở thành một lợi thế trong việc góp phần phát triển ngành khoa học máy tính. Sau đó, Chieko đã tiến hành một cuộc khảo sát và nhận thấy rằng nếu không có hành động kịp thời, khoảng cách về công nghệ thông tin giữa người khiếm thị và người bình thường sẽ ngày càng cách xa. Cơ hội đã đến với Chieko Asakawa, tháng 5/1999, hãng IBM Nhật Bản thông tin cần tuyển thực tập viên, Chieko đã nộp đơn dự tuyển. Mặc dù quãng thời gian đó, cô ấy không tự tin vào khả năng của bản thân, tuy nhiên với mong ước “phải làm được một cái gì đó” trong Chieko quá lớn đã thôi thúc cô phải thử sức. Chieko đã thuyết phục được ban lãnh đạo IBM với lòng thiết tha muốn được học tập và làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, để mong có thể sáng chế ra những sản phẩm phục vụ cho nhóm đối tượng khiếm thị. Cô đã được nhận làm thực tập viên (với nhiệm vụ nghiên cứu hệ thống dịch thuật Braille) tại phòng thí nghiệm của IBM Nhật Bản. "Tôi đã thật sự ngạc nhiên và sung sướng vô cùng. Sau một năm miệt mài, tôi đã được tuyển dụng chính thức và là nhân viên khiếm thị duy nhất của Phòng thí nghiệm IBM Nhật Bản".

 

IBM đã làm cho cuộc sống của Chieko thay đổi hoàn toàn. Cô nói: "Vào thời gian đó, hãng IBM là hãng dẫn đầu trong việc hỗ trợ những kỹ thuật nhằm giúp ích những người tàn tật. Tôi là người khiếm thị và có cơ  hôi làm việc tại một hãng hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đó quả là điều may mắn và tôi cần phải phấn đấu trau dồi kiến thức và cần học tập thêm". Chieko đã lấy bằng Tiến sĩ trong quá trình làm việc tại IBM Nhật Bản. Cô ấy đã dành thứ 7, chủ nhật và toàn bộ thời gian nghỉ ngơi để cống hiến cho việc học hành.

 

Sức làm việc của Chieko khiến cho đồng nghiệp phải kinh ngạc. Trong từ điển của cô, không bao giờ có hai từ nghỉ  ngơi. Cô và những đồng nghiệp trong nhóm đã phát minh ra rất nhiều công nghệ hiện đại hàng đầu như công cụ soạn thảo Braille, phần mềm đọc màn hình trang web, các công cụ siêu dữ liệu dành cho nội dung đa phương tiện và rất nhiều đóng góp khác cho việc phát triển các chuẩn mở và mã nguồn mở....

 

Nói về thành công của mình, Chieko khiêm tốn: "Tôi nghĩ rằng những người khuyết tật có thể sống một cuộc sống năng động, đầy đủ và hạnh phúc bằng cách khắc phục những thách thức của bản thân, linh hoạt để thích nghi với hoàn cảnh. Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng và bạn có thể sẽ phải đối mặt với những tình huống tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Tôi cũng thế, không phải lúc nào cũng thành công. Nhưng, đừng đầu hàng. Hãy giữ vững niềm tin, niềm đam mê của mình".

 

Với tên gọi Accessibility Browser, hay A-Browser cho phép người sử dụng có vấn đề về thị lực tận hưởng các nội dung multimedia hệt như người bình thường, thông qua một con chuột máy tính.

 

IBM cho biết công nghệ này sẽ được xuất xưởng vào cuối năm nay, và hãng hy vọng sẽ có thể cung cấp miễn phí cho những ai có nhu cầu. Điều gây ngạc nhiên là phần mềm này được thiết kế bởi Tiến sĩ Chieko Asakawa, nhân viên khiếm thị của hãng IBM Nhật Bản. Chieko đã được ghi tên vào danh sách "Những người phụ nữ nổitiếng trong ngành công nghệ thông tin thế giới", đồng thời được Bộ Y tế & Lao động Nhật Bản tặng bằng khen và những danh hiệu cao quý.

 

Phòng thí nghiệm của hãng máy tính IBM Nhật Bản vang động bởi một giọng nữ được tạo ra bởi máy tính: “Trang chủ", rồi nó đọc tiếp: “Liên hệ bên tay trái...." Những thông tin vừa rồi đối với bạn có thể không quá quan trọng, nhưng với người bị hỏng mắt, nó như một sơ đồ âm thanh, cung cấp lượng thông tin cần thiết cho người khiếm thị sử dụng đúng mục tin muốn tìm trên Internet. Chieko Asakawa chủ nhân của phần mềm này đã có 8 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và làm cho Internet trở nên thân thiện, dễ tiếp cận hơn cho những người khiếm thị.

 

Vào năm 1997, lần đầu tiên trên thế giới, nhóm nghiên cứu của cô tại IBM Nhật Bản đã đưa ra một trình duyệt web được thiết kế đặc biệt có khả năng phát âm nội dung của các trang web và phần mềm giúp cho những người thiết kế trang web chuyển đổi định dạng các trang web của mình sao cho phù hợp và “dễ đọc” đối với những người mắt kém, khiếm thị hay mắt không còn nhìn thấy gì nữa. Internet với sự hỗ trợ của phần mềm này cho phép người khiếm thị tự mình làm được nhiều điều mà lẽ ra trước đây họ phải cần rất nhiều đến sự giúp đỡ. Tiến sĩ Hiroshi Maruyama, Giám đốc IBM Nhật Bản nói:  "Chieko Asakawa quả là một người tuyệt vời, mặc dù là người khiếm thị, nhưng cô ấy luôn có những thành phẩm rất hữu ích. Tại IBM Nhật Bản, cô ấy thực sự là một động lực đối với các nhà nghiên cứu và các nữ nhân viên trẻ. Cô ấy làm việc chăm chỉ hơn những người không bị khiếm thị để khắc phục khuyết tật của mình nhưng điều tuyệt vời là cô ấy tỏ ra rất xuất sắc trong những việc mình làm”.

 

Sau một tai nạn năm 17 tuổi, Chieko Asakawa không bao giờ có cơ hội nhìn thấy ánh sáng. Cô bắt đầu cuộc sống của một người khiếm thị với việc làm quen với những kỹ năng cần thiết để có thể sống tự lập. Tuy nhiên ẩn giấu sau cái vẻ tưởng chừng như vô cảm với mọi vấn đề thì "Tôi thật sự bi quan và chán nản khi nghĩ đến ngày mai. Mọi thứ dường như quá khó đối với tôi, tôi không thể nào nhớ được những ký hiệu chữ nổi. Đã có những lúc tôi thật sự muốn buông xuôi, phó mặc số phận mình theo bóng tối"_Chieko tâm sự.

 

Tuy nhiên khi bình tâm lại, Chieko nghĩ rằng mình phải có một công việc để kiếm sống. Cô bắt đầu chuyên tâm học hệ chữ Braille ở trường trung học. So với các bạn đồng cảnh, cô học vất vả hơn, tốc độ đọc chậm hơn (đối với hệ chữ Braille, học từ nhỏ sẽ thuận lợi hơn). Tuy nhiên quãng thời gian khó khăn đó cuối cùng cũng kết thúc. Tấm bằng khá chuyên ngành Anh ngữ của trường Đại học Ottemonn chứng minh những nỗ lực của Chieko Asakawa đã được đền đáp.

 

Nhưng khó khăn vẫn chưa dừng ở đó, vào những năm cuối thập niên 80, người khiếm thị ở Nhật Bản không có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp, tấm bằng đại học cũng không thể giúp Chieko có được một chỗ làm ổn định. Cuộc sống của Chieko bấp bênh trong khoảng gần hai năm. Một lần tình cờ tìm tài liệu, cô đã được một người bạn nói về sự tiện ích của công nghệ thông tin trong việc tìm dữ liệu, Chieko nói: "Ngày đó, tôi không có nhiều kiến thức về công nghệ thông tin, nhưng dường như đó là số phận, tôi bị thế giới công nghệ hút hồn, ngày đêm ám ảnh, tôi thật sự muốn thử sức mình. Càng học càng say mê dù có nhiều khó khăn và cản trở vì quãng thời gian ban đầu đó không có phần mềm đọc màn hình, không có công cụ nhận dạng chữ Braille".

 

Một điều mà Chieko luôn phải suy nghĩ đó là phải có cách nào đó làm cho người khiếm thị dễ dàng tiếp cận với máy tính. Đây chính là cơ hội giúp thu hẹp khoảng cách giữa người khiếm thị và người bình thường. Trong lúc khó khăn, Chieko đã tự cho mình một niềm hi vọng rất lạc quan: sự khuyết tật có thể sẽ trở thành một lợi thế trong việc góp phần phát triển ngành khoa học máy tính. Sau đó, Chieko đã tiến hành một cuộc khảo sát và nhận thấy rằng nếu không có hành động kịp thời, khoảng cách về công nghệ thông tin giữa người khiếm thị và người bình thường sẽ ngày càng cách xa. Cơ hội đã đến với Chieko Asakawa, tháng 5/1999, hãng IBM Nhật Bản thông tin cần tuyển thực tập viên, Chieko đã nộp đơn dự tuyển. Mặc dù quãng thời gian đó, cô ấy không tự tin vào khả năng của bản thân, tuy nhiên với mong ước “phải làm được một cái gì đó” trong Chieko quá lớn đã thôi thúc cô phải thử sức. Chieko đã thuyết phục được ban lãnh đạo IBM với lòng thiết tha muốn được học tập và làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, để mong có thể sáng chế ra những sản phẩm phục vụ cho nhóm đối tượng khiếm thị. Cô đã được nhận làm thực tập viên (với nhiệm vụ nghiên cứu hệ thống dịch thuật Braille) tại phòng thí nghiệm của IBM Nhật Bản. "Tôi đã thật sự ngạc nhiên và sung sướng vô cùng. Sau một năm miệt mài, tôi đã được tuyển dụng chính thức và là nhân viên khiếm thị duy nhất của Phòng thí nghiệm IBM Nhật Bản".

 

IBM đã làm cho cuộc sống của Chieko thay đổi hoàn toàn. Cô nói: "Vào thời gian đó, hãng IBM là hãng dẫn đầu trong việc hỗ trợ những kỹ thuật nhằm giúp ích những người tàn tật. Tôi là người khiếm thị và có cơ  hôi làm việc tại một hãng hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đó quả là điều may mắn và tôi cần phải phấn đấu trau dồi kiến thức và cần học tập thêm". Chieko đã lấy bằng Tiến sĩ trong quá trình làm việc tại IBM Nhật Bản. Cô ấy đã dành thứ 7, chủ nhật và toàn bộ thời gian nghỉ ngơi để cống hiến cho việc học hành.

 

Sức làm việc của Chieko khiến cho đồng nghiệp phải kinh ngạc. Trong từ điển của cô, không bao giờ có hai từ nghỉ  ngơi. Cô và những đồng nghiệp trong nhóm đã phát minh ra rất nhiều công nghệ hiện đại hàng đầu như công cụ soạn thảo Braille, phần mềm đọc màn hình trang web, các công cụ siêu dữ liệu dành cho nội dung đa phương tiện và rất nhiều đóng góp khác cho việc phát triển các chuẩn mở và mã nguồn mở....

 

Nói về thành công của mình, Chieko khiêm tốn: "Tôi nghĩ rằng những người khuyết tật có thể sống một cuộc sống năng động, đầy đủ và hạnh phúc bằng cách khắc phục những thách thức của bản thân, linh hoạt để thích nghi với hoàn cảnh. Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng và bạn có thể sẽ phải đối mặt với những tình huống tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Tôi cũng thế, không phải lúc nào cũng thành công. Nhưng, đừng đầu hàng. Hãy giữ vững niềm tin, niềm đam mê của mình".

 

Theo Đông Vy