Nhỏ Bình thường Lớn

Chiêm ngưỡng báu vật Champa tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

60 hiện vật tiêu biểu bằng chất liệu quý thuộc giai đoạn hưng thịnh nhất của Champa sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia trong thời gian tới.
Chiêm ngưỡng Báu vật Champa tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Triển lãm “Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian” sẽ chính thức mở cửa trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia từ ngày 28/8.

Từ ngày 28/8 đến tháng 10/2024, triển lãm “Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Champa là quốc gia cổ đại từng tồn tại từ năm 192 đến năm 1832 ở khu vực miền Trung Việt Nam ngày nay. Văn hóa Champa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java cùng với những sáng tạo riêng đã tạo nên những đỉnh cao nghệ thuật như phong cách Mỹ Sơn, Đồng Dương, Tháp Mẫm...

Nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc còn tồn tại đến ngày nay cho thấy Ấn Độ giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của vương quốc Champa xưa.

Champa hưng thịnh nhất vào các thế kỷ thứ IX-X. Sau thế kỷ XV, trung tâm của vương quốc Champa dịch chuyển dần về phía Nam và mang sắc thái mới. Giai đoạn từ năm 1692 (khi chúa Nguyễn đặt Trấn Thuận Thành trên vùng đất Champa) đến năm 1832 (khi Champa chính thức sáp nhập vào Đại Nam dưới triều vua Minh Mạng), những vấn đề về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật Champa dường như còn ít được quan tâm nghiên cứu.

Theo đó, Bảo tàng đã cùng các đơn vị phối hợp nghiên cứu và lựa chọn hơn 60 hiện vật tiêu biểu bằng chất liệu vàng, bạc thuộc giai đoạn lịch sử này (thế kỷ XVII -XVIII) để giới thiệu tới công chúng, trong đó hầu hết các hiện vật lần đầu tiên được đưa ra trưng bày.

Trưng bày gồm 2 phần:

Phần 1 là tượng và linh vật tôn giáo; phần 2 là đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng tôn giáo, quyền uy hoàng tộc.

Phần 1 sẽ giới thiệu một số hiện vật tiêu biểu như: tượng thần Shiva, tượng nam thần, nữ thần, tượng thần Ganesha, tượng Phật, tượng Bồ tát Avalokitesvara, Linga - Yoni, kosalinga, đầu thần Shiva, tượng bò thần Nandin… bằng chất liệu vàng, bạc gắn đá quý.

Như những quốc gia cổ khác trong khu vực, Champa tiếp nhận và chịu ảnh hưởng cả hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Vì vậy, phổ biến nhất trong di sản Champa là các tượng thần, Phật và linh thú, linh vật của hai tôn giáo này.

Phần 2 giới thiệu những hiện vật thuộc loại hình đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng quyền uy hoàng tộc và tôn giáo, gồm: khuyên tai, nhẫn, dây chuyền, trâm cài tóc, lược, vòng tay, bao tay, thắt lưng, hộp đựng đồ trang sức, các đồ đội dạng mũ, vương miện, bịt tóc... được trang trí những biểu tượng mang tính tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống của nghệ thuật Champa, đặc biệt là các vị thần Hindu giáo như: thần Brahma, thần Visnu, thần Shiva, thần Ganesha, bò thần Nandin, chim thần Garuda, rắn thần Naga…

Đây là những vật dâng cúng cho thần linh hoặc được sử dụng trong hoàng tộc Champa. Những hiện vật này đều được thể hiện rất tinh mĩ với trình độ chế tác kim hoàn kỹ thuật cao, có giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc biệt.

Thông qua trưng bày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn công chúng trong và ngoài nước có cơ hội thưởng lãm các cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc và hiểu biết sâu sắc hơn về một giai đoạn của lịch sử văn hóa của Champa dường như còn ít được biết tới, từ đó, biết trân trọng, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bên cạnh đó, trưng bày còn góp phần tiếp tục đẩy mạnh vai trò của Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng như các bảo tàng công lập trong việc phối hợp, hỗ trợ để các bảo tàng, sưu tập tư nhân có điều kiện phát huy giá trị di sản tới rộng rãi công chúng.

Chinh phục ‘nóc nhà châu Phi’

Chinh phục ‘nóc nhà châu Phi’

Kilimanjaro, đỉnh núi cao nhất châu Phi, là điểm đến vô cùng hấp dẫn cho những người yêu thích chinh phục và khám phá thiên ...

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì: ‘Bức tranh’ thổ cẩm đầy sắc màu giữa lưng chừng trời

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì: ‘Bức tranh’ thổ cẩm đầy sắc màu giữa lưng chừng trời

Sự hòa quyện của thiên nhiên cùng sự khéo léo của con người đã tạo nên một Hoàng Su Phì được ví như một kiệt ...

An Giang: Nét đẹp vùng biên Châu Đốc mùa nước nổi

An Giang: Nét đẹp vùng biên Châu Đốc mùa nước nổi

Như một lời ‘hò hẹn’ của thiên nhiên, mùa nước nổi hằng năm mang đến cho Châu Đốc (An Giang) cảnh đẹp dung dị, sản ...

Lào Cai: 'Thế' và 'Lực' mới trong đầu tư phát triển

Lào Cai: 'Thế' và 'Lực' mới trong đầu tư phát triển

Hình ảnh một Lào Cai phát triển mạnh mẽ, hiện đại và bền vững đang ngày càng hiện hữu…

Đánh thức tiềm năng của 'xứ Dừa' Bến Tre

Đánh thức tiềm năng của 'xứ Dừa' Bến Tre

Với tiềm năng và lợi thế về kinh tế biển và kinh tế vườn, nguồn nhân lực trẻ dồi dào, có tay nghề cần cù, ...

(theo Cổng TTĐT Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)