Vũ khí ‘Make in Vietnam’ khẳng định trí tuệ, tinh thần tự lực, tự cường của quân đội ta

Nguyễn Hồng
Sự hiện diện của các sản phẩm vũ khí, khí tài do Việt Nam nghiên cứu sản xuất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 góp phần khẳng định trí tuệ, năng lực ngày càng cao, sự chủ động trong nắm xu thế của nghành công nghiệp quốc phòng Việt Nam cũng như tinh thần tự lực, tự cường của quân đội ta.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vũ khí ‘make in Vietnam’ khẳng định trí tuệ, tinh thần tự lực, tự cường của quân đội ta
Tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn (VSC-01) - vũ khí, khí tài do Viettel nghiên cứu và phát triển, chế tạo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024, Việt Nam trưng bày nhiều vũ khí, khí tài do các nhà máy quốc phòng Việt Nam trực tiếp thiết kế, thử nghiệm và các sản phẩm “Make in Vietnam” đều thu hút sự quan tâm của khách tham quan chuyên ngành và người dân.

Hàng loạt các vũ khí, khí tài do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) làm chủ nghiên cứu và phát triển như radar cảnh giới tầm gần, radar 3D phòng không cấp chiến thuật, radar phòng không tầm trung; tổ hợp trinh sát, gây nhiễu chống phương tiện bay không người lái cấp chiến thuật; tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn gồm bệ phóng, tên lửa hành trình Sông Hồng, radar phát hiện và chỉ thị mục tiêu được đặt trên khung gầm xe việt dã được trưng bày tại Triển lãm.

Vũ khí ‘make in Vietnam’ khẳng định trí tuệ, tinh thần tự lực, tự cường của quân đội ta
Đạn tên lửa diệt hạm Sông Hồng nằm trong cơ cấu tổ hợp Trường Sơn. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Đặc biệt, trong số các khí quân sự hiện đại trong nước là mẫu xe chiến đấu bộ binh XCB-01 do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam nghiên cứu, phát triển và chế tạo được trưng bày tại khu vực ngoài trời.

Không chỉ vậy, một loạt các sản phẩm phục vụ tác chiến hiện đại như dàn máy bay không người lái (UAV) trinh sát, chiến đấu, cảm tử, đa nặng được tích hợp công nghệ tiên tiến, tổ hợp trinh sát và gây nhiễu chống UAV cấp chiến thuật, radar điều khiển hỏa lực quét búp sóng điện tử chủ động (beam-forming), thiết bị trinh sát ảnh nhiệt, thiết bị kính ngắm ảnh nhiệt... trưng bày tại gian hàng của Viettel luôn thu hút rất đông người tham quan.

Tại gian trưng bày của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - nơi hội tụ kết quả nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất và đưa vào trang bị cho Quân đội hiện nay của các nhà máy Z113, Z131, Z175, các công ty thành viên thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, các công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng đã đưa khách tham quan lạc vào “khu rừng vũ khí, trang bị kỹ thuật”.

Vũ khí ‘make in Vietnam’ khẳng định trí tuệ, tinh thần tự lực, tự cường của quân đội ta
Các gian trưng bày của các công ty thuộc Tổng Cục công nghiệp quốc phòng thu hút nhiều khách tham quan. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Ngoài các sản phẩm quen thuộc như các loại đạn, súng cối, súng cao xạ, thuốc pháo..., gian trưng bày Công nghiệp quốc phòng tại Triển lãm năm nay còn có sự góp mặt của các loại UAV cho mục đích vận tải, trinh sát, chiến đấu, chữa cháy do chính các công ty thuộc Tổng cục nghiên cứu, phát triển.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 diễn ra từ ngày 19-23/12, tại Sân bay Gia Lâm (Hà Nội) đã đón hơn 260.000 lượt tham quan của nhân dân và khách chuyên ngành.

Vũ khí ‘make in Vietnam’ khẳng định trí tuệ, tinh thần tự lực, tự cường của quân đội ta
Sự góp mặt của các loại UAV cho mục đích vận tải, trinh sát, chiến đấu, chữa cháy do chính các công ty thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam nghiên cứu, phát triển. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trong khuôn khổ Triển lãm, doanh nghiệp trong toàn quân đã tận dụng tốt cơ hội để trao đổi làm việc với các công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Ban tổ chức đã bảo đảm cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quân đội 1.872 cuộc tiếp xúc, làm việc song phương để nghe giới thiệu sản phẩm, trao đổi lĩnh vực quan tâm.

Trên cơ sở đó, một số lĩnh vực hợp tác tiềm năng đã được hai bên thảo luận; công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã nhận được nhiều đơn hàng của các đối tác nước ngoài đề nghị cung cấp các sản phẩm như: súng bộ binh; đạn con, đạn cối, đạn pháo; các loại tàu kinh tế; thuốc phóng - thuốc nổ dùng trong lĩnh vực quốc phòng và dân sự; các sản phẩm kinh tế khác...

Vũ khí ‘make in Vietnam’ khẳng định trí tuệ, tinh thần tự lực, tự cường của quân đội ta
Xe chiến đấu bộ binh XCB-01 do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam nghiên cứu, phát triển và chế tạo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp viễn thông Quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD. Trong đó, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng có 11 hợp đồng giá trị 278,3 triệu USD; Tập đoàn Công nghiệp viễn thông Quân đội có 5 hợp đồng giá trị 8 triệu USD.

Ngoài ra còn ký kết 17 Thoả thuận hợp tác chiến lược giữa công nghiệp quốc phòng Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp quốc phòng phát triển như Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ…

Đây là lần thứ 2, Việt Nam tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và lần này, nhiều sản phẩm, kể cả những sản phẩm trong ngành vũ khí lục quân, các vũ khí quân binh chủng, cũng như những sản phẩm hiện đại do các nhà máy quốc phòng Việt Nam trực tiếp thiết kế, thử nghiệm, sản xuất được trưng bày tại triển lãm lần này.

Sự hiện diện của các sản phẩm vũ khí, khí tài do Việt Nam nghiên cứu sản xuất góp phần khẳng định trí tuệ, năng lực ngày càng cao, sự chủ động trong nắm xu thế của nghành công nghiệp quốc phòng Việt Nam cũng như tinh thần tự lực, tự cường của quân đội ta.

Phó Đô đốc Canada: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam giới thiệu rất nhiều khí tài chưa từng thấy ở triển lãm khác

Phó Đô đốc Canada: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam giới thiệu rất nhiều khí tài chưa từng thấy ở triển lãm khác

Phó Đô đốc Angus Topshee, Tư lệnh Hoàng gia Canada bày tỏ ấn tượng khi tham dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế ...

Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Ban tổ chức vừa ký quyết định sẽ mở cửa Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam thêm 1 ngày, từ 8h-15h, ngày 23/12 ...

Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối ...

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin ...

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối ...

Đọc thêm

Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập quốc tế

Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập quốc tế

Baoquocte.vn. Các doanh nghiệp và chuyên gia đã trao đổi để tìm giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, tham gia vào thị trường quốc ...
Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ tại tọa đàm Chuyển đổi xanh trong Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024

Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ tại tọa đàm Chuyển đổi xanh trong Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024

Ngày 20/12/2024, được mời chia sẻ tại phiên tọa đàm về Chuyển đổi Xanh trong khuôn khổ Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024 ...
Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/12/2024: Giá vàng vững bước đi lên, căng thẳng địa chính trị 'thổi lửa', thị trường 'sáng cửa' tăng

Giá vàng hôm nay 27/12/2024: Giá vàng vững bước đi lên, căng thẳng địa chính trị 'thổi lửa', thị trường 'sáng cửa' tăng

Giá vàng hôm nay 27/12/2024 ghi nhận thị trường thế giới được thúc đẩy bởi căng thẳng địa chính trị.
Cục Lễ tân Nhà nước tiếp nhận bản sao Ủy nhiệm thư bổ nhiệm Đại sứ Zimbabwe tại Việt Nam

Cục Lễ tân Nhà nước tiếp nhận bản sao Ủy nhiệm thư bổ nhiệm Đại sứ Zimbabwe tại Việt Nam

Ngày 25/12, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ ...
Trung Quốc phát hiện tàn tích con đường trong thành phố cổ niên đại hơn 3.000 năm

Trung Quốc phát hiện tàn tích con đường trong thành phố cổ niên đại hơn 3.000 năm

Các nhà khảo cổ học phát hiện ra tàn tích của một con đường cổ có niên đại hơn 3.000 năm tại di tích Yin, ở tỉnh Hà Nam, miền ...
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Phiên bản di động