TIN LIÊN QUAN | |
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung đi vào giai đoạn nước rút | |
Tổng thống Trump: Các loại thuế đang gây tổn hại lớn tới Bắc Kinh và Mỹ có thể kéo dài thời hạn đạt thỏa thuận |
Đây là cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mỹ đang chiếm lợi thế là bên “nổ súng trước”. Còn Trung Quốc có vẻ như đang ra sức chống đỡ và bảo vệ nguyên trạng, vì chỉ cần như thế là đã đủ để đảm bảo cho Bắc Kinh có một kết quả tăng trưởng khả quan.
Ngày 1/3 tới đây, sau một thỏa thuận “ngừng bắn” kéo dài 90 ngày, nếu không có động thái hay phán quyết nào mới, thuế quan của Mỹ đánh vào 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tự động tăng từ 10% lên 25%.
Kinh tế - lợi thế đang thuộc về Mỹ
Năm 2018, tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba thập kỷ qua. Nền kinh tế Trung Quốc đã lộ rõ điểm yếu là phụ thuộc quá lớn vào thương mại. Mặc dù thuế quan của Mỹ chưa gây thiệt hại trực tiếp cho nền kinh tế Trung Quốc, nhưng dường như Bắc Kinh đã bị Washington kiểm soát lĩnh vực xuất khẩu, chẳng hạn như các sản phẩm bán dẫn. Nếu không ngăn chặn được mức thuế mới, những thiệt hại mà Bắc Kinh phải chịu chắc chắn sẽ không dừng lại ở đây.
| |
Còn tại nền kinh tế số 1 thế giới, đã xuất hiện những cảnh báo về sự suy thoái theo chu kỳ. Và người ta bắt đầu lo ngại về những gói thuế trả đũa từ Bắc Kinh, có thể bóp nghẹt một số lĩnh vực trong nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, số lượng việc làm đang gia tăng mạnh mẽ đã củng cố niềm tin của Tổng thống Trump rằng, cuộc chiến thương mại này sẽ chẳng có gì nguy hiểm đối với nền kinh tế Mỹ.
Về chính trị, lợi thế đang nghiêng về Trung Quốc
Không chịu sức ép mang tính nhiệm kỳ, nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn dễ bị “tổn thương“ trước nhận thức của công chúng. Một số lợi ích của Trung Quốc được cho là đã bị đe dọa bởi cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ đang phải đối mặt nhiều hơn với áp lực chính trị ở trong nước. Ông đang tìm kiếm cơ hội tái đắc cử trong nhiệm kỳ tiếp theo vào năm 2020, trong khi tỷ lệ ủng hộ đang ở mức thấp. Ông cũng đang phải ra sức “chiến đấu“ với phe Dân chủ đang “hồi sinh“ và đang nắm quyền kiểm soát Hạ viện.
| |
Tổng thống Mỹ cần có một thỏa thuận không làm giảm cam kết cứng rắn của ông đối với Trung Quốc. Tweet trên trang cá nhân, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh, “Trung Quốc đã lợi dụng Mỹ về thương mại trong nhiều năm qua. Họ nên biết rằng, tôi chính là người biết cách ngăn chặn điều đó. Sẽ sớm có sự trả đũa mạnh mẽ về kinh tế đối với Bắc Kinh nếu các nông dân, chủ trang trại và/ hoặc công nhân của chúng ta là những người phải chịu thiệt hại.
Trên mạng xã hội, Tổng thống Trump nhấn mạnh “Thời gian mà nước Mỹ bị xâu xé bởi các quốc gia khác đã qua!“. (Nguồn: FT) |
Trong một chia sẻ khác trên mạng xã hội, Tổng thống Trump phân tích, nếu ô tô Mỹ xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc phải chịu thuế 25%. Trong khi đó, ô tô Trung Quốc ở thị trường Mỹ chỉ phải chịu mức thuế 2%. Đó có phải là công bằng hay không? “Thời gian mà nước Mỹ bị xâu xé bởi các quốc gia khác đã qua!", Tổng thống Trump khẳng định.
Xét về mặt thị trường - lợi thế dường như lại thuộc về Trung Quốc
Tại Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp tư nhân khốn khó vì nền kinh tế đi xuống và sự sụp đổ của các ngân hàng.
Còn tại Mỹ, hoạt động của thị trường chứng khoán đã trở thành “hàn thử biểu“ về các chính sách của Tổng thống. Năm 2017, ông Trump khoe trên Twitter rằng, thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng gần 20% kể từ cuộc bầu cử Tổng thống. Năm 2018, Tổng thống viết, “Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng gần 40% kể từ cuộc bầu cử Tổng thống, với 7 nghìn tỷ USD đóng góp cho nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Niềm tin đang ở mức cao nhất.“
| |
Năm 2019, Tổng thống Trump lại viết rằng, "Nền kinh tế là một trong những điều tốt nhất trong lịch sử của chúng ta, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất 50 năm và thị trường chứng khoán liên tục phá vỡ các kỷ lục – và tất cả những gì bạn nghe thấy ngày hôm qua, đều dựa trên những câu chuyện giả mạo, đã được đem ra để luận tội. Họ muốn nhìn thấy thị trường chứng khoán sụp đổ, để luận tội Trump!"
Tuy nhiên, trên thực tế, tính từ ngày 20/1/2017 đến 20/1/2019, diễn biến của thị trường chứng khoán trong nhiệm kỳ hiện tại của Tổng thống Donald Trump đã tăng tổng cộng 18%. Đây là con số gần như thấp nhất trong các đời Tổng thống Mỹ, trừ cựu Tổng thống George W. Bush trong nhiệm kỳ từ 2001 đến 2009.
Những thành công trong điều hành luôn được Tổng thống Trump cập nhật kịp thời trên Twitter. (Nguồn: FT) |
Những chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp như giảm thuế, giảm bớt quy định và chi hạ tầng đã đưa Dow Jones từ 18.332 điểm hôm 8/11/2016 lên 21.000 điểm vào tháng 3/2017. Thành tựu nổi bật của ông Trump – cải tổ thuế - đã khiến thị trường bùng nổ quá mức. Dow Jones cuối cùng đã tăng lên trên 26.000. Tăng trưởng kinh tế vượt 4% vào giữa năm 2018. Lợi nhuận doanh nghiệp cũng thăng hoa, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống.
Tuy nhiên, đà tăng đó cũng đã mất dần bởi chính những chính sách của Tổng thống trong năm 2018. Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ phát động tạo ra bất ổn sâu sắc. Chính sách thuế và chi tiêu đe dọa làm nền kinh tế quá nóng, buộc Fed phải can thiệp bằng cách tăng lãi suất. Chứng khoán Mỹ liên tục xác lập các mức thấp kỷ lục mới. Trong năm 2018, S&P 500 đã có năm tệ nhất một thập kỷ, còn chỉ số Dow Jones đã liên tục có những xáo trộn và điều chỉnh lớn. Người ta đã so sánh những hỗn loạn trên thị trường chứng khoán Mỹ ở thời điểm hiện tại có cường độ tương đương với hai cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1987 và 2008.
Chỉ số Dow Jones liên tục có những xáo trộn và điều chỉnh lớn. (Nguồn: FT) |
Hai năm đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump vừa trôi qua. Tuy nhiên, trong tuần gần cuối năm 2018, người ta mới nhìn thấy rõ những tác động khủng khiếp nhất từ những quyết sách của chính quyền Trump, những thứ khiến cả nước Mỹ, ở tất cả các bên, cảm thấy lo ngại.
Ở thời điểm hiện tại nỗi lo sợ chứng khoán tiếp tục trượt dốc đang bao trùm phố Wall. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại, Brexit gặp nhiều cản trở và cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ cùng với đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ đang bị đảo ngược là những nguyên nhân chính khiến nỗi sợ hãi bao trùm chứng khoán Mỹ.
Chuyên gia Peter Mallouk nhận định: "Hiện tại, thị trường chứng khoán chẳng hề quan tâm đến những tín hiệu tốt. Nó khiến người ta nghĩ đến một kịch bản tồi tệ hơn trong tương lai. Nỗi sợ bao trùm và nhiều người chọn cách ngồi ngoài để quan sát tình hình".
Dự báo, sự sụt giảm hơn nữa của thị trường có thể tiếp tục gây áp lực cho Tổng thống Trump.
Tóm lại, xét trên cả ba yếu tố kinh tế, chính trị và thị trường, trong bối cảnh thời hạn đình chiến 1/3 đang đến rất gần, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung của Tổng thống Trump đang có lợi thế nghiêng về nước Mỹ. Nhưng theo nhận định của phe Dân chủ, chính sách thương mại thực sự của Tổng thống đang khiến công nhân, người tiêu dùng, nông dân và cả các doanh nghiệp Mỹ phải trả giá đắt cho những nhượng bộ ít ỏi từ phía Trung Quốc. Và trên thực tế, "với tỷ số 1-2", Trung Quốc mới là bên đang có những ưu thế.
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung kết thúc mà không có tuyên bố nào Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết Washington đã có những cuộc trao đổi “hữu ích” với Bắc Kinh về tranh chấp thương ... |
Mỹ xem xét kéo dài thời hạn đình chiến thương mại thêm 60 ngày Ngày 14/2, hãng Bloomberg đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc khả năng kéo dài thời hạn chót cho "thỏa thuận đình ... |
Mỹ, Trung Quốc bắt đầu vòng đàm phán thương mại cấp cao mới trước thời hạn chót Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu vòng đàm phán thương mại cấp cao mới tại Bắc Kinh sáng 14/2. |