Chiến lược 'ngoại giao Nixon' và nỗ lực tập hợp đồng minh châu Âu của Tổng thống Mỹ Joe Biden

Thanh Tú
Giáo sư Melvyn B. Krauss* đã có bài phân tích trên trang Project Syndicate về nỗ lực áp dụng chiến lược "ngoại giao Nixon" của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc tập hợp đồng minh châu Âu chống lại Trung Quốc và hàn gắn quan hệ với Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Mỹ Joe Biden vận dụng thành công chiến lược 'ngoại giao Nixon'
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp ngày 16/6 tại Geneva, Thuỵ Sỹ. (Nguồn: Getty Images)

Bài toán Trung Quốc đã tìm được lời giải

Nhiệm vụ chiến lược cấp thiết của Tổng thống Mỹ Joe Biden khi tổ chức một loạt hội nghị thượng đỉnh ở châu Âu thời gian gần đây là thiết lập một mặt trận thống nhất gồm các quốc gia phương Tây để đối phó với Trung Quốc.

Ba tuần sau chuyến công du châu Âu, giới quan sát cho rằng, ông Biden đã giải quyết thành công bài toán khó nhằn này.

Hiện giờ, về cơ bản, Mỹ, Pháp và Đức đã cùng một chiến tuyến. Mỗi quốc gia đều nhận thức được rằng, sự đồng thuận quốc tế là điều cần thiết để buộc Trung Quốc phải kiềm chế các hành vi gây hấn.

Trong bài phát biểu kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện rõ quan điểm khi lên tiếng cảnh báo, bất kỳ ai nỗ lực ngăn cản sự đi lên của quốc gia này đều sẽ bị “sứt đầu mẻ trán trước bức thành đồng Vạn lý Trường thành”.

Tại châu Á, nhiệm vụ chiến lược cấp thiết của Washington là tập trung hơn nữa vào Bộ tứ, gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.

Cuối tháng 6, Mỹ và Nhật Bản đã thực hiện diễn tập hải quân chung. Tại châu Âu, cả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) đều coi Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự, cho dù trước đó 2 tổ chức này luôn tránh đưa ra các cam kết “ngoài khu vực”.

Quan hệ Trung Quốc-Australia: Khi lợi ích quốc gia và lợi ích kinh tế được đặt lên bàn cân

Quan hệ Trung Quốc-Australia: Khi lợi ích quốc gia và lợi ích kinh tế được đặt lên bàn cân

Lôi kéo Nga là ưu tiên của Mỹ

Mặc dù Tổng thống Biden đã đạt được nhiều thành tựu trong việc tạo dựng sự đồng thuận chung để đối phó với Trung Quốc, song ông mới chỉ bước đầu giải quyết được vấn đề hóc búa nhất trong chính sách của mình, đó là thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng, Nga sẽ đảm bảo được lợi ích an ninh quốc gia khi “rời xa” Trung Quốc.

Hiện giờ, việc “lôi kéo” Tổng thống Putin rõ ràng là một ưu tiên quan trọng đối với Mỹ.

Kể từ sau cuộc họp thượng đỉnh với ông Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi "cài đặt lại" quan hệ giữa EU và Nga.

Tuy nhiên, đề xuất “EU hàn gắn quan hệ với Nga” đã vấp phải sự phản đối gần như quá khích của Hà Lan, các quốc gia Baltic và Ba Lan. Đáp lại những lời chỉ trích đó, bà Merkel nêu rõ: “Các cuộc đối thoại với Tổng thống Nga không phải một dạng phần thưởng”.

Tin liên quan
Quan hệ Mỹ-EU thời Tổng thống Joe Biden: Mối lương duyên không dễ chối bỏ Quan hệ Mỹ-EU thời Tổng thống Joe Biden: Mối lương duyên không dễ chối bỏ

Giới phân tích cho rằng, những thay đổi chính sách mang tính đột ngột hiếm khi được “thấu hiểu” ngay từ ban đầu.

Khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon thiết lập quan hệ với Trung Quốc cách đây 50 năm, ông đã “châm ngòi” cho một loạt phản ứng gay gắt từ các đồng minh của Mỹ. Nhật Bản khi đó thậm chí còn phản đối mạnh mẽ hơn so với Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan hiện nay.

Ngày nay, sáng kiến "ngoại giao Nixon" được nhớ tới như một trong những đột phá chiến lược lớn nhất thời kỳ hậu chiến.

“Sự mở cửa của Trung Quốc” xuất phát từ thực tế là cả Tổng thống Nixon và Chủ tịch Mao Trạch Đông đều coi Liên Xô là hiểm họa lớn nhất đối với mỗi quốc gia.

Bằng cách thiết lập quan hệ ngoại giao, Bắc Kinh và Washington có thể buộc Liên Xô (khi đó vừa xâm lược Tiệp Khắc và xung đột biên giới với Trung Quốc) phải “suy nghĩ lại” về chính sách gây hấn của mình.

Và hai nước này đã thành công. Những năm sau đó, Liên Xô đã giảm mạnh số lượng quân đội triển khai dọc biên giới với Trung Quốc và tham gia ký kết các hiệp ước vũ khí hạt nhân quan trọng với Mỹ.

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Mỹ-Trung: Ván bài 'đỏ nhiều hơn đen' của Tổng thống Joe Biden

Quay trở lại hiện tại. Ông Putin được cho là có khá nhiều lý do để hợp tác với ông Biden.

Và một vài lý do trong số đó cũng hấp dẫn tương tự như những thứ đã khiến Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai chấp nhận lời đề nghị của Tổng thống Nixon.

Trước hết, do Nga hiện nay đang trong tình trạng bị cô lập hơn so với Liên Xô trước đây, nên Moscow đã trở nên phụ thuộc vào Bắc Kinh.

Trong khi đó, quốc gia hưởng lợi chủ yếu từ chính sách chống phương Tây của ông Putin trong suốt thập kỷ qua không phải là Nga, mà là Trung Quốc.

Nếu đưa được Moscow thoát khỏi các biện pháp trừng phạt mà phương Tây đã áp đặt đối với nền kinh tế của xứ sở bạch dương, ông Putin có thể giúp nền kinh tế Nga đảo ngược tình trạng trì trệ và đình đốn.

Trên thực thế, giống như nhiều nhân vật khác trong các cơ quan an ninh của Nga, ông Putin ý thức được rằng, Nga được lợi rất ít từ mối quan hệ với Trung Quốc.

Mặc dù Bắc Kinh đã đầu tư rất lớn vào các doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới hầu hết thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, song chỉ một lượng nhỏ tiền của Trung Quốc được đổ vào Nga - đất nước vốn đang rất cần số tiền này để giảm bớt các tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Hơn nữa, bất chấp những lợi ích mà ông Putin có thể nhận được từ mối quan hệ tốt đẹp hơn với phương Tây, có thể nhà lãnh đạo Nga vẫn không “xa rời” Trung Quốc, nếu điều đó mang lại rủi ro đối với quyền lực và sự an toàn của cá nhân ông.


*Melvyn B. Krauss là Giáo sư Kinh tế danh dự tại Đại học New York và là thành viên cao cấp tại Viện Hoover, Đại học Stanford, Mỹ.

Trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Nga, ông Biden bất ngờ cam kết 'sát cánh' cùng châu Âu chống Nga

Trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Nga, ông Biden bất ngờ cam kết 'sát cánh' cùng châu Âu chống Nga

Mỹ sẽ sát cánh với các đồng minh châu Âu chống lại Nga. Cam kết này được Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra trước ...

Mỹ-châu Âu: Khi đồng minh chưa đủ tin cậy

Mỹ-châu Âu: Khi đồng minh chưa đủ tin cậy

Vụ Mỹ nghe lén các đồng minh EU và NATO bung ra vào thời điểm ngay trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công du ...

(theo project-syndicate.org)

Đọc thêm

XSMN 19/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngay 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4/2024. xổ số ngay 19 tháng 4

XSMN 19/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngay 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4/2024. xổ số ngay 19 tháng 4

XSMN 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xo so mien nam. SXMN 19/4. kết quả xổ số ngày 19 tháng ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 20/4/2024: Xử Nữ gặp vận đào hoa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 20/4/2024: Xử Nữ gặp vận đào hoa

Tử vi hôm nay 20/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 19/4 - SXMN 19/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 19/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 19/4 - SXMN 19/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 19/4/2023. kết quả xổ số ngày 19 tháng 4. xổ số hôm nay 19/4. SXMN 19/4. XSMN ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Honda mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Honda mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Honda của các dòng City 2021, HR-V 2021, CR-V 2021, HR-V 2022, Accord 2021, Brio 2021, Civic 2021, Accord 2022, Civic 2022, Civic Type R 2022, ...
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giỗ Tổ Hùng Vương 2024: Kiều bào tại Nga thành kính tưởng nhớ các Vua Hùng

Giỗ Tổ Hùng Vương 2024: Kiều bào tại Nga thành kính tưởng nhớ các Vua Hùng

Hòa chung không khí của hàng triệu người Việt Nam ở trong và ngoài nước hướng về cội nguồn dân tộc nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch).
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động