Điều làm nên sự khác biệt của Điện Biên Phủ là sự cam kết về tính chân thực. (Nguồn: YouTube) |
Chiến dịch Điện Biên Phủ là một bước ngoặt lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của Việt Nam. 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng của quân dân ta tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà làm phim nước ngoài.
Với tư cách một cựu chiến binh quay trở lại Việt Nam làm phim năm 1992, nhà làm phim người Pháp từng tâm sự: “Lúc nào, trong đầu tôi cũng nghĩ đến việc làm một bộ phim về Điện Biên Phủ… Có lúc tôi lưỡng lự, thậm chí từ chối sử dụng chiến trường thực tế để làm trường quay bởi tôi sẽ không phá hủy những cánh đồng lúa xinh đẹp của Việt Nam thêm một lần nữa".
Điều làm nên sự khác biệt của Điện Biên Phủ là sự cam kết về tính chân thực. Là một người lính trực tiếp tham chiến phía bên kia chiến tuyến, đạo diễn Pierre Schoendoerffer đã mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy đủ và chân thực đến từng chi tiết về 56 ngày đêm chiến đấu.
Kỹ thuật quay phim gai góc cùng thiết kế âm thanh sống động của bộ phim đưa người xem vào những pha hành động dày đặc, truyền tải sự hỗn loạn đến kinh ngạc của chiến tranh.
Từ những chiến hào bụi bặm đến tiếng súng chói tai, mọi khung hình đều ngập tràn sự nguyên sơ của trận chiến khiến người xem như được sống lại một thời.
Bộ phim cũng tập trung khắc họa bức chân dung đầy sắc thái về những cá nhân bị cuốn vào vòng xoáy của lịch sử. Hình ảnh những viên chỉ huy Pháp gào thét; những sĩ quan Pháp mệt mỏi không ra trận, mất điểm tựa khi nhận ra sự phi nghĩa của cuộc chiến; những chiến binh Việt Minh kiên cường chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc…tất cả góp phần tạo nên những thước phim bi tráng.
Trong bộ phim tiếng Pháp ấy, người xem dường như bắt gặp hình bóng của chính Schoendoerffer ngày nào - một chàng phóng viên quay phim mặt trận, một hình ảnh tiêu biểu của lớp thanh niên Pháp thời đó.
Có thể nói, với người Pháp, bộ phim Điện Biên Phủ của người đạo diễn tài ba Pierre Schoendoerffer như một lời nhắc nhở “để không bao giờ quên, không bao giờ lặp lại” về những năm tháng khói lửa mịt mù của chiến tranh.
Bộ phim như một kiệt tác điện ảnh vượt xa sự thương mại hóa của điện ảnh phương Tây đơn thuần, mang đến cho khán giả những suy ngẫm sâu sắc, một cái nhìn mới cho cả một thế hệ thanh niên Pháp lúc bấy giờ.
Từ một góc độ riêng biệt, bức tranh toàn cảnh về chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam dần dần được hoàn thiện trong mắt bạn bè quốc tế.
Đạo diễn Pierre Schoendoerffer (1928 - 2012) là tác giả của một loạt những tác phẩm lớn như Le Crabe Tambour (năm 1977), L'honneur d'un capitaine (năm 1982) và Điện Biên Phủ (năm 1992). Năm 1967, bộ phim La Section Anderson (Phân đội Anderson) của ông đã được giải Oscar phim tư liệu hay nhất. |
| 70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta ... |
| Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: 56 ngày đêm 'khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt' Ngày 13/3/1954, sau khi công tác chuẩn bị hoàn thành, quân ta nổ súng tiến công, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến dịch ... |
| Cú hích quan trọng để kinh tế - xã hội và du lịch Điện Biên khởi sắc Đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2024 là cơ hội mà Điện Biên đang nắm bắt được để tạo nên một sự bứt phá ... |
| Năm Du lịch Quốc gia 2024: Bước đột phá tạo nên ‘mùa hoa’ trong phát triển kinh tế Điện Biên Để khai thác tốt hiệu ứng từ Năm Du lịch Quốc gia, thu hút du khách và doanh nghiệp về miền hoa ban, tỉnh Điện ... |
| Lễ hội Hoa Ban năm 2024: Nhiều hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao tại Khu vực di tích Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Lễ hội Hoa Ban 2024 hứa hẹn sẽ có những điểm nhấn đặc sắc, nét mới lạ, thu hút, mời gọi du khách trong và ... |